Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Giao thừa năm Rắn cúng Gà có sợ “cõng rắn cắn gà nhà” mang xui xẻo đen đủi cho cả năm 2025

Chủ Nhật, 19/01/2025 11:35 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không ít người kiêng cúng gà năm Tị, đặc biệt là trong lễ cúng giao thừa, phải chăng xuất phát từ tâm lý lo sợ "cõng rắn cắn gà nhà"? Không cúng gà thì cúng gì năm Ất Tỵ 2025?
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Nam Ran kieng cung ga - Nam Ti co nen cung ga?
 

1. Thực hư năm Rắn 2025 không nên cúng gà?

 

1.1 Vì sao mọi người kiêng cúng gà năm Tị?


Cúng gà, nhất là gà trống, mang ý nghĩa linh thiêng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi tiếng gà gáy mang lại sự uy quyền khi gọi được Mặt trời lên. Vì lẽ đó mà từ xưa tới nay, người ta cúng gà trống trong các nghi lễ lớn, đặc biệt là cúng giao thừa nhằm đánh thức Mặt trời, hy vọng năm mới thuận lợi, thịnh vượng. 

Lo sợ điềm không lành, không linh nghiệm
 
Tuy nhiên không ít người cho rằng, cúng giao thừa năm Ất Tỵ 2025 thì kiêng cúng gà. Điều này xuất phát từ quan niệm rắn cắn gà, rắn nuốt gà.

Rắn là linh vật của năm 2025 đấy, nhưng đây lại là loài vật khiến nhiều người sợ hãi. Trong thực tế chăn nuôi thì rắn thường lùng xục vào chuồng gà cắn gà.

Hình ảnh "cõng rắn cắn gà nhà" trong thành ngữ dân gian đã trở thành nỗi sợ của nhiều người.

Vì thế nhiều người cho rằng cúng gà trong năm 2025 nghĩa là gia chủ sẽ phải hiến tế tài sản của mình cho linh vật rắn. Hoặc cúng gà có thể không linh nghiệm không giúp mang lại may mắn, chưa cúng chưa khấn nguyện thì có thể đã bị "nuốt" mất nên khó mà mang tới điềm lành hay may mắn được. 

Chỉ là góc nhìn suy luận liên tưởng, kiêng kỵ tương đối với từng vùng miền
 
Dẫu vậy, quan điểm này cũng chỉ là một góc nhìn suy luận liên tưởng, không có cơ sở khoa học nào giải thích. Vấn đề kiêng kỵ này cũng là tương đối với từng vùng miền hay quan điểm mỗi người.
 
Xét theo góc nhìn khác, đó cũng là niềm tin tâm linh khó giải thích nên nhiều người tin. Trên thực tế, nhiều nơi họ kiêng cúng gà không chỉ ở năm Tị mà còn có năm Dậu vì lý do khác. Tuy vậy vẫn có nơi, có gia đình cúng gà bình thường.

Bởi thế mới nói, việc kiêng kỵ chỉ mang tính chất tương đối ở một số người, không phải là tuyệt đối với tất cả mọi người, mọi vùng miền.

Thành tâm vẫn là lễ vật quan trọng hơn cả trong văn hóa tâm linh

Trong văn hóa tâm linh thì sự thành tâm vẫn là yếu tố quan trọng nhất, một thái độ thành tâm hơn ngàn lễ vật dâng cúng.

Theo đó, trong trường hợp bạn cảm thấy lo lắng hay còn băn khoăn về vấn đề năm Rắn kiêng cúng gà thì có thể không cúng gà cũng được.

Thậm chí nhiều người kiêng không cúng thịt động vật vì để tránh sát sinh nên chỉ cúng đồ chay và hoa quả, điều này cũng hợp lý theo một góc nhìn khác.
 

1.2  Ý nghĩa cúng gà dịp lễ Tết, đặc biệt là giao thừa
 

Gà cúng, đặc biệt là gà trống mang ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới  nay.

Gà cúng là biểu trưng cho lòng thành của gia chủ. Tiếng gáy của gà trống kết nối với thần linh, đánh thức Mặt trời dậy để bắt đầu cho một ngày mới.

Thế nên dịp đầu Xuân năm mới, đặt biệt là nghi lễ cúng giao thừa, thường dùng gà trống để gọi Mặt trời mang ánh sáng cho năm mới, biểu thị sự may mắn, thịnh vượng, tràn ngập hy vọng.
 
Trong văn hóa dân gian, gà trống cũng là linh vật biểu trưng cho Văn, Dũng, Nhân, Lễ và Nghĩa của người nam giới. Thời xưa gà trống như đại diện cho người chủ gia đình để kết nối với thần linh gửi lời khấn nguyện của gia chủ. 
 
Sau này nhiều người dùng gà mái để cúng biểu thị buồng trứng sinh sôi phát triển, nhất là khi cúng cầu tài cầu lộc và cầu con. Nhưng gà trống vẫn được dùng phổ biến hơn cả. Đặc biệt nghi lễ cúng khai trương và cúng giao thừa thì thường là gà trống.
 
Lễ vật gà trống ngậm bông hoa hồng không chỉ đẹp, mà còn rực rỡ và mang ý nghĩa may mắn lâu dài và tài lộc bền vững.
 

2. Điều quan trọng cần nhớ khi cúng gà giao thừa Ất Tỵ 2025


Nếu vẫn cúng gà cho các nghi lễ Tết Ất Tỵ 2025 này, nhất là cúng giao thừa, quý bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
 

2.1 Chú ý hướng gà quay ra quay vào

 
Việc đặt gà cúng quay về hướng nào trên ban thờ hay mâm cỗ cúng cũng rất quan trọng về mặt tâm linh. Tùy theo mâm cúng ngoài trời hay trong nhà, trên ban thờ mà người cúng cần chú ý vị trí đặt gà, và hướng đặt gà cúng cho phù hợp. Cụ thể như sau:

- Trên ban thờ tổ tiên

Khi đặt gà cúng trên ban thờ gia tiên thì người ta thường cho gà quay đầu vào bát hương nghĩa là gà chầu. Điều đó cho thấy gà hướng vào tổ tiên thần linh thay mặt gia chủ kết nối với tổ tiên và thần linh.

Thế nên người xưa cho rằng nếu đặt gà quay ra, mông quay vào bát hương là bất kính không linh nghiệm.

- Với mâm cỗ cúng ngoài trời, nhất là giao thừa 
 
Nhưng với mâm cúng ngoài trời đặc biệt cúng giao thừa thì cần chú ý gà và bát hương phải hướng về phía Mặt trời mọc.

Người cúng đứng sau lưng gà và cùng hướng Mặt về phía mặt trời để gọi mặt trời lên, để mong Mặt trời ban ánh sáng cho ngày mới tốt lành rạng rỡ.
 
ga ngam hoa hong
 

2.2 Gà cúng ngậm hoa hồng đỏ

 
Sắc đỏ của hoa hồng mang tới không khí rực rỡ và cảm giác may mắn, thịnh vượng. Bởi thế khi cúng gà trống người ta thường cho gà ngậm hoa hồng đỏ.
 
Cần chú ý, tránh cho gà cúng ngậm những loại hoa có ý nghĩa không đẹp như hoa ly, hoa dâm bụt, hoa nhài... kẻo ý nghĩa thờ cúng mất linh thiêng.
 

3. Nếu không cúng gà giao thừa năm Ất Tỵ 2025 thì cúng gì?


cung thit nac vai
 
Nếu không cúng gà cho giao thừa năm Ất Tỵ 2025, bạn có thể thay thế bằng một khổ thịt vai, hay một cái chân giò, đều là những món có ý nghĩa vật cúng.
 
Có quan điểm cho rằng, lễ cúng giao thừa ngoài trời (lễ Thái tuế ngoài sân, cung nghênh quan hành khiển năm mới), thì có thể không cúng gà, mà hãy cúng tam sinh (3 loại thịt). Dân gian xưa hay dùng là 3 loại thực phẩm đẻ trứng, như thịt ngan, chim bồ câu, cá… thay thế. Có thể dùng 3 loại vật đẻ trứng để cúng. Hoặc mua cá cũng đẻ trứng.
 
Dâng cúng thịt ngan thì phải chặt miếng. Cúng chim bồ câu thì nên hầm và vì con chim quá bé nên cần là 3 – 5 con cho tròn đĩa/bát.
 
Giờ đơn giản hơn, có thể dùng các thực phẩm khác như chân giò lợn, giò bò, giò lợn, giò cá… thay thế. Lưu ý là chân giò dâng cúng không nên chặt mà thái khoanh khoảng 3 lạng.
 
Còn nếu trường hợp cúng giao thừa bằng đồ chay thì phải chay hoàn toàn, không phải nửa chay nửa mặn.

Tựu chung lại, chuyện thờ cúng là tự tâm. Cúng gà hay lễ vật nào khác tùy quan điểm và điều kiện mỗi gia đình. Cúng lễ có ý nghĩa dâng cúng Trời, Đất, Thần, Phật, Tổ tiên... cho chúng ta có cuộc sống hôm nay, cúng để tâm mình cảm thấy thanh thản, mãn nguyện là được.

Trên đây Lịch Ngày Tốt đã lý giải chi tiết vấn đề "Năm Rắn kiêng cúng gà". Mong rằng thông tin hữu ích với bạn!

Tin hay dành cho bạn:

>> Không phải rượu thịt, đây mới là thứ tốt nhất để cúng trên bàn thờ ngày Tết Ất Tỵ 2025

Tin cùng chuyên mục

X