Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Nghi lễ vay trả cần nhớ khi tới xin lộc đến Bà Chúa Kho để cầu được ước thấy

Thứ Năm, 22/02/2018 08:48 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Việc vay trả khi đi đến Bà Chúa Kho mang ý nghĩa tâm linh, mọi người chỉ nên coi đây là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống, chứ không nên quá mê tín, dị đoan.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Vào mỗi dịp đầu năm mới sau Tết nguyên đán, từng dòng người nườm nượp đổ về đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Từ lâu, đây là ngôi đền thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán vào hai dịp đầu năm và cuối năm bởi quan niệm “đầu năm đi vay – cuối năm đi trả”.

Hầu hết, mọi người có niềm tin rằng những ngày đầu năm mới tới đền Bà Chúa Kho “vay” tiền sẽ giúp cho việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi, may mắn và cuối năm, họ lại mang trả số “vốn” bằng niềm tin ấy để cảm ơn “thần linh” phù hộ. 

Xin loc den ba chua kho
 

1. Bà Chúa Kho là ai?


Dựa trên điển tích thực tế, Bà Chúa Kho là tên danh xưng danh hiệu của những người phụ nữ đã có công trông coi kho lương, kho tiền thời phong kiến. Có rất nhiều nơi ở Việt Nam thờ Bà Chúa Kho của vùng đất đó. Nhưng có một ngôi đền nổi tiếng nhất cả nước đó chính là Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh.
 
Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh thờ một người phụ nữ đã có công rất lớn trong việc trông coi quốc khố, lương thực của triều đình. Không những thế Bà còn khéo léo trong việc tổ chức sản xuất, khai hoang đất đai trồng trọt, lãnh đạo dân chúng cùng nhau khai hoang lập rẫy giúp cho đất nước phát triển, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
 
Khi Bà mất, để tưởng nhớ những công lao mà Bà đã mang lại cho đất nước, cho nhân dân thì nhà vua đã xây lên một ngôi Miếu nhỏ để người dân có thể cúng bái, thờ phụng. Đền Bà Chúa Kho có đặc trưng nổi tiếng nhất chính là cho “vay vốn” làm ăn.

Giả thuyết về đền Bà Chúa Kho


Các nhà nghiên cứu nghiêng theo giả thiết: Đền thờ tại Vũ Ninh là thờ bà Chúa nghề gốm (quê gốm Thổ Hà) đặt trên núi Kho. Gọi là núi Kho vì vùng ấy hay lũ lụt, mỗi lần lũ lụt, người dân đều mang của cải cất giấu trên ngọn núi này.
 
Bên cạnh đó, có thông tin cho rằng đền Bà Chúa Kho có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược vào năm 1076. Theo đó, làng Cổ Mễ được chọn là nơi đặt kho quân lương của quân của nhà Lý ở bờ nam chiến tuyến sông Như Nguyệt (Sông Cầu hiện nay).

Bà Chúa Kho lúc ấy là một cô gái xinh đẹp, xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Bà may mắn kết hôn vua Lý và được phong là Linh Từ Quốc Chế. Thấy ruộng đất ở đây còn bị hoang hóa nhiều, bà đã xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang và mở rộng khai hoang vào tận vùng Nghệ An bây giờ. Cũng vào khoảng thời gian này, bà còn có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh). 
 
Vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077), trong lúc đi phát lương cứu giúp dân làng bà bị giặc giết. Nhà vua thương tiếc hạ chiếu phong Bà là Phúc Thần. Người dân tỏ lòng biết ơn đã lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với sự tôn kính là Bà Chúa Kho.
 
Ngay từ thời Pháp thuộc, nhiều thương nhân ở Hà Nội, Hải Phòng và các vùng lân cận đã tìm về quả núi này để khấn lễ và chiêm bái. Ngôi đền ngày đó còn rất nhỏ. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho xây dựng tại núi Kho nhà máy giấy Đông Dương. Đây là nhà máy rất lớn, bao trùm gần như toàn bộ quả núi.

Khi ấy, người Pháp đã có ý định phá bỏ ngôi đền nhưng họ gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân địa phương. Vào năm 1967 khi giặc Mỹ điên cuồng bắn phá miền Bắc, TP. Bắc Ninh cũng là một trong những trọng điểm bị địch dội bom tàn phá. Bộ đội ta đã đặt pháo 57 ly trên núi Kho, ngay sau đền để bảo vệ cầu Đáp Cầu. 
 
Điều kỳ lạ nhất là mặc dù máy bay địch dội bom san phẳng cả làng Cổ Mễ, san bằng nhiều điểm ở TP. Bắc Ninh, cày xới tan nát núi Kho nhưng không có quả bom nào rơi vào ngôi đền. 
 
Theo lưu truyền thì Bà Chúa Kho là người trông coi kho lương thực. Như vậy, Bà chính là người ban phát “nguồn sống” cho mọi người. Chính bởi vậy mà người ta mới tìm đến đây để “vay vốn”. Sự tồn tại vững vàng của ngôi đền khi trải qua bao mưa bom bão đạn cũng là một điều hết sức kỳ diệu và linh thiêng làm mọi người tin tưởng. 

Tham khảo: Sai lầm ai cũng một lần mắc phải khi đi lễ chùa, đền, phủ
  

2. Cần giữ lời hứa, chữ "Tín"

 
Một sự thật cho thấy rằng: hầu như ai đã đến vay Bà Chúa Kho thì trong thời gian trên dưới một năm sau đó họ đều đến trả nợ cho dù không ai thúc nợ họ cả. Cho dù việc trả nợ đó chỉ là hình thức mà thôi. Thế nhưng nhiều người vay Bà Chúa Kho thì rất nghiêm túc trả nợ bà đúng hẹn, còn khi họ vay của nhân dân thì lại tìm cách trốn nợ của nhân dân.

Nhiều người làm ăn được, biết ơn bà, ngoài việc lên trả lễ còn làm thêm cả việc cung tiến. Cung tiến có nghĩa là đóng góp cho đền, chùa một thứ gì đó thật có giá trị, ví dụ như xây hẳn một ban thờ hay cổng tam quan, cũng có thể cung tiến hẳn mấy chục cái lư đồng…

Mặc dù chỉ là nghi lễ tâm linh nhưng khi đã quyết định đến “vay vốn” Bà Chúa Kho thì phải thành tâm và giữ đúng lời hứa nhất là những người đến vay còn ghi rõ ràng trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và ghi rõ vay một năm, hai năm, hay 5 năm sau sẽ trả, tức là tạ lễ. 
 
Thậm chí có người còn hứa là vay một trả 3, thậm chí vay một trả 10. Việc “vay” bao nhiêu, bao giờ trả là tùy mỗi người. Nhưng đã “vay” thì phải “trả”. Dù có làm ăn được hay không thì khi đã hứa với Bà Chúa Kho phải giữ đúng lời hứa. 
 
Đến vay bà, làm ăn phát đạt, nhớ ơn Bà, trả lễ, âu cũng là cách bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, giữ chữ “Tín” mà chúng ta cần thực hiện trong cuộc sống hiện thực. Việc sắm lễ của người dân khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ… là tùy tâm, không ai có thể hạn chế hay bắt ép. Tại đến Bà Chúa Kho, lễ vật dâng lên có thể đa dạng nhưng cũng phải chú ý những kiêng kị.  

Có thể bạn quan tâm: Khấn thế nào mới chuẩn khi đi lễ Đình, Đền Miếu, Phủ

3. Sắm lễ xin lộc đền Bà Chúa Kho như thế nào?


Có rất nhiều cách xin lộc Bà Chúa Kho khác nhau được người dân áp dụng và dâng lên cúng lễ Bà Chúa Kho. Nhưng từ xa xưa các cụ ta có câu: “Ở đâu âu đấy” vậy thì dâng lễ tại đền bà chúa kho cũng như vậy.
 
Ở đây có những nét phong tục riêng rất khác các nơi khác là chú trọng vào kim ngân tiền vàng hơn những thứ phẩm khác.
 
Tục lệ dâng lễ vàng mã được bắt nguồn theo sự tích về bà chúa kho. Người ta quan niệm rằng khi xưa bà còn sống thì chính bà là người cai quản kho lương, kho tiền và có thể coi như hệ thống ngân hàng thời phong kiến nên cúng lễ dâng kim ngân tiền vàng là đúng với tích xưa kể lại.
 
Dâng lễ kim ngân tiền vàng để xin lộc bà chúa kho ngoài việc bạn có thể mang tài lộc, ngân xuyến về nhà thì bạn còn có thể nhập kho tại đền.
 
Nó giống như kiểu bạn dâng kim ngân tiền vàng lên xong để lại trong kho biếu cho Bà nhận giúp ngân khố kho tiền của Bà luôn giồi dào của cải, để sau đó những vật phẩm kim ngân đó sẽ được thủ nhang nhà đền phát lại cho những người có nhu cầu xin lộc trong kho. Người ta gọi là xin lộc rơi lộc vãi là từ đó.

3.1 Sắm lễ đền Bà Chúa Kho


Theo phong tục cổ truyền, xem ngày tốt xấu khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
 

Sắm lễ ban Công Đồng (Tứ Phủ Công Đồng)

  • Lễ cơ bản gồm: Hương vòng, bông hoa tươi, hoa quả các loại, oản, nến, bật lửa, quả cau, lá trầu, hộp bánh, gói kẹo, tiền lẻ đặt mâm lễ.
  • Lễ kim ngân tiền vàng gồm: cầu vàng tứ phủ, cành cau vàng, cây lộc, cành vàng lá ngọc, thỏi vàng, thỏi bạc, tiền vàng các quan, tiền âm phủ, tiền xu mã hay còn gọi là buộc tiền.
  • Lễ mặn cần: 1 ông gà với đĩa xôi to hoặc đơn giản hơn thì cần 1 khoanh chả với đĩa xoi nhỏ, 1 chai rượu hoặc vài non bia, gói chè, bao thuốc. Năm quả trứng ngũ hổ hạ ban kèm với chai rượu nhỏ và 1 túi gạo, 1 túi muối.
Sắm lễ xin lộc Bà Chúa Kho (Tam Tòa Thánh Mẫu)
  • Lễ cơ bản gồm: Hương vòng, bông hoa tươi, hoa quả các loại, oản, nến, bật lửa, quả cau, lá trầu, hộp bánh, gói kẹo, tiền lẻ đặt mâm lễ.
  • Lễ kim ngân tiền vàng gồm: hộp trầu vàng, đinh tiền các quan, buộc tiền xu, cây lộc, cành lộc, cành cau vàng, trang sức, thỏi vàng, thỏi bạc, tiền âm, nón bà.
  • Có thể dâng thêm: Rượu, Trang sức, Nước Hoa.
Sắm lễ ban Sơn Trang (Chúa Thượng Ngàn)
  • Lễ cơ bản gồm có: Hương vòng, bông hoa tươi, hoa quả các loại, oản, nến, bật lửa, quả cau, lá trầu, hộp bánh, gói kẹo, tiền lẻ đặt mâm lễ.
  • Lễ kim ngân tiền vàng gồm: Hộp trầu, Hải Xảo xanh, Cành cau xanh, Trang Sức, Cây lộc, cành lộc, thỏi vàng, thỏi bạc, buộc tiền, tiền âm, nón bà.
  • Có thể dâng thêm: Hải sản các loại như: tôm, cua, cá, ốc,… Hoặc đồ rừng núi như: Măng, chanh, ớt, gừng,…Hoặc bún đậu mắm tôm.
Van khan le den Ba Chua Kho
 

3.2 Văn khấn lễ đền Bà Chúa Kho phổ biến nhất


Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
  • Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.
  • Con xin kính lạy Tam phủ cộng đồng, Tứ phủ vạn linh.
  • Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.
  • Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.
  • Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.
  • Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.
  • Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh
Hương tử con là:....................Ngụ tại:........
Ngày hôm nay là ngày.................. âm lịch
 
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.
 
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.
 
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)


3.3 Lưu ý về trang phục khi đi lễ đền Bà Chúa Kho


Theo quan niệm của người phương Đông thì ở nơi thờ tự linh thiêng, sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Những bộ đồ màu sắc nhã nhặn sẽ là lựa chọn lý tưởng. Không nên mặc váy quá ngắn, áo quá hở và mỏng, tránh những loại quần áo nhiều dây dợ, tà dài thướt tha rất dễ gây vướng víu. Những chi tiết rườm rà trên quần áo rất dễ vướng vào hương hoặc bị tàn hương rơi làm rách, cháy vải.
 
Bên cạnh đó bạn nên đi những loại giày dép lịch sự, gọn gàng. Do khi lễ đền chùa thường phải đi bộ khá nhiều nên bạn hãy hạn chế đi những kiểu giày cao gót. 

Ngoài ra, cần phải chú ý cả vấn đề văn khấn Lễ Đền Bà Chúa Kho, sắm lễ, hạ lễ Đền Bà Chúa Kho, vì đây là những bước khá quan trọng khi đi lễ đầu năm, cuối năm.
 
Trình tự đặt lễ tại đền Bà Chúa Kho sẽ là: Tiền Tế, Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung, Đệ Nhất Cung (Tam tòa Thánh Mẫu). Đây là 4 ban chính cần đặt lễ khi đến ngôi đến này. 
 
Sau đó sẽ là các ban khác như ban Cô, Cậu, ban Sơn Trang… Lưu ý trong các ban này chỉ có ban Tứ Phủ Công Đồng là có thể sử dụng đồ lễ mặn. 

Thực ra, việc “vay-trả” ở đây mang ý nghĩa tâm linh, mọi người chỉ nên coi là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống. Còn việc làm ăn có thành công hay không thì phải phụ thuộc vào năng lực và may mắn. 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X