(Lichngaytot.com) Việc chùa thiêng thường ở trên núi phù hợp với tiêu chí: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa vì những yếu tố đó hội tụ yếu tố cơ bản trước khi muốn hướng tới sự linh thiêng cho các ngôi chùa từ xưa tới nay.
Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng
Tại Việt Nam
Chúng ta nổi tiếng với quần thể tâm linh Fansipan - được xem là nóc nhà Đông Dương, có độ cao hơn 3000m so với mực nước biển. Bao gồm 12 công trình mang đậm kiến trúc của những ngôi chùa Việt cổ Bắc Bộ thế kỷ XV-XV.
Đỉnh cao 3143m của Việt Nam là một trong những điểm mốc trên đường kinh mạch khởi phát từ nóc nhà Thế giới đến tận Vịnh Mindanao Phillippines, hội tụ trong mình đầy đủ tinh hoa, linh khí của đất trời.
Quần thể khiến du khách như lạc vào chốn linh thiêng, an lạc với con đường La Hán trầm mặc uy nghiêm trong sương mờ; Đại tượng Phật A Di Đà từ bi bao quát vạn thế hay những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú như Phật quang, biển mây…
Không những thế, miền Bắc nổi tiếng với chùa Đồng Yên Tử nằm trong quần thể Trúc Lâm Yên Tử tọa lạc trên đỉnh Yên Sơn với độ cao 1068m so với mực nước biển. Đây là vị trí hội tụ linh khí của đỉnh Bạch Vân Sơn nên quanh năm mây vờn gió cuộn. Vốn là “vùng đất thánh” của Thiền phái Trúc Lâm, không gian thanh tịnh và cách biệt với nhân gian của Yên Tử là nơi lý tưởng để người tu thiền đạt đạo.
về phía Nam, Linh Sơn Tiên Thạch Tự trên sườn núi Bà Đen nằm cách thị xã Tây Ninh khoảng 8 km, được biết đến như là nóc nhà của vùng Nam Bộ, với đỉnh cao nhất là 986m, diện tích 24km2, được hình thành bởi ba ngọn núi: núi Heo, núi Phụng, núi Bà Đen.
Đây là ngôi chùa cổ hơn 300 năm tuổi gắn liền với sự tích về sự hiển linh của Bà Đen không chỉ định danh cho cả một vùng đất mà còn gắn liền với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Linh Sơn của cư dân bản địa.
Nhìn từ xa, ngọn núi như một chiếc nón lá khổng lồ đang nằm úp xuống đồng ruộng xanh tươi bao la.Núi Bà Đen còn chứa đựng những câu chuyện huyền bí về đức tin, tín ngưỡng của người dân Tây Ninh khiến du khách đổ về đây đông đảo.
Tại Trung Quốc
Trên đỉnh núi Phạm Tịnh, nơi cao nhất của dãy núi Vũ Lăng ở Tây Nam Trung Quốc là hai ngôi chùa cổ. Đây là một danh thắng rất khác biệt với hai ngôi chùa nhỏ xây trên đỉnh một chóp đá chẻ, nối với nhau bằng cây cầu hình vòm, nhìn hướng tới cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ.
Với lịch sử hơn 500 năm được xây từ thời nhà Minh, nằm ở độ cao khoảng 2.330 m so với mực nước biển, chùa Phật và chùa Di Lặc bị ngăn cách nhau bởi hẻm núi. Nhưng du khách có thể đi theo cầu đá để từ chùa này sang chùa bên kia.
Nhưng trước hết, để tới được chốn thiên đường này, du khách phải leo 8.888 bậc thang đá mất chừng 4 tiếng đi bộ mới đến chùa Phật nằm ở khu quần thể phía Nam. Sau đó mới tiếp tục qua cầu tới chùa Di Lặc nằm ở phía Bắc.
Do nằm ở độ cao bị cô lập trong nhiều năm nên đỉnh Phạm Tịnh sở hữu hệ sinh thái động thực vật rất phong phú. Thậm chí, một số loài có niên đại từ thời kỳ Đệ tam từ nhiều triệu năm trước.
Hay như Ngũ Đài Sơn tại tỉnh Sơn Tây, Trung QUốc, độ cao 3058m, được mệnh danh là “Thanh lương thế giới” của các tín đồ khi đã chứng kiến sự phát triển Phật Giáo trong suốt hai thiên niên kỷ qua. Kể từ đời Đường, Tống, các nhà sư từ khắp châu Á cũng thường hành hương về đây để dâng hương.
|
Hai ngôi chùa cổ cheo le trên núi Phạm Tịnh |
Tại Tây Tạng
Tu viện Rongbuk - tu viện nằm ở độ cao lớn nhất thế giới, độ cao 5.000m so với mực nước biển, đây cũng là một trong những điểm đến linh thiêng nhất của tín đồ Phật giáo Mật tông.
Tại Bhutan
Tu viện Paro Taktsang là ngôi đền nổi tiếng, địa điểm linh thiêng của Phật giáo nằm trên dãy Himalaya, cheo leo bên vách đá cao ngất giữa những tầng mây của thung lũng Paro, Bhutan.
Được xây dựng vào năm 1692, công trình còn là nơi tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của ngài Padmasambhava.
Quần thể tu viện gồm có 4 ngôi điện chính và những khu nhà ở được thiết kế khéo léo, tùy biến theo địa thế của các vách núi đá, hang động.
Xung quanh khu vực của tu viện Paro Taktsang hiện có 8 hang động. Mỗi ngôi điện còn có ban công, là nơi lý tưởng cho du khách ngắm nhìn thung lũng Paro tuyệt đẹp ở phía dưới.
Tại Myanmar
Chùa Đá Vàng hay chùa Kyaikhtiyo là một trong những điểm đến nổi tiếng, xếp trong hàng những kiệt tác thiên nhiên của Myanmar.
Chùa nằm trên đỉnh núi Kyaikhtiyo ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, tọa lạc trên khối đá hình trứng, chênh vênh trên sườn núi. Cả ngôi chùa và tảng đá đều được dát kín vàng.
Nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, du khách có cảm giác tảng đá khổng lồ có thể lăn xuống dưới bất cứ lúc nào. Thế nhưng nó vẫn đứng vững hàng nghìn năm nay, phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực.
Đáng ngạc nhiên ở chỗ, gắn liền với tảng đá vàng là truyền thuyết kỳ bí mà thú vị về Đức Phật tới nơi này truyền đạo.
Với các tín đồ Phật tử, cuộc hành hương về với ngôi chùa Đá Vàng luôn là một giấc mơ. Các Phật tử tới đây sẽ mang thêm những lá vàng dát vào tảng đá thiêng.
|
Chùa Đá vàng Ngôi chùa đẹp lung linh về đêm |
Lý do chùa thiêng thường ở trên núi
Đạo Phật: Phù hợp với ý nghĩa buông bỏ
Là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, Đạo Phật đã đóng góp không nhỏ trong vấn đề tâm linh cũng như để lại cho nhân loại hàng triệu công trình tuyệt vời bao gồm những ngôi chùa thiêng ở trên núi có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Chùa vốn là nơi tu tập cho các Phật tử nên những ngôi chùa ở trên núi cao mới phù hợp với tinh thần nguyên thủy của Phật Giáo. Theo triết lý của đạo Phật, đạo Lão (đạo giáo, Lão giáo) chùa, am, đình, tự, cung đều được xây ở nơi cao hoặc luôn có tường rào bao quanh.
Đạo Phật và Đạo giáo xem trong lục căn thanh tịnh, lục căn chính cái hình thành nên 5 giác quan con người, mắt, mũi, tai, miệng (lưỡi), thân (xúc giác) và cuối cùng thần kinh (não người).
Muốn tu hay muốn ngộ được Phật tính thì tâm phải tịnh, muốn tu tiên, đắc đạo thành tiên thành tiên thì tâm phải thanh tịnh, muốn thanh, muốn tịnh thì ít nhất 5 giác quan ấy không nên tiếp xúc quá nhiều với trần thế.
Theo đó, Phật Giáo nguyên thủy vốn chủ trương “xuất thế”. Người đi tu gọi là xuất gia, nghĩa là buông bỏ tất thảy mọi thứ thuộc về thế tục.
Nếu tu tại gia thì sẽ có nhiều yếu tố khách quan chi phối nên việc lục căn thanh tịnh là rất khó. Cho nên vì muốn lục căn thanh tịnh thì chùa chiền sẽ không bao giờ xây gần khu dân cư, phải được tách ra với nơi trần tục ấy, trên núi là tốt nhất vì ít người qua lại, còn nếu bắt buộc phải ở trong thành thị ngoài yếu tố cao (trên núi) thì còn phải có tường rào để tách biệt. Các am, chùa, tự, cung, quán, đình của Phật giáo lẫn Đạo giáo đều có 2 đặc điểm trên (trên cao, tách biệt).
Từ đó, con người mới dễ dàng buông bỏ tất thảy mọi thứ thuộc về thế tục, xa lánh cám dỗ bụi trần để tu tập, nhanh chóng tìm được con đường Giác Ngộ.
Phong thủy: Hội tụ linh khí
Khi chọn địa điểm xây dựng chùa đền cổ các kiến trúc sư chú trọng đến phong thủy trước tiênm nơi có phong thủy tốt đều là những nơi có dân cư thưa thớt nằm trên núi cao, bốn phía mây khói ngập tràn, phảng phất như ở trong tiên giới.
Không khí càng trên cao càng sạch và trong lành nhờ đó vạn vật sinh trưởng tự nhiên tươi tốt, vì thế địa hình trên núi đối với các ngôi chùa được xem là một trong những nơi lý tưởng, có phong thủy tốt, nhận được nhiều năng lượng từ đất trời, tạo ra không khí trang trọng uy nghiêm.
Bên cạnh đó, nếu chùa, đền ở trên núi cao, những tu sĩ có thể đứng cao, nhìn xa, rất có lợi cho tăng nhân, đạo sĩ tu hành.
Hơn nữa, núi càng cao, khoảng cách với bầu trời càng gần. Đối với người xưa, điều đó là cực tốt, có thể thuận lợi hơn trong việc nghênh tiếp thần tiên.
Không chỉ thế, ở vị trí cô lập và có tầm nhìn tự nhiên, bao quát rộng, những đền chùa, miếu mạo này sẽ khiến cho những tín đồ đến thăm vui vẻ, thoải mái, buông lỏng âu lo, cởi tâm trí hơn.
Từ góc độ phong thủy, việc xây chùa cạnh các điểm tụ khí thiêng thì luôn được vượng khí, chùa sẽ linh thiêng và trường tồn cùng năm tháng.
Thêm một lý do khác là trong chùa thờ nhiều vị Quan âm, Bồ Tát... để tỏ lòng thành kính thì chùa thường được đặt ở nơi linh thiêng và thường ở trên cao.