► Mời các bạn xem ngày khai trương, xem ngày xuất hành theo tuổi để phát đạt, may mắn |
1. Ý nghĩa của việc cúng gà ngày Tết
Cúng gà đêm Giao thừa thường cúng gà trống. Trong quan niệm dân gian của người Việt xưa, con gà trống được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điềm lành dữ, đoán định tương lai… Gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà như biểu tượng văn hóa đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông.
Người ta cúng gà trống với hi vọng nó sẽ đánh thức mặt trời, cung cấp đầy đủ ánh nắng chiếu sáng cho cả năm, mang lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp.
- Đầu đội mũ (mào gà trống) là Văn: chiếc mào gà dựng đứng cao thẳng thể hiện chí khí.
- Bước đi nhanh là Võ: gà trống thường đi đầu đàn và dẫn theo cả đàn gà, dáng đi nhanh nhẹn và mạnh mẽ.
- Gặp dịch dám chiến đấu là Dũng: bằng việc linh hoạt di chuyển và những cú mổ chính xác, gà trống có thể chiến đấu tới cùng để bảo vật đàn của mình trước các loài vật khác.
- Có miếng ăn biết gọi đàn là Nhân: khi gặp nơi có thức ăn thường kêu cả đàn ra ăn chung với nhau.
- Luôn căn gác ban đêm là Tín: gà ngủ sớm và thức đêm, tiếng gà gáy báo hiệu thời gian cho mọi người. Gà gáy sáng gắn liền với bình minh, xua tan bóng tối cũng như canh gác khỏi những kẻ hiểm độc lợi dụng bóng tối để tấn công và hãm hại người khác.
Gà cúng quay đầu vào trong hay ra ngoài trong lễ cúng Giao thừa? |
2. Đặt gà cúng đêm Giao thừa như thế nào cho đúng?
- Lễ cúng Giao thừa ngoài trời: Đặt đầu gà quay ra ngoài
Cúng giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và chào đón quan quân cải quản năm mới. Do đó, khác với gà cúng gia tiên, với mâm cúng đêm giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Tân niên Hành khiển cai quản năm mới đi qua.
Cách đặt như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.
Với mong ước về sự may mắn, an lành, tốt đẹp, việc chọn gà cúng đêm Giao thừa phải là gà trống hoa, mới gáy le te, không khuyết tật, màu lông đỏ hoặc vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng,mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là phải chưa đạp mái.
Điều này hàm ý về lễ vật khỏe mạnh, tinh khiết, chưa vướng “bụi trần” thì lời khẩn cầu mới được linh nghiệm. Với gà mái, có thể chặt miếng, nhưng sẽ không được đẹp mắt và giảm bớt đi phần nghiêm cẩn.
- Lễ cúng trên ban thờ gia tiên: Đặt đầu gà quay vào phía trong
Bày gà cúng nếu quay đầu ra phía ngoài trông sẽ thuận mắt người nhìn hơn, còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức mà thiếu đi ý nghĩa tâm linh đẹp đẽ vốn có của nó.
Tuy nhiên theo ý kiến của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thì việc đặt gà quay vào trong hay quay ra ngoài không quan trọng. Bởi lẽ trong văn hóa thờ cúng thần linh từ xưa người ta chỉ thờ một miếng thịt là đủ, chỉ khi cuộc sống đã đầy đủ hơn thì người ta mới cúng cả con gà.
Tin cùng chuyên mục:
Năm Dậu cúng gà có được không là băn khoăn của nhiều gia đình khi chuẩn bị bước sang năm mới. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ điều đó