(Lichngaytot.com) Khảo cây lấy quả là nét đẹp phong tục tập quán ngày Tết Đoan Ngọ được truyền lại sau bao đời, gia chủ khảo cây với mong muốn hoa trái đầy vườn, mùa màng tốt tươi...
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Trong ngày này, người dân Việt Nam có nhiều tục lệ lâu đời, nhiều tục lệ đã trở thành tập quán, như ăn rượu nếp, ăn trái cây để diệt sâu bọ.
Tuy nhiên, có 1 tục lệ vô cùng độc đáo nhưng đang dần mai một khi mà nền văn hóa nông nghiệp của Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, không còn quá phụ thuộc vào “ông trời” để cho mùa bội thu nữa.
Tuy nhiên, có 1 tục lệ vô cùng độc đáo nhưng đang dần mai một khi mà nền văn hóa nông nghiệp của Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, không còn quá phụ thuộc vào “ông trời” để cho mùa bội thu nữa.
Tục xưa ít biết trong ngày Tết Đoan Ngọ mà Lịch ngày tốt muốn giới thiệu với các bạn độc giả ngày hôm nay chính là tục “Khảo cây lấy quả”, 1 tục lệ phản ánh mong ước về 1 cuộc sống sung túc đủ đầy, không phải lo cơm ăn áo mặc, trong nhà lúc nào cũng hoa trái ngọt ngào…
Khảo cây lấy quả, đúng như tên gọi của nó, người ta sẽ tra khảo cái cây để yêu cầu nó ra quả nhiều hơn. Nghe có vẻ phi lý, nhưng với trí tưởng tượng phong phú cùng với niềm tin mãnh liệt, tục lệ này đã được truyền qua hàng trăm, hàng ngàn năm, từ đời này sang đời khác.
Theo đó, nếu nhà có trồng cây ăn quả đã lớn mà mãi chưa ra quả, hoặc có ra quả nhưng rất ít, hay ra nhiều hoa nhưng không đậu quả, hay rụng lúc quả còn non, gia chủ sẽ tiến hành tục Khảo cây lấy quả vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.
Chủ nhà sẽ chuẩn bị sẵn 1 cái vồ gỗ, chày hay dao to mang ra vườn, đúng 12h trưa, tức Chính Ngọ thì ra khảo cây. Việc này thường có sự tham gia của 2 người, 1 đứa trẻ đóng vai cái cây và 1 người lớn là chủ nhà sẽ đóng vai người tra khảo.
Lời vấn đáp khi khảo cây cũng rất đa dạng, có nơi có hẳn bài vè để khảo cây, có nơi lại chỉ diễn nôm mà thôi.
Nếu diễn theo bài vè thì sau khi chú bé đóng vai cái cây trèo lên cây cần khảo, chủ nhà ở dưới sẽ lấy cái vồ hay dao, chày gõ vào cây và nói “Dâu dả dâu da, ra quả cho bà, không thì bà đánh”.
Tên cây có thể tùy ý thay đổi cho phù hợp với tình cảnh.
Sau khi nghe chủ nhà “khảo”, chú bé trên cây sẽ vờ hốt hoảng mà nói, giọng sợ hãi: “Xin bà nhẹ tay, năm nảy năm nay, con xin ra quả.” Đơn giản vậy thôi là xong việc Khảo cây lấy quả, 2 người vào nhà dùng cơm, cũng đúng lúc mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ vừa dọn xuống.
Tên cây có thể tùy ý thay đổi cho phù hợp với tình cảnh.
Sau khi nghe chủ nhà “khảo”, chú bé trên cây sẽ vờ hốt hoảng mà nói, giọng sợ hãi: “Xin bà nhẹ tay, năm nảy năm nay, con xin ra quả.” Đơn giản vậy thôi là xong việc Khảo cây lấy quả, 2 người vào nhà dùng cơm, cũng đúng lúc mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ vừa dọn xuống.
Với cách diễn nôm, tục Khảo cây lấy quả diễn ra dài dòng hơn, chi tiết hơn. Song cũng tương tự như cách trên, vẫn cần có 2 người và tiến hành vào đúng giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5. Chủ nhà ra vườn dùng sống dao hay cái chày gõ mạnh vào gốc cây 3 lần rồi đánh tiếng: “Cây này”. Khi ấy đứa bé đóng vai cái cây đã nấp sẵn trên cây sẽ lên tiếng: “Dạ…dạ…dạ!”
Chủ nhà hắng giọng hỏi tiếp: “Sao cây lớn rồi mà không chịu ra quả?” (hoặc “Sao cây đang sai quả mà giờ lại ra ít, ra nhiều hoa mà không đậu quả, đậu nhiều quả mà hay rụng…”) Đứa trẻ run giọng đáp: “Dạ con biết tội rồi ạ! Con biết tội rồi ạ! Con biết tội rồi ạ!” Riêng ở đoạn này, đứa trẻ đóng vai cái cây phải nhớ mà nói đúng 3 lần.
Chủ nhà lại quát lớn: “Biết tội chưa?” Đứa trẻ vờ sợ hãi: “Con biết tội rồi ạ!” Chủ nhà quát lớn hơn: “Đã biết tội thì sang năm phải ra nhiều quả, quả to, ngon, đẹp, nghe chưa?” Đứa trẻ nhanh nhảu đáp: “Xin vâng ạ.” Chủ nhà lại khảo: “Thế ra bao nhiêu quả?” Tùy theo loại cây mà đứa trẻ sẽ có câu trả lời tương ứng, hay đơn giản hơn là “Ra nhiều quả ạ.”
Cuối cùng, chủ nhà vờ dọa nạt: “Thế không ra quả hay quả bị rụng, sâu thối thì ta chặt bỏ nghe chưa?” Đứa trẻ trong vai cái cây lại trả lời: “Dạ xin vâng ạ! Xin vâng ạ! Xin vâng ạ!” (phải nói đúng 3 lần). Ấy là thủ tục đã tạm xong, đứa trẻ xuống khỏi cái cây, còn chủ nhà khi đó sẽ lại trèo lên cây, róc bỏ tượng trưng những cành nhánh phụ, cây khô gãy hay bị sâu… như 1 lời răn đe với cái cây.
Đây là 2 cách khảo phổ biến nhất, còn tục Khảo cây lấy quả sẽ tùy theo vùng miền mà có sự thay đổi tùy biến. Có nơi khảo cây bằng vồ gỗ, có nơi lại dùng dao rựa, chày hay cây roi, gậy gộc…
Song điểm chung giữa các cách khảo cây đó là tục này sẽ được tiến hành vào đúng giờ Chính Ngọ, tức 12h trưa ngày mùng 5 tháng 5. Người đóng vai cái cây thường là trẻ con trong nhà, cây bị khảo là những cây không sai quả, hay bị sâu bệnh, cho sản lượng không cao.
Đây là tục lệ thú vị và độc đáo, được lưu truyền qua nhiều đời, thể hiện mong ước cây trái đầy vườn, mùa màng tươi tốt của các cụ ta từ xưa.
Giờ hoa trái nhiều, có cả trái cây nhập khẩu, nhưng chắc hẳn cứ đến Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là trên mâm cỗ cúng của mọi nhà đều không thể thiếu được hoa trái ngọt lành của vùng đất Việt, những trái vải, trái mận, trái xoài đã đi vào tuổi thơ của không biết bao nhiêu người con xứ này.
Đừng để cho tục lệ này trở thành chuyện xưa, tích cũ, chỉ tồn tại trong trí nhớ mà thôi.
Giờ hoa trái nhiều, có cả trái cây nhập khẩu, nhưng chắc hẳn cứ đến Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là trên mâm cỗ cúng của mọi nhà đều không thể thiếu được hoa trái ngọt lành của vùng đất Việt, những trái vải, trái mận, trái xoài đã đi vào tuổi thơ của không biết bao nhiêu người con xứ này.
Đừng để cho tục lệ này trở thành chuyện xưa, tích cũ, chỉ tồn tại trong trí nhớ mà thôi.