5 thứ không thể thiếu khi làm lễ cúng rằm tháng Giêng

Thứ Hai, 18/02/2019 10:35 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lễ cúng rằm tháng Giêng cốt ở thành tâm, không quá coi trọng vật chất, tuy nhiên gia chủ nên nhớ kỹ những thứ này khi dâng cúng thần Phật, gia tiên.


 

I. 5 thứ không thể thiếu khi làm lễ cúng Rằm tháng Giêng 


1. Tịnh tài


 
Tịnh tài ở đây có nghĩa là nếu đồ cúng có tiền thật thì phải lưu ý, tuyệt đối không được dâng cúng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính, tiền do trộm cắp, tham nhũng, lô đề… mà có được. 
 
Việc cúng lễ cốt ở thành tâm, có sao cúng vậy. Đừng đua nhau nghĩ rằng đồ cúng càng nhiều, càng lớn thì càng được thần Phật cứu giúp.
 

2. Tịnh vật

 
Khi dâng cúng trong ngày rằm tháng Giêng, gia chủ lưu ý nên chọn hoa tươi, trái cây tươi, tránh để những thứ héo úa, không được tươi mới lên ban thờ.
 
Nước dâng cúng cũng phải là nước dâng cúng, nên nhớ thay nước trước khi làm lễ. Với đèn nến, hương nhang thì nên chọn loại có nguồn gốc xuất xứ tự nhiên, tránh dùng loại tẩm ướp hóa chất độc hại.
 
Đồ cúng phải là đồ mới, không có mùi hôi tanh, cũng không cúng những vật có nguồn gốc sát sinh trong ngày này. 
 

3. Cúng Hỷ thực

 
Hỷ thực ở đây có nghĩa là niềm vui. Khi dâng cúng, gia chủ phải thấy thư thái, thoải mái và hoàn toàn tự nguyện trong việc thờ cúng. Nếu tâm chưa hỷ xả thì thần Phật sẽ khó bề linh ứng.
 

4. Cúng Hiếu thực

 
Hiếu thực ở đây có nghĩa là lòng hiếu thảo, thành kính. Khi làm lễ cúng rằm tháng Giêng hay bất cứ lễ cúng nào khác, tấm lòng thành kính của gia chủ là điều cực kì quan trọng.
 
Thành tâm dâng lễ vì bản thân cảm thấy biết ơn Thần Phật, gia tiên đã che chở cho toàn gia đình được bình an. Cúng lễ không phải để mặc cả với thần linh, để cầu xin lợi ích về cho mình. 
 

5. Cúng Pháp thực

 
Pháp thực là lời răn dạy của Phật, Bồ Tát hay lời dạy của các bậc thánh hiền.
 
Gia chủ khi làm lễ cúng nên nhớ đến những điều này mà thành tâm khấn vái, nguyện làm theo lời răn dạy của thần Phật cùng các bậc tiền nhân để tu thân tích đức, làm nhiều việc thiện, có ích cho gia đình và xã hội. 
 

II. Những điều cần lưu ý khi làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

 

1. Mâm cỗ mặn cúng gia tiên nên có gì?


 
Thông thường, trong cỗ mặn dâng cúng gia tiên trong ngày rằm tháng Giêng sẽ có món bánh cổ truyền dân tộc – bánh chưng. Nhiều gia đình cho đến nay còn giữ thói quen gói bánh chưng để cúng rằm tháng Giêng nữa.
 
Ngày rằm đầu tiên trong năm cúng bánh chưng là mong ước cho năm mới được viên mãn, đủ đầy hương sắc. Có gia đình lại thay món bánh chưng bằng món ăn khác cũng làm từ gạo nếp là xôi. Xôi gấc thường là lựa chọn của nhiều gia đình vì có màu đỏ bắt mắt, tượng trưng cho niềm vui năm mới.
 
Trong mâm cỗ Tết Nguyên Tiêu cũng không thể thiếu được bát cơm trắng. Cơm được thổi từ gạo tẻ, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của sự sống. Với nền văn hóa lúa nước, trong mâm cỗ cúng của người Việt phải là “có nếp có tẻ”.
 
Gà luộc cũng là món thường có trên mâm cỗ cúng. Gà cúng ngày này phải là gà trống, có mào đẹp, tượng trưng cho năm mới dồi dào sức khỏe, đầy tinh thần và sức sống. 
 
Ngoài ra, mâm cỗ cúng rằm còn có những món ăn truyền thống khác, tùy thuộc theo điều kiện của gia chủ mà thành tâm biện lễ. Các món ăn cần kết hợp đầy đủ hương sắc, cân đối hài hòa, mong cầu năm mới gia đình an khang thịnh vượng, đón chào nhiều niềm vui mới.
 

2. Mâm cỗ chay cúng Phật nên có những gì?


 
Nếu trong nhà có ban thờ Phật thì ngoài mâm lễ mặn như trên, gia chủ nên chuẩn bị thêm cả cỗ chay nữa. Lễ dâng Phật không trọng ít hay nhiều, cốt ở lòng thành tâm, gia chủ không cần phải cố sức mà tùy theo khả năng của bản thân để chuẩn bị.
 
Gia chủ nhớ chọn hoa trái tươi, tránh dâng lên hoa giả, trái cây giả. Nếu có điều kiện làm cỗ gồm các món chay thì nên chọn những món thuần chay, chớ nên làm món chay giả mặn, tâm vẫn còn hướng tục, không đủ thanh tịnh, dễ bị thần Phật quở trách. Đọc ngay Văn khấn Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu
 

III. Ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng


 
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm đầu tiên trong năm mới, được coi là 1 trong những ngày rằm lớn. Việc cúng lễ trong ngày này được coi như lễ cúng khởi năm, đón lộc cầu may trong suốt cả năm sau đó. 
 
Rằm tháng Giêng còn là dịp để người dân ăn Tết bù, Tết muộn. Nếu gia đình nào trước đó vào dịp Tết Nguyên Đán gia đình có việc hiếu hay có người đau yếu phải kiêng kỵ không đi chơi Tết, chúc Tết thì nay có thể thoải mái ăn mừng năm mới, thăm hỏi người thân, bạn bè. 
 
Ở 1 số nước châu Á, người ta quan niệm rằng ngày rằm tháng Giêng còn là ngày mà đức Phật giáng lâm tại chùa, còn gọi là ngày vía Thiên Quan. Người dân thường có lệ đến chùa lễ Phật cầu an, giải trừ vận hạn… cũng là vì thế. 

Tin bài cùng chuyên mục: