(Lichngaytot.com) Câu hỏi vì sao người Do Thái coi trọng sự giàu có sẽ dẫn chúng ta đi ngược về dòng thời gian để tìm hiểu về lịch sự phản ánh quá khứ vô cùng gian khổ của họ.
Những nguyên tắc người Do Thái dạy con để chúng trở thành thiên tài chính là bí quyết được truyền qua đời này tới đời khác của dân tộc hùng mạnh này.
Điều này hé lộ lý do vì sao nơi đây sinh ra những người kiệt xuất như người sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google, Sergey Brin, và người sáng lập ra mạng xã hội Facebook, Mark Zuckerberg, cùng ít nhất 160 người Do Thái đã từng đoạt giải Nobel ở các lĩnh vực khác nhau như: khoa học, nghệ thuật, chính trị, thương mại, chiếm khoảng 1/5 số giải Nobel của thế giới.
Vì sao người Do Thái coi trọng sự giàu có
Khi tìm hiểu về những con người này, chúng ta càng thấy thú vị vì họ không chỉ coi trọng học thức mà còn có những lý do đặc biệt thôi thúc họ làm giàu. Đối với họ tiền bạc rất đáng quý và họ luôn coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc.
Người Do Thái từng bị chê bai, lên án vì thói mê tiền, chính vì thế mà hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối tượng bị bọn Quốc Xã Hitler đập phá đầu tiên hồi thập niên 30.
Nhưng dù có thế nào thì thực tế đã chứng minh rằng việc coi trọng tiền bạc của họ đã giúp cho người Do Thái vượt qua vô ngàn khó khăn, dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, tàn sát dã man suốt 2000 năm qua. Chính nhờ tiền bạc họ sở hữu đã giúp họ tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ, tránh được sự chèn ép.
Dù quan điểm coi trọng tiền bạc bị chỉ trích suốt một thời gian dài nhưng không ai có thể phủ nhận rằng hướng đi đó hoàn toàn đúng vì đó là nền móng vững chắc làm cho dân tộc này dù phải sống lưu vong không tổ quốc hàng nghìn năm nhưng cuối cùng vẫn là dân tộc thành công nhất trên hầu hết các hoạt động của loài người.
Dân Do Thái nổi tiếng với hai bản năng: 1. Bản năng kiếm tiền; 2. Bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền. Xem thêm: Cách tư duy người giàu khiến họ càng giàu mãi
Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan như mở các cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi về sau gọi là hệ thống ngân hàng.
Họ có câu nói rất hay: "Bánh sẽ không tự nhiên từ trên trời rơi xuống", nghĩa là mọi thứ không xảy ra ngẫu nhiên, nếu không đủ nỗ lực, đừng mong có được điều tốt đẹp nào do đó, không biết cách suy nghĩ cho tương lai, bạn sẽ không thể có tương lai. Từ đó họ nghĩ ra công thức nổi tiếng: Thời gian + Hành động = Của cải.
Người Do Thái dù đi làm thuê hay làm ăn riêng họ luôn biết nhìn xa trông rộng, vạch ra chiến lược để làm giàu và việc trước tiên là phải tiết kiệm tiền bạc. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.”
Không phải ngẫu nhiên mà người dân Do Thái biết được ưu tiên về việc kiếm tiền, làm giàu, trong kinh Talmud của họ đã viết rằng: "Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình".
Không phải ngẫu nhiên mà người dân Do Thái biết được ưu tiên về việc kiếm tiền, làm giàu, trong kinh Talmud của họ đã viết rằng: "Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình".
Có thể thấy, đây là điểm khác biệt của đạo Phật, đạo Nho với đạo Ki-tô. Theo người Do Thái, sở hữu tài sản là một trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với nhau (đấu tranh giai cấp) và chiến tranh giữa các quốc gia.
Vì khi nghèo đói, thì làm gì có bình đẳng, hay nhân quyền nào tồn tại. Một xã hội có phân hóa giàu nghèo thì chưa thể có bình đẳng thực sự.
Triết gia Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm tốt bằng đạo Do Thái, vì họ kết tội sự giàu có". Thượng Đế Jehovah yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ cúng Ngài. Thượng Đế cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau. Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật.
Những người xuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob, Saul, David ... đều được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công trạng lớn cho cộng đồng dân tộc và đều trở thành lãnh đạo, vua chúa.
Tiền bạc quan trọng nhưng không phải tất cả
Việc quá coi trọng tiền bạc thường khiến cho người ta nghĩ rằng người Do Thái sẽ xem thường các giá trị khác của cuộc sống. Thế nhưng vấn đề đạo đức hay tình người lại luôn được đề cao đồng thời với quan niệm tiền bạc.
Giàu có là giúp được nhiều người hơn
Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình.
Họ có câu: “Yêu Thượng Đế với toàn bộ tài sản của mình” nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo. Quy ước này đã đặt nền móng cho tư tưởng nhân ái, bình đẳng của văn minh phương Tây.
Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận, là có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện. Họ không chỉ khiến bản thân trở nên giàu có mà còn có tư duy giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ.
Không trộm đồ của người khác để làm giàu
Kinh Talmud viết: ai nói “Của tôi là của tôi, của anh là của anh” (mine is mine and yours is yours) thì là người bình thường (average);
Theo đó nếu nói “Của tôi là của anh, của anh là của tôi” thì là kẻ ngu ngốc; hay nói “Của tôi là của anh và của anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly); ai nói “Của anh là của tôi và của tôi là của tôi” là kẻ xấu (evil). Nghĩa là họ thừa nhận quyền tư hữu tài sản là chính đáng, không ai được xâm phạm tài sản của người khác.
Trong kinh Talmud của họ đã viết rằng: "Không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác..."
Theo đó nếu nói “Của tôi là của anh, của anh là của tôi” thì là kẻ ngu ngốc; hay nói “Của tôi là của anh và của anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly); ai nói “Của anh là của tôi và của tôi là của tôi” là kẻ xấu (evil). Nghĩa là họ thừa nhận quyền tư hữu tài sản là chính đáng, không ai được xâm phạm tài sản của người khác.
Trong kinh Talmud của họ đã viết rằng: "Không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác..."
Luôn bảo vệ thiên nhiên là nghĩa vụ người giàu
Đạo Do Thái thừa nhận quyền sở hữu tài sản và luật pháp bảo vệ quyền đó, nhưng không ai có thể mãi mãi giữ tài sản đó cho mình vì chúng thuộc về Thượng Đế, mọi người đều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của cải đó.
Bên cạnh đó, Tài nguyên thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi người, không ai có quyền coi là của riêng mình. Điều này vẫn còn nguyên giá trị hiện thực cho tới ngày nay: tài nguyên thiên nhiên, sự giàu có của đất nước là tài sản của toàn dân, tuyệt đối không được coi là của một số nhóm lợi ích hoặc cá nhân. Xem thêm: 7 cảnh giới cao nhất của thành công, không phải người có trí thì không hiểu
Không những thế, chúng ta luôn có ý thức giữ gìn thiên nhiên, khi trở nên giàu có phải cố gắng bảo vệ nó bằng mọi cách.
Ưu tiên kiếm tiềm bằng việc tập hợp sức mạnh
Nếu có thể tập trung tinh thần và thể lực, chuyên chú vào làm việc và biết rằng việc đó là đúng đắn thì bạn nhất định có được tài phú, của cải. Tuy nhiên sinh mệnh và năng lực của con người cũng chỉ có giới hạn, bởi vậy người Do Thái liền nghĩ: "Dùng tiền bạc để mua thời gian, dùng trí tuệ để đổi lấy biện pháp hiệu quả".
Nghĩa là thông qua việc tăng cường đãi ngộ phúc lợi để tuyển dụng nhân tài, dùng tiền để mua thời gian của họ, đổi lại những nhân tài ưu tú đó có thể kiếm tiền cho mình.
Người Do Thái còn nói: "Người nghèo cũng có thể đứng giữa những người giàu có". Họ không e sợ sự nghèo khó, mà coi nó là cơ hội để vươn lên. Đầu tiên, họ có thể đi làm thuê cho những người giàu, từ đó xây dựng quan hệ, tích luỹ kinh nghiệm và vốn liếng.
Cuối cùng, khi đã có đủ thực lực, họ dùng tiền của mình thuê lại những người tài giỏi và giàu có làm trợ thủ. Đó là lý do giải thích vì sao người Do Thái dù phải lưu lạc khắp thế giới hơn 2.000 năm, thường có thân phận thiệt thòi nhưng ở đâu cũng đều như mầm cây đội đá vươn lên.
Coi trọng sách vở hết bất cứ thứ gì khác
Người Do Thái luôn đề cao giáo dục và tri thức, luôn cho rằng một người giáo viên thậm chí còn vĩ đại hơn cả quốc vương.
Có một điều đặc biệt là người Do Thái rất yêu quý sách, thậm chí sùng bái sách, coi sách là bảo bối cả đời. Giá sách không được đặt ở đầu giường hay cuối giường, nếu không sẽ bị coi là bất kính với sách.
Luôn coi học tập chính là sự thể hiện của niềm tin vào Thượng Đế. Họ cho rằng: "Học tập là thứ giúp hành vi hướng thiện, là nguồn gốc của đức hạnh". Bởi thế, với họ, kiếm tiền không phải là mục đích đời người mà giáo dục mới là cốt lõi để cải biến số phận.
(Tổng hợp)