Việc dạy con trẻ là việc khá khó khăn vì chúng cây non luôn cần uốn nắn vì không thể để chúng mọc tự nhiên nhưng cũng không thể mạnh tay quá khiến cái cây bị gãy. Vậy chúng ta thử học cách Đức Phật dạy con - La Hầu La như thế nào nhé.
Sau khi đạt Chính Đẳng Chính Giác, Đức Phật đã trở về kinh thành. Cậu con trai theo lời mẹ dạy, đã chạy đến bên cha để xin thừa hưởng gia tài. Đáp lời La Hầu La, Đức Phật nhận con làm đệ tử, kể từ đó La Hầu La đã được thừa hưởng con đường đi của cha mình – con đường dẫn đến giải thoát.
Ngài trở thành thầy dạy dỗ chính cho con trai của mình trong hầu hết quãng đời niên thiếu kể từ khi La Hầu La lên bảy tuổi và La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi. Quá trình dạy con của Ngài là một tiến trình liên tục của con đường dẫn tới giác ngộ. Quá trình trưởng thành của La Hầu La, vì vậy, đi đôi với tiến trình giác ngộ của Đức Phật. Xem thêm: Nhìn lại cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra tới khi tu thành chánh quả.
Nói dối
Lúc này, La Hầu La khoảng 10 tuổi, rất ngỗ nghịch, khi ở thành Vương Xá, một đôi lần vào dịp có quan đại thần, trưởng giả hay cư sĩ đến hỏi thăm Đức Thế Tôn hiện ở đâu thì Tôn giả nói dối để đùa vui.
- Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.
- Cuộc đời tu sĩ sẽ đảo lộn nếu như người đó cố tình nói dối.
- Đời tu sĩ sẽ trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.
- Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.
Có thể thấy cách Đức Phạt dạy con không cần mắng chửi hay đòn roi, chỉ qua những hình ảnh cụ thể, Đức Phật đã hướng dẫn con trẻ phát triển lòng chính trực bằng cách nhận ra lỗi lầm của mình. Và lòng chính trực đó tuỳ thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ soi xét lỗi lầm của con mình ra sao.
Buông bỏ, không cố chấp
Trong lúc đi, La Hầu Ha chợt thấy hãnh diện về vẻ đẹp của mình, và Đức Phật đã đọc được tư tưởng đó.
Ngài nói với con: Nhìn bằng con mắt của tuệ giác, cái thân này không phải là tôi, không phải là của tôi, không phải là tự ngã của tôi. Rồi Đức Phật giảng tiếp: ta phải loại bỏ hết tất cả tưởng, hành, thức cũng như bất cứ ý niệm nào về tôi, của tôi, và tự ngã của tôi.
Nghe những lời dạy này xong, La Hầu La cảm thấy hổ thẹn, lui về thiền viện, và không thiết gì đến việc ăn uống suốt ngày hôm đó. Tôn giả Xá-lợiphất, vốn là vị được Đức Phật giao nhiệm vụ giám hộ La Hầu La, thấy vậy, bèn bảo La-hầu-la hãy tu tập sự tu tập Nhập tức xuất tức niệm.
Tối hôm đó, sau khi bị Đức Phật quở trách, La Hầu La đến xin cha dạy cho mình phương pháp thiền quán hơi thở.
Trước hết, Đức Phật dùng thí dụ để minh hoạ làm sao để buông xả trong lúc thiền định. Ngài phân tích hạnh của đất, của nước, của lửa, của gió và của hư không; tiếp đó Ngài khuyên La-hầu-la hãy tu tập theo hạnh của các giới ấy.
Hãy tập thiền như nước, như lửa, như gió, và như không gian: tất cả đều không cảm thấy phiền bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích. Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả".
Tuệ Giác
Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ.
Ngài đi bộ cùng với con vào sâu trong rừng. Ngồi dưới gốc một cây đại thụ già cỗi, hướng dẫn La Hầu La một cuộc pháp đàm rất kỹ về thuyết vô ngã. Đối với một người đã đạt đến trình độ tu tập cao như La Hầu La, thì những tư tưởng nằm sâu trong tiềm thức về cái ngã là chướng ngại cuối cùng của sự giải thoát.
Khi được Đức Phật giáo giới, La Hầu La luôn ý thức một cách sâu sắc; với căn tánh thông minh, lanh lợi, Tôn giả luôn sửa chữa một cách chân thực và đạt được những thành tựu trên con đường tu học. Và đó chính là nấc thang cuối cùng giúp La Hầu La đạt đến sự giải thoát trọn vẹn, Ngài được coi là vị đầu tiên nhập Niết-bàn khi mới ngoài hai mươi tuổi.
Ngài hiểu rằng của cải, bạc vàng, danh vọng, địa vị là đầu mối của phiền não khổ đau, vì thế, không như những người cha mẹ thường trao cho con cái gia tài là của cải bạc vàng, Đức Phật để lại gia tài cho con mình là phước đức, trí tuệ, là sự nghiệp giác ngộ, giải thoát.
Kathy (Tổng hợp)