Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Lời khuyên của vị cao tăng: Dù tin Phật hay không, người làm được 4 điều TỪ BI này chắc chắn CÔNG ĐỨC vô lượng

Thứ Tư, 14/06/2023 08:21 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Làm được 4 điều từ bi trong cuộc đời dưới đây thì dù bạn có theo con đường tu tập Phật học hay không, phúc đức cũng sẽ tự đến, may mắn song hành, gia đình hạnh phúc và cuộc sống luôn tràn ngập niềm vui.
 
Là những người con của Đức Phật, chúng ta hiểu và luôn tôn kính, tự hào về tính cách và lòng từ bi quảng đại vô biên của Ngài. Người càng tin Phật, tu tập và thực hành theo lời Phật dạy, càng dễ nhận được nhiều phước lành và hạnh phúc.
 
Nhưng có phải chỉ những ai tin Phật giáo thì mới có thể tích đức, còn người không tin Phật giáo hay không theo con đường Phật học thì không có công đức?
 
Về vấn đề này, một vị cao tăng đã đưa ra giải thích rằng: “Người đời đều có tín ngưỡng của riêng mình, nhưng cách thức tích đức như thế nào thì không có gì khác biệt, ai cũng như nhau, bởi quan trọng nhất là cái tâm hướng thiện và làm những điều tốt đời đẹp đạo."
 
Vị cao tăng này cũng nói thêm:
 
comment leftLời nói ra có thiện có ác, đa phần ác nghiệp của chúng ta thực ra đều do chữ ‘tình’ điều khiển. Cái gọi là tích đức tích phúc chẳng qua là kiểm soát chữ tình.

Con người không ai vô tình, sẽ luôn thể hiện cái tình tùy từng trường hợp. Dù có tin Phật hay không cũng không sao, nếu một người có thể thực hiện được 4 điều từ bi trong cuộc đời thì nhất định sẽ được vô lượng công đức.

Cao tăng
comment right
 
4 dieu tu bi trong cuoc doi theo loi cao tang
 

1. NÓI lời từ bi

 
Theo lời vị cao tăng này: "Có rất nhiều cách để làm tổn thương một người, trong đó, lời nói có lực sát thương lớn nhất. Ngay cả khi người nói không có ý xấu thì người nghe vẫn có thể cảm nhận được nỗi đau đớn và tàn nhẫn nhất.”
 
Trong “Kinh Vô Lượng Thọ” có câu:
 
“Khéo giữ khẩu nghiệp, không nhạo báng người; khéo hộ trì thân nghiệp, không phạm pháp; khéo hộ trì ý nghiệp, trong sạch không cấu uế.”
 
Theo quan điểm của Phật giáo, nghiệp chướng của đời người chủ yếu do khẩu nghiệp mà ra. Những người “ác khẩu” thì sớm muộn cũng sẽ gánh chịu “khẩu nghiệp”, tức là phải chịu cái hệ lụy, hậu quả do những lời ác ý, ác tâm của mình gây ra.
 
Những lời nói bất thiện là những ác nghiệp dễ gây tạo nhất trong đời sống hàng ngày. Đáng nói là nhiều người tạo khẩu nghiệp bất thiện mà không hề hay biết, cứ vô tư nghĩ rằng “lời nói gió bay” nhưng kỳ thật trong rất nhiều kinh Thế Tôn xác định đó là “binh khí miệng lưỡi”. Đã là binh khí thì chắc chắn lời nói ác sẽ gây sát thương cho mình và người, tàn hại lẫn nhau để lại hậu quả nghiêm trọng.
 
Theo nhà Phật, trong mười nghiệp bất thiện của con người thì khẩu nghiệp có bốn, tức là chiếm gần một nửa. Nếu cứ tạo khẩu nghiệp triền miên, con người không chỉ gây hại cho người khác, cộng đồng, xã hội mà bản thân họ cũng không được thanh thản, thảnh thơi, thậm chí rơi vào cảnh luân hồi đau khổ.
 
Chính vì cho rằng những lời chót lưỡi đầu môi nên chúng ta cứ thỏa sức, thỏa thích mà nói, cũng bởi vậy mà đôi khi chúng ta sẽ tự tích nghiệp cho mình bằng một câu nói tùy tiện. Dần dà, công đức và phước lành tích lũy trong một thời gian dài sẽ vô tình bị mất đi.
 
Trong cuộc sống, một số người luôn đặt hạnh phúc của bản thân trên nỗi đau của người khác, vô tình (nhiều trường hợp là cố tình) làm tổn thương người đối diện bằng những lời nói đùa giỡn, nhạo báng của mình.
 
Khi ai đó bày tỏ sự không hài lòng, thay vì tự kiểm điểm lỗi lầm của mình, họ lại đổ lỗi cho người khác vì sự nhỏ nhen của đối phương.
 
Vì vậy, cho dù bạn có tin vào Phật giáo hay không, và cho dù bạn có tin rằng những lời nói xấu và làm tổn thương người khác sẽ mang lại cho bạn cái gọi là “nghiệp chướng” hay không, thì bạn cũng phải chú ý đến lời nói và phát ngôn của mình trong ngày thường, và nên đặt lòng từ bi vào từng câu chữ được phát ra từ miệng mình.
 
Bởi vì nó không chỉ là không làm tổn thương người khác, mà hơn thế nữa là mang lại phước lành cho chính bạn và vun trồng nghiệp lành.
 
Nghĩa là khi nói năng phải có lòng nhân từ, phải có đức độ, phải có tình cảm, phải suy nghĩ cho kỹ, câu chuyện sau đây là một ví dụ điển hình nhất:
 
Chiến tranh vừa kết thúc, người con trai gọi điện về nhà và nói: "Bố ơi, chiến tranh khủng khiếp cuối cùng cũng kết thúc và con sẽ về nhà!" 
 
Người con lại bổ sung thêm: "Bố ơi, con muốn đón một người đồng đội tàn tật về nhà. Cậu ấy bị cụt một tay và một chân, không thể tự lập sống được. Như vậy có được không?" 
 
Người bố liền nói: "Không được đâu, nhà chúng ta không giàu có, khi anh ấy đến sẽ thêm rất nhiều gánh nặng, cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện nước... các khoản chi phí này cũng không nhỏ, mẹ con đã già rồi, ai sẽ chăm sóc cho anh ta? Anh ta không được phép đến nhà chúng ta đâu!”
 
Vài ngày sau, cha mẹ của anh chàng này nhận được thông báo từ đồn cảnh sát đến nhận xác người thân. Khi họ nhìn thấy thi thể, đó là một người đàn ông bị mất một cánh tay và một bên chân – Chính là con trai họ đã nhảy lầu tự tử! 
 
Nguyên nhân là do người cha không biết người đồng đội mà con trai mình ám chỉ chính là con trai mình nên đã vô tình nói ra những lời cay nghiệt, tàn nhẫn, dẫn tới kết quả đáng thương.
 
Xét cho cùng, “lời nói không mất tiền mua” nhưng không phải thích gì nói nấy mà nên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vừa lòng nhau là nói ra đem lại sự hoan hỷ, an lạc, thấu hiểu để đoàn kết và yêu thương. Đó chính là ái ngữ, chánh ngữ giúp lợi mình và ích người. Còn ngược lại, những ai cố ý nói hư dối, nói thô ác, nói chia rẽ, nói nịnh nọt thì chắc chắn “đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo”.
 
Hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp sớm hay muộn thì cũng đều có báo ứng. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Xem thêm: Lời Phật dạy về khẩu nghiệp: Ghi nhớ và tránh ngay kẻo lỡ

4 dieu tu bi trong cuoc doi
 

2. VIẾT điều từ bi

 
Viết những điều từ bi cũng là một trong 4 điều từ bi trong cuộc đời được cao tăng nhắc tới. Vì sao lại vậy?
 
Trong một kỳ thi cung đình ở triều đại nhà Thanh, một người tài giỏi đã không kịp hối lộ giám khảo, vì vậy giám khảo đã gạt đi khi kiểm tra bài thi của anh ta, kết quả là anh ta bị loại. Nghèo đói mười năm để ôn thi, cuối cùng thành công cốc.
 
Vì lý do này, anh ta chán nản, viết mấy câu thơ và đặt chúng trước dinh thự của quan trên, rồi tự sát.
 
Sau đó, quan trên đọc những câu chữ để lại của anh học trò, trong đó viết: "Một lần tôi thi trượt, tôi bật khóc, tôi đã học tập chăm chỉ trong mười năm để ôn thi lại." Tuy nhiên, chỉ vì không đưa hối lộ mà công sức của anh ta đổ sông đổ biển, vì vậy anh ta đã chết ở Hoàng Tuyền.
 
Là bởi vì giám khảo không dùng ngòi bút để làm việc tốt, lật ngược thành trắng đen, mới khiến cho nhân tài này đi đến kết cục bi thảm như vậy. Quan trên rất tức giận về điều này, và ông đã đích thân chấn chỉnh những giám thị chấm bài, và sau này đã thu được rất nhiều nhân tài. 
 
Viết những điều từ bi không có nghĩa là chúng ta chỉ biết viết ra những điều hay lẽ phải trên giấy.
 
Ý nghĩa thực sự của nó là cảnh báo chúng ta rằng chúng ta phải có lương tâm trong cuộc sống, không nhầm lẫn giữa đúng và sai, và học cách chủ động chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của mình. 
 
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người khi gặp khó khăn, thất bại là rất dễ hạ thấp tiêu chuẩn, quên đi trách nhiệm của mình;
 
Cũng có người vì thành tích, muốn tạo ra kết quả như ý mà dễ sa đà, xem nhẹ trách nhiệm.
 
Vì vậy, nhớ đến “ngòi bút” mình cầm trên tay, vững vàng viết nên những câu chữ đúng sự thật, đem tới ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống, đây có thể coi là việc làm mang tới công đức vô biên.
 

3. LÀM điều từ bi

 
Vị cao tăng nói: “Tôi tu hành theo đạo Phật đã mấy chục năm, chưa từng thấy hay nghe nói về một người có lòng từ bi mà lại làm hại người khác.
 
Người tu Phật luôn có tâm từ bi, thương xót tất cả chúng sanh, hành thiện và có hạnh nguyện, người như vậy sao có thể gặp nhiều phiền não trong cuộc đời, làm sao họ có thể nghi ngờ rằng công đức của mình có hạn? "
 
Ý của Vị cao tăng là bạn nên làm những việc từ bi, biết cách thương xót và đừng quá chỉ trích lỗi lầm của người khác, bởi vì những việc làm tốt ở thời hiện tại của bạn thực ra là một loại cải thiện vận mệnh cho chính bạn trong tương lai và cả nhiều đời sau.
 
Vị cao tăng nói thêm, với một người có lỗi lầm, chúng ta nên bao dung với anh ta, làm vậy anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ về hành vi của mình và sinh lòng hối hận.
 
Trong trường hợp này, anh ta sẽ biết ơn những người hiểu cho anh ta, vì vậy anh ta quyết định thay đổi suy nghĩ của mình, trở thành một người tốt và làm việc tốt một lần nữa.
 
Một ngày nào đó khi bạn gặp khó khăn, những người đã được bạn giúp đỡ nhất định sẽ giúp bạn để báo đáp tấm lòng ban đầu của bạn.
 
Theo quan điểm này, “lòng từ bi” của chúng ta không chỉ là sửa sai cho người khác, mà còn là lấy danh tiếng cho bản thân, nâng cao hình ảnh và địa vị của mình trong lòng người khác.
 
Từ quan điểm này, làm sao có sự phân biệt giữa người xuất gia và người phàm khi làm việc thiện như vậy để tích đức?

Đọc ngay: 5 việc làm tích âm đức có thể thay đổi vận mệnh 

Cao tang day 4 dieu tu bi trong cuoc doi
 

4. NGHĨ điều từ bi

 
Những suy nghĩ lương thiện có thể giúp ta thay đổi số mệnh, đem đến cho con người may mắn, phúc đức. Người xưa có câu “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”, hay “Ở hiền, gặp lành”. Cuộc sống có rất nhiều minh chứng cho điều nói trên. 
 
Câu chuyện về cậu bé đánh giày và những đồng xu mượn của ông đạo diễn phim nổi tiếng trên phố, cùng lời hứa sẽ trả lại tiền là một ví dụ. Cái kết có hậu cho cậu bé khi cậu đã thực hiện đúng như lời đã hứa và còn mong muốn có thêm điều bất ngờ cho những người bạn có cùng hoàn cảnh như cậu là việc cậu được nhận vai chính trong bộ phim của ông. Cậu xứng đáng nhận được điều đó bởi thiện tâm của chính mình.
 
Tấm lòng lương thiện của mỗi người còn có sức mạnh cảm hóa, thay đổi người khác theo chiều hướng tích cực. 
 
Người xưa thường nói “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Bởi vậy, khi ai đó chẳng may lâm vào nghịch cảnh, sai trái, nếu chúng ta dùng lương thiện để đối đãi, để giao tiếp với họ, thì chắc chắn họ sẽ thay đổi, hướng thiện.
 
Trong cuộc sống, chúng ta học cách dùng “tình cảm” để nhìn vào mặt xấu của người khác, điều này không chỉ mang lại cho chúng ta một cảm giác nhẹ nhõm trong lòng mà còn thể hiện lòng nhân ái bao dung rộng lớn của chúng ta.
 
Khi một người nhìn thế giới bằng đôi mắt nhân hậu, thì điều anh ta nhìn thấy là chân, thiện, mỹ và ở đâu cũng có tình cảm chân thật; ngược lại, nếu anh ta nhìn thế giới bằng con mắt xấu xa, thì những gì anh ta thấy đều là giả dối, xấu xí và độc ác có ở khắp mọi nơi.
 
Bản chất con người ai cũng có mặt xấu, giống như một cơn gió lạnh, mang đến sự bẩn thỉu và lạnh lẽo cho thế giới, nhưng dù vậy nhân loại vẫn được tắm trong sự thuần khiết và ấm áp của bầu trời quang đãng khi có thiện tâm.
 
Có một câu chuyện như sau: hai người cùng lúc đuổi theo một tên trộm, không còn cách nào khác để trốn, tên trộm chỉ đành lao xuống sông. Thấy vậy, một tín đồ Phật giáo đang đuổi theo tên trộm nói: “Đừng đuổi theo nữa, nếu ta tiếp tục đuổi theo sẽ chẳng đi đến đâu cả. Tên đó sẽ nhảy xuống sông mà chết." 
 
Người còn lại không tin vào đạo Phật nói: "Thế thì sao, là tên đó tự nhảy xuống sông và chết đuối. Ai kêu hắn làm việc xấu xa?" Thế là người này tiếp tục đuổi theo, và cuối cùng tên trộm buộc phải nhảy xuống sông, nước sâu và dòng chảy xiết, tên trộm không biết bơi nên đã chết đuối. 
 
Gia đình nạn nhân kiện người đuổi trộm ra tòa, sau quá trình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, thẩm phán tuyên người đuổi trộm có tội gây ra cái chết và phải chịu trách nhiệm pháp lý.
 
Một ví dụ khác, một người mắc nợ và một người đi đòi nợ, con nợ vì nhiều lý do không có khả năng trả nợ mà người đòi nợ vẫn nhẫn tâm dùng nhiều thủ đoạn vừa cứng vừa mềm, đe dọa, gây áp lực nhiều lần khiến con nợ nghĩ quẩn nên tự tử. Gia đình người chết kiện người đòi nợ, quan tòa tuyên người đòi nợ có tội. 
 
Hai người nói trên nếu suy nghĩ từ bi hơn, sẽ không hành động quá hung hăng, không gây ra cái chết cho người khác, cũng sẽ không chịu trách nhiệm về sự việc vô tình này.
 
Tóm lại, bất kể là dùng miệng, bút, tay, hay tấm lòng để thể hiện sự nhân từ, mấu chốt là con người nhất định phải có tình thương trong lòng. 
 
Chỉ cần có tấm lòng nhân hậu, nhân ái thì bạn có thể nhìn thế giới và con người bằng con mắt thiện lương của Đức Phật, bạn sẽ luôn thấy được sự chân thành, tốt bụng, và mặt đẹp của mọi thứ bất kể khi nào và ở đâu trên thế gian này.


Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X