Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Đêm Giao Thừa cúng gà mái được không? Gia chủ không biết điều này coi chừng mất LỘC!

Thứ Tư, 31/01/2024 12:00 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đêm Giao thừa cúng gà mái có được không là câu hỏi của khá nhiều người, sau đây là lời giải đáp chuẩn về việc cúng gà Tết cho mọi người tham khảo.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

 

1. Ý nghĩa của việc cúng Giao thừa


Dem Giao thua cung ga mai co duoc khong

 

Thờ cúng tổ tiên là phong tục của nhiều người Việt vào đêm Giao thừa, bạn có biết ý nghĩa của việc cúng tổ tiên vào đêm Giao thừa hàng năm là gì không?

Đêm Giao thừa là ngày cuối cùng trong năm theo âm lịch, người Việt không quên cội nguồn của mình và việc thờ cúng tổ tiên cũng vậy.

Người VIệt có truyền thống không quên thờ cúng tổ tiên đã khuất trong các dịp lễ hội, và đêm Giao thừa cũng không ngoại lệ.

Thờ cúng tổ tiên trong đêm giao thừa có nghĩa là cúng tế tổ tiên đã khuất để bày tỏ ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên. Chúng ta tha thiết tỏ lòng thành kính với tổ tiên, cầu nguyện và báo đáp sự che chở, phù hộ của họ, truyền cảm hứng cho thế hệ mai sau.

Phong tục truyền thống này được truyền từ đời này sang đời khác, người dân luôn tổ chức lễ cúng vào đêm Giao thừa để bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong phước lành. 

Mâm cúng tổ tiên trong nhà để mời gia tiên về thưởng thức, dâng những món ăn ngon với lòng thành cầu mong gia tiên yên nghỉ, mộ phần êm đẹp phù hộ con cháu làm ăn may mắn. 

Mâm cỗ cúng ngoài trời cầu xin thần linh, mặt trời thức dậy mang ánh sáng ngày mới tới suôn sẻ và thuận buồm xuôi gió.
 
Thời khắc giao thừa tức thời khắc chuyển giao và đánh dấu năm mới nên coi như đó là thời điểm quan trọng để biết năm mới làm ăn có thuận lợi hay không.
 

2. Đêm Giao thừa cúng gà mái có được không?


Đêm Giao thừa cúng gà mái có được không? Đêm Giao thừa không nên cúng gà mái.

Không phải tự dưng mà các gia đình đều phải chọn gà trống cúng Giao thừa vì nó mang ý nghĩa rất sâu sắc và quan trọng trong tín ngưỡng phong tục và phong thủy ngày Tết.

Gà cúng trong mâm cỗ giao thừa vô cùng quan trọng. Gà có ý nghĩa kết nối thần linh, gọi Mặt trời. Hầu hết các gia đình đều dùng gà làm cúng phẩm. 
 
Lúc này vai trò của gà cúng là cất tiếng gáy gọi Mặt trời và ở tư thế gà chầu để chào đón năm mới, mời gọi thần linh, tôn kính gia tiên về ăn Tết đón năm mới cúng gia đình, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đất trời, gia tiên, thần linh trong một năm qua.
 
Gà cúng Giao thừa không thể chọn gà mái. Bởi vì gà mái vốn không cất tiếng gáy, thế nên sẽ không thể đánh thức Mặt trời.

Đêm Giao thừa mà đặt gà mái lên cúng giao thừa đa phần được xem là không may mắn, mang lại xui xẻo, thần Mặt trời không tỉnh dậy thì nhân gian và gia đạo cả năm đó sẽ có vận trình u ám, mưa không thuận gió không hòa, làm ăn gặp nhiều khó khăn.

Gà trống là loài vật cất tiếng gáy bắt đầu ngày mới khi ánh ban mai vừa ló rạng. Trên đầu gà trống có mào lớn, đỏ chót, được coi như biểu tượng của Mặt trời rực rỡ.

Lễ cúng Giao thừa rất được coi trọng. Tùy theo phong tục, mỗi vùng miền lại có một cách sắp lễ cúng khác nhau, nhưng luôn có đĩa xôi và con gà trống luộc dâng lên tổ tiên nhằm cầu xin những điều tốt lành, suôn sẻ sẽ đến trong cả năm mới.

Nhiều gia đình vẫn giữ truyền thống xem chân gà trống cúng đêm giao thừa để đoán định tương lai cả năm đó.

Hơn nữa trong văn hóa của người Việt, người đàn ông là chủ gia đình, do đó gà trống đại diện cho gia chủ để gửi lời nguyện cầu tới tổ tiên và thần linh. Bởi vậy dịp này không được dùng gà mái mà cần dùng gà trống. 

Gà mái mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở do đó thường được cúng trong lễ cầu con cái, mong tài lộc phát triển, con cái đông đúc sum vầy. 

Gà trống không thể thiếu trong mâm cúng Giao thừa, ngày cúng ông Công ông Táo, khai trương, động thổ...

3. Lưu ý khi cúng gà đêm Giao thừa


Luu y khi cung ga dem giao thua
 

Phải bày nguyên con gà lên đĩa


Theo quan niệm tâm linh thì khi cúng giao thừa thì gà cúng nên để nguyên con cùng với lòng tiết đầy đủ

Việc đặt nguyên cả con gà lên đĩa để thể hiện sự trang trọng và tôn kính. Thần linh hay ông bà tổ tiên chỉ cần thấy được tấm lòng thành tâm của chúng ta, không cần phải cầu kỳ, bày vẽ mâm cao cỗ đầy cầu kỳ quá mức thì mới gọi là thành tâm.

Gia đình nào không có điều kiện thì chỉ cần đĩa xôi con gà cũng được miễn là gà luộc nguyên con. 

Nên chọn gà trống choai để cúng


Người Việt thường ưu tiên chọn gà trống choai để cúng Giao thừa vì đây là con gà mới le te gáy với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết, chưa biết tình yêu là gì, gà ngậm hoa hồng nguyên con vừa đẹp vừa mang ý nghĩa tốt lành.

Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp, mong một năm không vướng bận xui xẻo, sạch sẽ và thuận lợi.

Hướng đặt gà cúng trong và ngoài nhà


Khi cúng Giao thừa ngoài trời, gà cúng đặt đầu hướng ra đường để đón quan Tân niên Hành khiển của năm mới và tiễn quan Hành khiển năm cũ.
 
Khi cúng Giao thừa trong nhà, gà cúng đặt trên bàn thờ cần có cách đặt hợp lý.

Phần lớn, mọi người sẽ đặt gà quay đầu vào trong, hướng về phía bát hương với tư thế oai nghiêm, miệng gà ngậm bông hồng đỏ, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. 
 
Tư thế chuẩn của gà cúng gọi là "Chầu phục". Không nên đặt gà quay đầu ra, vì theo quan niệm đó là tư thế không thuận.

Đặt gà quay đầu ra ngoài tuy đẹp nhưng phần phao câu lại quay vào án thờ, đó là sai cách.

Đặt gà quay vào trong thì phao câu chổng ra ngoài cũng mất mỹ quan. Bởi vậy, khi đặt gà cúng, nên đặt chéo khoảng 30 - 45 độ, đầu gà hướng về bàn thờ là đẹp nhất.

Mời bạn tham khảo thêm tin:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X