(Lichngaytot.com) Cúng giao thừa ngoài trời hay trong nhà là thắc mắc của không ít người, Lịch Ngày Tốt xin đưa ra những thông tin chuẩn xác về văn hóa cũng như tâm linh để bạn đọc tham khảo, từ đó lựa chọn cho mình các làm đúng đắn và phù hợp nhất.
Cúng giao thừa là phong tục không thể thiếu đối với người Việt, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới được coi là thiêng liêng, không thể không chú trọng. 24 giờ ngày cuối cùng của năm nhà nào cũng biện lễ cúng, đánh dấu việc chính thức đón năm mới về mặt tâm thức. Và khá nhiều người, nhất là người trẻ luôn đắn đo xem nên cúng giao thừa ngoài trời hay trong nhà mới là chuẩn.
Thực chất, trong lúc chuyển giao này không chỉ có một lễ cúng mà theo đúng phong tục của người Việt phải làm hai lễ: lễ cúng giao thùa và lễ cúng tổ tiên. Cúng giao thừa tiến hành ngoài trời, cúng tổ tiên làm ở trong nhà; cúng giao thừa trước rồi cúng tổ tiên, làm lễ ngoài trời rồi tới lễ trong nhà.
Qua thời gian, mọi người thường gộp chung hai lễ này thành một tên gọi là lễ cúng giao thừa nên mới có sự nhầm lẫn, thắc mắc xem nên cúng ngoài trời hay trong nhà. Lịch Ngày Tốt xin giới thiệu về cả hai lễ để bạn đọc hiểu và làm chuẩn xác, đúng với truyền thống văn hóa của ông cha.
1. Lễ cúng giao thừa
Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, tiến hành vào đúng thời khắc giao giữa năm cũ và năm mới (khâu chuẩn bị và quá trình làm lễ có thể kéo dài từ 23 giờ ngày cuối năm tới 1 giờ ngày đầu năm). Lễ này xuất phát từ quan niệm xa xưa, mỗi năm có một vị quan Hành Khiển coi sóc việc nhân gian, hết năm thì vị cũ đi vị mới đến nên cần làm lễ tiền Thần cũ đón rước Thần mới.
Cuối năm cũ quan Hành Khiển cũ sẽ đi một lượt qua khắp các nhà để hoàn thành nốt chức trách và quan Hành Khiển mới cũng dạo quanh phố phường để xem xét đảm đương nhiệm vụ mới. Thế nên lễ cúng phải tiến hành ngoài trời để các vị Hành Khiển lướt qua sẽ nhận được lễ, chứng cho sự thành tâm của gia chủ.
Với gia đình có điều kiện thì lễ cúng diễn ra ở sân, trước cửa nhà; nếu ở nhà chung cư có thể cúng ở ban công, miễn sao là ngoài trời. Thời gian hai vị Hành Khiển chuyển giao công việc diễn ra rất nhanh, là khoảnh khắc đúng 24 giờ ngày cuối năm nên các công tác chuẩn bị phải đầy đủ từ trước, đúng giờ chuông điểm là lên hương làm lễ.
Mâm cúng giao thừa không cầu kì, lễ mặn gồm con gà luộc, xôi, giò, bánh chưng; lễ chay là hoa quả, trầu cau, gạo muối, trà rượu, hương đèn và đồ mã, giấy sớ. Đồ mã có thể chuẩn bị mũ nón áo quần cho các vị Hành Khiển cùng một ít tiền vàng làm lộ phí.
Dân gian truyền lại, có 12 vị Hành Khiển và 12 vị Phán Quan giúp việc cho Hành Khiển, mỗi năm một vị Hành Khiển và một vị Phán Quan đảm nhiệm coi sóc nhân gian.
Tiễn vị nào, đón vị nào phải đọc cho đúng, làm tấu sớ rõ ràng không được nhầm lẫn. Năm 2018 Mậu Tuất là năm coi sóc của Việt Vương Hành Khiển, Thiên bá hành binh chi thần và Thành Tào Phán Quan.
Tiễn vị nào, đón vị nào phải đọc cho đúng, làm tấu sớ rõ ràng không được nhầm lẫn. Năm 2018 Mậu Tuất là năm coi sóc của Việt Vương Hành Khiển, Thiên bá hành binh chi thần và Thành Tào Phán Quan.
2. Lễ cúng gia tiên
Người Việt Nam có tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên vô cùng mạnh mẽ, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, coi trọng đạo hiếu và sự tiếp nối giữa các thế hệ. Việc duy trì hương khói cho những người đã khuất là cách để gìn giữ tình cảm gia đình, tăng cường sức mạnh cộng đồng và tạo điểm tựa về tinh thần cho mỗi thành viên.
Năm cũ qua đi nắm mới đến là thời khắc quan trọng nhất trong năm, không thể thiếu việc báo cáo tổ tiên. Sau khi làm lễ cúng giao thừa ngoài trời cần phải dâng lễ lên hương và khấn ở ban thờ trong nhà. Đồ lễ có thể chỉ cần hoa quả, trầu cau, hương đèn, không cần lễ mặn cũng được, hoặc bày xôi giò, bánh chưng chứ không cần con gà luộc.
Ngoài ra, nếu trong nhà có ban Thổ Địa, Thổ Công thì cũng lên hương, dâng hoa quả và khấn để báo thần đất năm mới tới, mong cho gia trạch bình an thuận lợi.
Với những thông tin ở trên, mong rằng mọi người sẽ không còn nhầm lẫn cúng giao thừa ngoài trời hay trong nhà, làm tốt những nghi thức tâm linh để có dịp Tết ý nghĩa, trọn vẹn.
Thái Vân