1. Tác hại của cha mẹ nóng nảy
1. Con không học được điều gì
Nhìn chung, bất kể khi nào bố mẹ la hét, nóng giận thì các vùng trung tâm học tập của não bộ sẽ đóng lại để bảo vệ mình. Và thế là trẻ không tiếp thu được những lời cha mẹ dạy. Việc giáo dục con của phụ huynh trở nên công cốc.
2. Đứa trẻ tin rằng mình không được yêu thương
Trong cơn tức giận cha mẹ không kiểm soát được những lời nói và hành vi của mình dẫn tới việc có thể làm tổn thương đến cả tâm hồn và thể chất của trẻ. Khi trẻ bị đánh mắng có thể ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ nhưng đó là do trẻ bị sợ hãi.
Các con cũng rất yêu thương bố mẹ mình, chúng cũng thích được nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt bố mẹ. Thế nên khuôn mặt của bậc phụ huynh nhăn nhó, cáu kỉnh sẽ khiến con nghĩ rằng cha mẹ không hề yêu con.
Thế nên việc bạn dành số tiền lớn cho con học, mua quần áo đẹp thì con cũng không nghĩ rằng chúng được yêu thương.
Để con trở thành thiên tài là điều gì đó quá xa xôi, nhưng việc dạy con biết cách tự lập là việc thiết thực, nên làm, do đó các bậc phụ huynh nhất định không
3. Ngày càng xa cách bố mẹ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc đối diện với nỗi sợ hãi và lo lắng kéo dài rất dễ dẫn tới việc não bộ bị suy giảm kích thước và bị ức chế khả năng tư duy.
Việc trẻ bị la mắng thường xuyên dễ dẫn tới tâm lý bị sợ hãi vì thế cha mẹ mắng con thường xuyên chúng sẽ chỉ thấy sợ, tìm cách tách xa ra.
Trong mắt con, cha mẹ là người hung dữ, nóng nảy. Chúng chỉ cảm thấy sợ và ngày càng xa lánh phụ huynh.
Về lâu dài việc bố mẹ nóng nảy không chỉ gây tổn thương tâm lý của trẻ mà còn khiến trẻ ngày càng không muốn ở gần bố mẹ, bé không còn thoải mái khi chia sẻ với cha mẹ và ngày càng trở nên ít nói.
4. Những đứa trẻ có xu hướng nổi loạn
Sức khỏe tâm thần của con cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chúng sẽ cảm thấy bị tổn thương, đối xử bất công, oan ức...
Đặc biệt là trong lứa tuổi nổi loạn hay ẩm ương, sự chê bai hay cằn nhằn từ bố mẹ đôi khi sẽ phản tác dụng, làm cho trẻ không những không sửa sai mà còn cố làm ngược lại để ''thách thức'' người lớn.
Ở những đứa trẻ đang ở độ tuổi nổi loạn, chúng dễ phản kháng lại, phụ huynh nói gì trẻ lại càng làm ngược lại. Lúc này, nếu phụ huynh muốn chúng chăm chỉ học hành chúng sẽ cố tình không học, bỏ đi chơi cho bố mẹ tức giận.
5. Tạo nên một đứa trẻ nóng nảy
Bọn trẻ thường không làm theo những gì phụ huynh nói nhưng lại rập khuôn theo những gì ta làm.
Nếu cha mẹ thường xuyên nóng nảy quát tháo và đánh đập trẻ sẽ khiến trẻ có xu hướng chống đối và và càng không nghe lời bố mẹ. Trẻ cũng rất dễ xung đột với người khác đặc biệt là với bạn bè của mình.
Bọn trẻ có xu hướng bắt chước theo hành động của bố mẹ chúng và trong tương lai sẽ trở thành một kẻ nóng nảy, bướng bỉnh.
2. Làm thế nào để không nóng nảy với con?
Những ông bố bà mẹ không có kinh nghiệm hoặc nuôi con theo bản năng thì nên tham khảo những kinh nghiệm nuôi dạy con từ người khác. Nếu họ đã có kết quả nhất định trong việc áp dụng một cách dạy con nào đó cụ thể thì chúng ta có thể học hỏi theo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử những cách mà chúng tôi gợi ý dưới đây xem sao:
2.1 Đừng việc gì cũng muốn quản con
Tâm lý chung của các bậc phụ huynh đó là đi theo để "điều chỉnh" con từng chút một rằng không được làm cái này, không được làm cái kia. Không ai phủ nhận là họ yêu con nên mới làm thế, thế nhưng việc này đôi khi trở nên thái quá. Kết quả là bố mẹ phải bận rộn cả ngày với việc quát mắng bọn trẻ, luôn trong tình trạng căng thẳng, nóng nảy với mọi người.
Nhưng việc cần làm nhất của các bậc phụ huynh đó là quan sát con, trừ khi một việc gì đó con làm có thể gây nguy hiểm thì cần can thiệp, còn lại cho con có không gian tự do của riêng mình.
Hay như trong gia đình đông con, nếu không muốn nổi giận thì nên tránh can thiệp vào những cuộc tranh cãi của chúng, hãy để chúng tự tìm cách xử lý.
2.2 Tránh mặt con một lát
2.3 Cư xử nhẹ nhàng nhưng vẫn nghiêm khắc
Sự bình tĩnh, nhẹ nhàng của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy an toàn ngay cả khi con phạm lỗi. Hãy trò chuyện để con cũng được bình tĩnh và tự tìm cách xử lý với sự hướng dẫn của mình.
Tuy nhẹ nhàng xử lý nhưng cha mẹ cũng cần nghiêm khắc để con không tái phạm lại lỗi lầm của mình. Con cũng sẽ gắn kết với bố mẹ và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn mình gặp phải.