Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cách Đức Phật dạy con dễ hiểu và vô cùng sâu sắc

Thứ Tư, 25/09/2019 09:58 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cách Đức Phật dạy con cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và rất đáng để chúng ta học tập và noi theo. Ngài chỉ dùng những hình ảnh cụ thể, thiết thực để cho con nhìn thấy chúng một cách trực quan, sinh động chứ không đơn giản là lời nói sáo rỗng.

Việc dạy con trẻ là việc khá khó khăn vì chúng cây non luôn cần uốn nắn vì không thể để chúng mọc tự nhiên nhưng cũng không thể mạnh tay quá khiến cái cây bị gãy. Vậy chúng ta thử học cách Đức Phật dạy con - La Hầu La như thế nào nhé.

Sau khi đạt Chính Đẳng Chính Giác, Đức Phật đã trở về kinh thành. Cậu con trai theo lời mẹ dạy, đã chạy đến bên cha để xin thừa hưởng gia tài. Đáp lời La Hầu La, Đức Phật nhận con làm đệ tử, kể từ đó La Hầu La đã được thừa hưởng con đường đi của cha mình – con đường dẫn đến giải thoát.

Ngài trở thành thầy dạy dỗ chính cho con trai của mình trong hầu hết quãng đời niên thiếu kể từ khi La Hầu La lên bảy tuổi và La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi. Quá trình dạy con của Ngài là một tiến trình liên tục của con đường dẫn tới giác ngộ. Quá trình trưởng thành của La Hầu La, vì vậy, đi đôi với tiến trình giác ngộ của Đức Phật. Xem thêm: Nhìn lại cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra tới khi tu thành chánh quả.
 
cach Duc Phat day con
 
 

Nói dối


La Hầu La xuất gia khi tuổi còn quá nhỏ lại có gốc gác vương giả nên khó có thể tu hành được như người lớn đã đủ trải qua thăng trầm của cuộc sống.

Lúc này, La Hầu La khoảng 10 tuổi, rất ngỗ nghịch, khi ở thành Vương Xá, một đôi lần vào dịp có quan đại thần, trưởng giả hay cư sĩ đến hỏi thăm Đức Thế Tôn hiện ở đâu thì Tôn giả nói dối để đùa vui.
 
Biết được hành vi của con mình nên Đức Phật sau khi tọa thiền xong, Ngài đến tìm con. La Hầu La lấy ghế mời cha ngồi, rồi mang đến một thau nước cho cha rửa chân, theo phong tục thời ấy. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi:
 
- Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?
 
- Dạ, con có thấy.
 
- Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.
 
Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói:

- Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.
 
Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói:

- Cuộc đời tu sĩ sẽ đảo lộn nếu như người đó cố tình nói dối.
 
Để bài học thêm sâu sắc hơn, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói:

- Đời tu sĩ sẽ trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.
 
La Hau duoc Duc Phat chi bao tan tinh
 
 
Sau đó Ngài dạy con:

- Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa. 
 
Sau đó, Đức Phật chỉ dẫn con làm sao để suy xét mọi hành động của mình. Ngài hỏi:
 
- Cái gương dùng để làm gì?
 
- Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi.
 
- Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho mình hoặc cho kẻ khác không. Nếu, sau khi suy xét, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.

Có thể thấy cách Đức Phạt dạy con không cần mắng chửi hay đòn roi, chỉ qua những hình ảnh cụ thể, Đức Phật đã hướng dẫn con trẻ phát triển lòng chính trực bằng cách nhận ra lỗi lầm của mình. Và lòng chính trực đó tuỳ thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ soi xét lỗi lầm của con mình ra sao. 
 

Buông bỏ, không cố chấp

 
Năm 18 tuổi, La-hầu-la trở thành một thanh niên có phong độ uy nghiêm khả kính, thân tướng đẹp đẽ, dung mạo phi phàm. Một lần trên đường trì bình khất thực cùng Đức Phật, La-hầu-la khởi lên ý nghĩ: “Ta cũng đẹp như Đức Thế Tôn. Thân tướng của Đức Thế Tôn vô cùng đẹp đẽ và thân tướng của ta cũng vậy”.

Trong lúc đi, La Hầu Ha chợt thấy hãnh diện về vẻ đẹp của mình, và Đức Phật đã đọc được tư tưởng đó.

Ngài nói với con: Nhìn bằng con mắt của tuệ giác, cái thân này không phải là tôi, không phải là của tôi, không phải là tự ngã của tôi. Rồi Đức Phật giảng tiếp: ta phải loại bỏ hết tất cả tưởng, hành, thức cũng như bất cứ ý niệm nào về tôi, của tôi, và tự ngã của tôi.

Nghe những lời dạy này xong, La Hầu La cảm thấy hổ thẹn, lui về thiền viện, và không thiết gì đến việc ăn uống suốt ngày hôm đó. Tôn giả Xá-lợiphất, vốn là vị được Đức Phật giao nhiệm vụ giám hộ La Hầu La, thấy vậy, bèn bảo La-hầu-la hãy tu tập sự tu tập Nhập tức xuất tức niệm.

Tối hôm đó, sau khi bị Đức Phật quở trách, La Hầu La đến xin cha dạy cho mình phương pháp thiền quán hơi thở.

Trước hết, Đức Phật dùng thí dụ để minh hoạ làm sao để buông xả trong lúc thiền định. Ngài phân tích hạnh của đất, của nước, của lửa, của gió và của hư không; tiếp đó Ngài khuyên La-hầu-la hãy tu tập theo hạnh của các giới ấy.
 
Ngài nói: "Con phải thiền làm sao giống như đất vậy: đất không cảm thấy phiền vì bất cứ một thứ gì đổ lên đó. Vì vậy, nếu con tập thiền giống như đất, con sẽ không có cảm giác vui thích hay không vui thích về bất cứ một điều gì. 

Hãy tập thiền như nước, như lửa, như gió, và như không gian: tất cả đều không cảm thấy phiền bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích. Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả".
 
Đức Phật dạy cho con về quán tâm từ như là một phương thuốc giải độc trừ khử ác tâm, về tâm bi để vượt thắng sự tàn ác, về tâm hỷ để thuần phục những sự bất toại nguyện, và về tâm xả để ngăn chặn những bất an, thương ghét. Sau đó, Ngài mới bắt đầu dạy cho con phép quán niệm hơi thở qua 16 giai đoạn.
 
Có thể thấy, để giáo dục trẻ, cũng nên để trẻ tự lập, biết tự suy nghĩ, tự hành động, tự chịu trách nhiệm, người cha chỉ hướng dẫn, trông coi để tránh con cái lầm đường lạc lối. Tham khảo: Đức hi sinh vợ của Đức Phật đâu phải người phụ nữ nào cũng làm được
 
hoc tap theo cach duc phat day la hau
 

Tuệ Giác


Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ.
 
Khi con 20 tuổi, Đức Phật biết rằng con trai của mình đã gần đến bờ giải thoát, Đức Phật đã hướng dẫn La Hầu La trả lời một loạt những câu hỏi về tuệ giác giải thoát.

Ngài đi bộ cùng với con vào sâu trong rừng. Ngồi dưới gốc một cây đại thụ già cỗi, hướng dẫn La Hầu La một cuộc pháp đàm rất kỹ về thuyết vô ngã. Đối với một người đã đạt đến trình độ tu tập cao như La Hầu La, thì những tư tưởng nằm sâu trong tiềm thức về cái ngã là chướng ngại cuối cùng của sự giải thoát.

Khi được Đức Phật giáo giới, La Hầu La  luôn ý thức một cách sâu sắc; với căn tánh thông minh, lanh lợi, Tôn giả luôn sửa chữa một cách chân thực và đạt được những thành tựu trên con đường tu học. Và đó chính là nấc thang cuối cùng giúp La Hầu La đạt đến sự giải thoát trọn vẹn, Ngài được coi là vị đầu tiên nhập Niết-bàn khi mới ngoài hai mươi tuổi.

Ngài hiểu rằng của cải, bạc vàng, danh vọng, địa vị là đầu mối của phiền não khổ đau, vì thế, không như những người cha mẹ thường trao cho con cái gia tài là của cải bạc vàng, Đức Phật để lại gia tài cho con mình là phước đức, trí tuệ, là sự nghiệp giác ngộ, giải thoát.

Kathy (Tổng hợp)
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X