- 1. Năm Giáp Thìn 2024 cúng chính Rằm tháng Chạp là đẹp nhất
- 2. Sắm lễ cúng Rằm tháng Chạp 2024 chuẩn nhất
- 3. Bài văn khấn Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn chuẩn văn khấn cổ truyền
- 3.1 Bài văn khấn Thổ công và các vị thần ngày Rằm tháng Chạp
- 3.2 Bài cúng Gia tiên ngày Rằm tháng Chạp
- 3.3 Văn khấn Rằm tháng Chạp cho Phật tử tại gia
- 4. Ai là người thực hiện lễ cúng này?
- 5. Kiêng kỵ trong ngày rằm tháng Chạp
- 6. Một số tục lệ khác trong ngày rằm tháng Chạp
Vì sao Rằm tháng Chạp lại đặc biệt? Rằm tháng Chạp là cột mốc đánh dấu ngày Rằm cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị bước sang năm mới. Chính vì đây là Rằm cuối cùng của năm cũ, khép lại một năm nhiều sự việc xảy ra, nên ai ai cũng tất bật sắm lễ để dâng cúng gia tiên, thần linh nhằm cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ tới trong năm mới đồng thời xua đi khó khăn hay xui xẻo đang gặp phải của năm cũ. Theo đó mà nhiều người quan niệm, cúng Rằm tháng Chạp có điều khác biệt hơn so với các ngày Rằm khác trong năm. |
1. Năm Giáp Thìn 2024 cúng chính Rằm tháng Chạp là đẹp nhất
Theo Lịch vạn niên, ngày Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn 2024 (tức ngày 15 âm lịch) rơi vào thứ 3, ngày 14/1/2025 dương lịch.
Đây là ngày rất đẹp để tiến hành nghi lễ cúng Rằm năm nay, các gia đình nên sắp xếp thời gian để nghi lễ cúng Rằm cuối cùng của năm Giáp Thìn được diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp và đảm bảo sự linh thiêng.
- 3 khung giờ VÀNG trong ngày chính Rằm (15 âm lịch)
- Giờ Ất Mão (5h-7h): Khung giờ thuộc sao Bảo Quang soi sáng. Giờ này tốt nhất cho việc khai trương, tiếp đến các các nghi lễ thờ cúng. Cúng Rằm tháng Chạp 2024 giờ này thì cầu tài lộc dễ phát, kinh doanh buôn bán thuận lợi.
- Giờ Đinh Tị (9h-11h): Khung giờ thuộc sao Thiếu Vi và sao Thiên Khái chiếu sáng. Cúng Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn vào giờ này thì gia chủ làm gì cũng suôn sẻ, dễ gặp được quý nhân tương trợ, lúc nguy nan có người ứng cứu kịp thời.
- Giờ Canh Thân (15h-17h): Khung giờ thuộc sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn sao chiếu. Làm lễ cúng Rằm giờ này thì công việc thuận lợi, kinh doanh phát đạt, sở cầu như nguyện.
- Lưu ý quan trọng khác
- Nếu gia chủ không sắp xếp được thời gian để cúng Rằm trong ngày 15 âm lịch thì có thể thực hiện vào ngày 14 âm lịch. Theo đánh giá mức độ tốt xấu, thì ngày 14 âm lịch tháng Chạp 2024 không tốt cũng không xấu, ngày ở mức trung bình, cũng thích hợp cho các nghi lễ cầu cúng.
2. Sắm lễ cúng Rằm tháng Chạp 2024 chuẩn nhất
Lễ chay thường bao gồm:
- Hương
- Hoa tươi
- Trái cây
- Trầu cau
- Nước sạch
- Đèn nến
- Vàng mã
- Rượu, thuốc lá
Một số món đặc trưng cho ngày Tết như gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, măng xào…
Nhìn chung tùy khẩu vị từng địa phương, từng gia đình mà có sự chuẩn bị mâm cỗ mặn khác nhau.
3. Bài văn khấn Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn chuẩn văn khấn cổ truyền
Dưới đây là những bài cúng Rằm tháng Chạp phổ biến nhất, chuẩn theo văn khấn cổ truyền Việt Nam.
3.1 Bài văn khấn Thổ công và các vị thần ngày Rằm tháng Chạp
Nam mô A Di Đà Phật!
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
3.2 Bài cúng Gia tiên ngày Rằm tháng Chạp
3.3 Văn khấn Rằm tháng Chạp cho Phật tử tại gia
Ngày nay, có không ít người theo đạo Phật, thành tâm hướng Phật nhưng không xuất gia. Dù thờ Phật tại gia, song lễ nghi thờ cúng thì đều phải đúng cách.
Dưới đây là bài văn khấn nôm dành cho tín đồ Phật tử tại gia vào ngày rằm tháng Chạp, có thể dùng để khấn Phật tại nhà, khấn gia tiên, cũng có thể dùng khi lên chùa lễ Phật vào ngày lễ quan trọng của tháng Chạp này.
Bài lễ thể hiện lòng thành tâm hướng Phật, cầu mong cho chúng sinh bình an, cho gia đình được hòa mục như ý.
Xin Phật độ con gặp
Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô a di Đà Phật!
4. Ai là người thực hiện lễ cúng này?
5. Kiêng kỵ trong ngày rằm tháng Chạp
- Kiêng vay mượn tiền nong: Người ta cho rằng nếu vay mượn tiền bạc vào ngày này thì nó sẽ trở thành khoản nợ lớn trong năm mới sắp tới của bạn. Việc làm ăn, kinh doanh, kiếm tiền của năm sau cũng sẽ khó khăn hơn nhiều vì tài khí thất tán, may mắn chẳng có bao nhiêu, dễ gặp chuyện xui xẻo mà làm ăn thất bát, thua lỗ.
- Kiêng suy nghĩ xấu xa, làm việc hại người: Trong ngày cầu bình an cho gia đình mà lại giữ tâm hại người thì dễ bị bề trên quở trách, giáng họa cho chính mình.
- Kiêng cãi cọ, gây gổ, đánh nhau: Trong ngày thực hiện lễ cúng quan trọng mời Thần Phật, gia tiên về chứng giám mà con cháu lại mâu thuẫn, thiếu đoàn kết thì dễ làm phật lòng bề trên, bị bề trên trách phạt.
- Kiêng làm vỡ đồ, bát đĩa trong nhà: Điều này dễ ảnh hưởng đến tài vận và tình duyên của gia chủ. Đồ đạc hỏng hóc, bát đĩa rơi vỡ là điềm báo tình cảm rạn nứt, tiền bạc hao hụt.
6. Một số tục lệ khác trong ngày rằm tháng Chạp
Ngoài việc biện sửa lễ vật cúng ngày rằm tháng Chạp, tùy theo phong tục từng địa phương mà một số gia đình còn tiến hành làm sớ cầu an.
Bạn có biết: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Ất Tỵ 2025? |
Tin cùng chuyên mục: