Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Vì sao người giàu đề cao thói quen kỷ luật? Hiểu được nó sẽ biết cách để giàu có bền vững

Thứ Ba, 23/05/2023 15:41 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Vì sao người giàu đề cao thói quen kỷ luật ngay từ trong việc nhỏ như đọc sách, tập thể dục thể thao? Khi tìm ra câu trả lời cũng là lúc bạn có thể bắt tay thực hiện một thói quen nhỏ bất kỳ nào đó.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  

1. Tấm gương kỷ luật của Bill Gates 

Vi sao nguoi giau de cao thoi quen ky luat
 
Thói quen kỷ luật bản thân của Bill Gates được nhiều người biết đến nhất đó là việc duy trì thói quen đọc sách. Trong suốt mấy chục năm qua, ông đều kiên trì mỗi tuần đọc xong ít nhất hai cuốn sách.

Có thể nói, thói quen có tính nhất quán, đòi hỏi sự nghiêm khắc với mục tiêu đề ra mới có thể duy trì được nó mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Không những thế ông thường xuyên có một tuần suy nghĩ có tên là “Think Week”, khi đó, trong vòng một tuần, ông một mình đến một nơi bí mật, không được tiết lộ cho bất kỳ ai, không ai liên lạc được với ông, ông cũng không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Chỉ có ông với vài chiếc bánh, bình nước ngọt và những suy nghĩ rõ ràng trong đầu. Ông dành thời gian đó để đánh giá, nghiền ngẫm về bản thân, những gì đã làm được, chưa làm được cần cải thiện thêm...

Không những thế, trong việc nuôi dạy con, Bill Gates cũng giữ sự tự kỷ luật bản thân của các con ở mức cao. Ông không muốn bọn trẻ dựa dẫm vào cha mẹ, thay vào đó là để chúng được tự lập và kiểm soát được cuộc sống của mình.
 
Ông từng tiết lộ, các con chỉ được dùng điện thoại thông minh khi 14 tuổi. Ông từng thừa nhận rằng cố gắng làm bất cứ điều gì để giới hạn thời gian tiếp xúc của các con với máy tính, điện thoại, thiết bị kết nối Internet. Và khi đó, chúng cũng không bao giờ được sử dụng điện thoại lúc ăn tối cùng cả nhà.

Ngoài ra, gia đình ông cũng đặt ra thời gian giới hạn và giúp các con có giờ đi ngủ hợp lý. 
 
Mặc dù sở hữu khối tài sản khổng lồ, có thể thuê người làm mọi thứ nhưng ông vẫn muốn giáo dục con cái theo cách bình thường. Những đứa trẻ vẫn phải tự mình làm mọi công việc cá nhân hay một số công việc gia đình.

Thậm chí, để làm gương cho bọn trẻ, Bill Gates cũng dành thời gian để rửa chén bát mỗi buổi tối. Bên cạnh đó, Bill Gates không bao giờ cho phép các con mình sử dụng tiền lãng phí dù chỉ một đồng. Ông cho chúng một khoản tiền nhỏ nhất định, đủ cho các sinh hoạt khi ra khỏi nhà.
 
Ngay cả gia tài của mình, ông cũng chỉ cho các con một phần nhỏ còn số còn lại để làm từ thiện. Bill Gates cho rằng việc để lại cho các con một đống tiền không phải là cách tốt. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến những gì mà chúng muốn làm và tác động tiêu cực tới tương lai của chúng. 
Những câu nói hay về kỷ luật bản thân giúp bạn vượt xa mọi giới hạn
Những câu nói hay về kỷ luật bản thân là hành trang của những người thành công luôn mang theo bên mình. Bạn nhớ học hỏi mà xây dựng cuộc sống tương lai tươi

2. Vì sao người giàu đề cao thói quen kỷ luật


Thực tế đã chỉ ra rằng không phải người giàu mới bắt đầu thói quen này mà chính việc kỷ luật bản thân đã giúp cho họ trở nên giàu có, tạo nên đế chế cho riêng mình.

Vì kỷ luật đòi hỏi sự lặp đi lặp lại trong thời gian dài nên dù trước hay sau khi đạt tới thành công thì họ cũng vẫn duy trì những thói quen tốt đó và nó vẫn còn mãi tiếp diễn, điển hình như Bill Gates đọc hai cuốn sách một tuần suốt mấy chục năm qua.

Vậy vì sao người giàu đề cao thói quen kỷ luật? Hơn ai hết, những người giàu hiểu rõ tầm quan trọng của sự kỷ luật bản thân - yếu tố giúp họ có được vị trí hiện tại nhờ vào việc nó tác động đến các khía cạnh sau đây trong cuộc sống.
 

2.1 Kỷ luật hỗ trợ cho sức sáng tạo


Để có sự nghiệp thành công thì cần liên tục phải sáng tạo, trở nên nổi bật, khác biệt với đối thủ. Nếu không thì sẽ bị vô số những người giỏi ngoài kia vượt xa. Thế nhưng tình trạng chung của hầu hết chúng ta đó là: Không nghĩ được gì cả.

Nếu làm việc theo cảm xúc, lâu lâu chờ một ý tưởng lóe lên để tỏa sáng, đổi đời thì quả là khó khăn. Trong khi đó, kỷ luật là thứ duy nhất sẽ khiến cho sức sáng tạo được bền vững.

Hầu hết để hình thành nên tính kỷ luật cần phải lặp đi lặp lại một công việc trong một khoảng thời gian, cho đến khi trở thành thói quen và làm nó mà không cần bất kỳ động lực nào.

Thế nên khi việc sáng tạo diễn ra thường xuyên, không cần phải chờ cảm xúc đặc biệt xuất hiện thì ta có thể liên tục sáng tạo, không cần phải đợi tới điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa như trước đây.

Chính vì việc sáng tạo như một thói quen mà ta có thể thực hiện một cách nhất quán, từ đó nâng cao năng suất làm việc.

Càng chăm chỉ, càng nỗ lực, càng kỷ luật, càng xuất sắc. Đây chính là lý do vì sao người giàu đề cao thói quen kỷ luật. Không có thành công nào là dễ dàng đạt được, dù người giàu hay nghèo cũng phải cố gắng hết mình, làm việc thật chăm chỉ. 
 
Thoi quen tot tao nen nguoi thanh cong
 
 

2.2 Kỷ luật tạo ra sự tự do


Jocko Willink, cựu chỉ huy đặc nhiệm SEAL từng nhận định: "Nếu bạn muốn tự do thì bạn cần phải có kỉ luật. Bạn càng kỉ luật bản thân bao nhiêu thì bạn càng có thể làm những gì mình muốn".

Tự kỷ luật bản thân là điều hết sức khó khăn, thế nên hầu hết chúng ta sớm bỏ cuộc và cuối cùng không gặt hái được kết quả gì và suốt ngày kêu than rằng mình không may mắn.

Trong khi đó, những người giàu có càng hiểu rõ lợi ích của việc kỷ luật bản thân từ sớm, nhờ thế mà họ vượt qua được cảm giác khó chịu khi chiều theo sở thích của bản thân. Họ biết đợi cho đến khi có thành quả và tận hưởng cảm nhận sự tự do đích thực.

Ví dụ như một người kỷ luật trong việc kiếm tiền, tiết kiệm thì khi đến tuổi về hưu họ cảm thấy hoàn toàn tự do với số tiền mình đang có. Trong khi đó, những ai nuông chiều những sở thích của mình ở tuổi trẻ thì tuổi già sẽ rất vất vả vì không có tiền trong túi.

Thiếu kỷ luật lại đồng nghĩa với việc tự bắt mình làm nô lệ cho dục vọng. Thực tế là cảm xúc, dục vọng, và đam mê có thể là những lực cản rất lớn mà bạn phải đối mặt. Ví dụ như vì quá thích món đồ nào đó nhưng không được mua bạn sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, trong lòng không yên... Do đó, tính kỷ luật phụ thuộc rất nhiều vào lòng can đảm.

Vì nếu không can đảm vượt qua ta sẽ mãi nghèo, ở mãi tầng đáy của xã hội. Để lên được tầng cao hơn, ta chỉ còn cách buộc phải tự kỷ luật chính bản thân mình.

Thế nên Zig Ziglar mới nhận định: "Khi bạn nghiêm khắc với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ dễ dàng. Khi bạn dễ dàng với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ khó khăn". 

2.3 Nhờ kỷ luật mà giàu có bền vững


Ai chẳng muốn được sống thoải mái, được hưởng thụ, thảnh thơi, thế nhưng chính lối sống này đã ăn sâu vào máu của mỗi chúng ta, tạo thành một thói quen không tốt cho bản thân, sống phóng túng và dễ dãi nên chẳng bao giờ ngóc lên nổi.

Thực tế là dù đã trở thành người giàu có, thành công, họ vẫn tiếp tục duy trì thói quen kỷ luật bản thân để có thể giữ cho sự giàu có của mình được bền vững.

Cuộc sống hiện tại giàu có tới đâu thì nguy cơ quay lại cảnh nghèo đói có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ví dụ với cách tiêu tiền quá hào phóng, sẽ giống như cái động không đáy vậy, bất kể bạn có nỗ lực kiếm tiền ra sao, bạn cũng không thể lấp đầy được nó.

Phần lớn mọi người đều muốn trở nên giàu có, nhưng hầu hết lại không dành thời gian, sức lực và tiền bạc cần thiết để củng cố cơ hội đạt được chúng. Nếu bạn chưa đủ kỷ luật để tiết kiệm tiền, để sống dưới mức thu nhập, để cải thiện kỹ năng, để gia tăng thu nhập,... thì đừng mơ tới chuyện giàu có.

Kỉ luật bản thân là hành động dựa vào lý trí thay vì cảm xúc nhất thời của bạn. Nó là việc vượt qua lòng ham thích và và nỗi sợ trong hiện tại vì mục đích ý nghĩa hơn cho cuộc sống. 
 
Bạn có thể mất 5-10 năm hoặc thậm chí hơn để tập thói quen kỷ luật nhưng sau đó là giàu có bền vững đến cuối đời. Những người có thể chân chính vươn đến đỉnh cao, chắc chắn luôn là người chuyên tâm dồn chí, luôn luôn kiên trì tiến lên phía trước.

Nếu như chúng ta không thể kiểm soát được chính bản thân mình, thì chắc chắn những ước mơ, mong muốn mà các bạn đã đề ra trước đó không bao giờ được thực hiện.
 

2.4 Có sức khỏe dồi dào


Một người dậy sớm, đến chỗ làm sớm, bạn có thể đúng giờ tan làm,  là người chủ động trong công việc sẽ có trạng thái tích cực. Khi đó, cơ thể khỏe mạnh, tiền kiếm được nhất định không ít hơn người khác.

Những người có khả năng giữ được sự tự kỷ luật có thể kiểm soát cảm xúc tốt, điều này làm cho họ ít có khả năng trở nên căng thẳng hoặc chán nản. Sức khỏe tinh thần của họ vì thế mà rất tốt. Họ tự tin về khả năng của mình, thúc đẩy động lực và tính kiên nhẫn. 

Người giàu có với khối tài sản khổng lồ họ đã có thể hoàn toàn nghỉ hưu mà không phải làm việc nữa. Thế nhưng họ vẫn dậy sớm đọc sách, tập thể dục, tới công ty... là để làm gì? Thực ra, sự tự giác kỉ luật sớm đã ngấm vào trong máu, trở thành một thói quen trong cuộc sống của họ. 

Mặt khác, việc này giúp "bộ máy" trong toàn bộ cơ thể họ được hoạt động đều đặn, mới giúp nó được bền lâu. Hãy tưởng tượng một chiếc ô tô để quên trong hầm một năm thì nó sẽ hỏng hóc bao nhiêu là máy móc, các ốc vít rỉ sét thì cơ thể của chúng ta cũng tương tự.

Những việc đó người ngoài tưởng là vất vả nhưng lại là thói quen tốt để họ khỏe mạnh, minh mẫn bất chấp đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X