(Lichngaytot.com) Tướng kẻ lừa đảo có thể dễ dàng được nhận ra dựa vào những đặc điểm nhân tướng học và tâm lý. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tự mình đề phòng.
Xã hội ngày càng phát triển, số lượng kẻ gian, kẻ lừa đảo cũng càng lúc càng nhiều và hình thức lừa đảo cũng ngày một tinh vi hơn. Vậy có cách nào để ta dễ dàng phân biệt được ai là người đáng tin cậy, ai là kẻ không đáng tín nhiệm không?
Hãy dựa vào việc quan sát tướng kẻ lừa đảo để tự có cách đề phòng nhé!
Hãy dựa vào việc quan sát tướng kẻ lừa đảo để tự có cách đề phòng nhé!
1. Dựa vào đôi mắt
Ai cũng biết đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, phản ánh thế giới nội tâm của con người. Những người có tính cách đứng đắn, cương trực thì đôi mắt sáng, sắc bén, ánh nhìn thẳng thắn, không bao giờ trốn tránh ánh nhìn của mọi người, còn kẻ gian tà, lừa đảo thì lại có đôi mắt hoàn toàn ngược lại.
Kẻ lừa đảo thường không dám nhìn thẳng vào người đối diện, điều này là minh chứng rõ ràng cho những điều không chính đáng mà người này đang giấu trong lòng. Có thể kẻ này đang chột dạ hoặc cố tình nói dối một vấn đề gì đó nhưng không muốn để người ta phát hiện.
Ánh mắt tà ác, lòng đen trong mắt không ngừng đảo qua đảo lại. Tròng mắt thể hiện nội tâm của một người, nếu tròng mắt nhìn thẳng thì người đó đang tự tin, không có gì phải giấu giếm mọi người. Tròng mắt đảo càng nhanh càng chứng tỏ một người đang nói dối hoặc đang lên một kế hoạch nào đó.
Xem tướng kẻ lừa đảo, ta thấy kẻ gian thường có đôi mắt lồi giống như mắt cá. Họ là những người không hay nói thật lòng, dù có nói ra những lời tốt hay không cũng đều có mục đích rõ ràng. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về người có đặc điểm này thông qua việc xem tướng mắt lồi.
Ngoài dấu hiệu từ đôi mắt, ta cũng có thể quan sát lông mày của người đối diện để phán đoán xem đó có phải là người đáng tin hay không.
Người có lông mày thưa thớt, dựng ngược hoặc mọc lộn xộn thường là người không coi trọng các quy tắc đạo đức hoặc pháp luật, vì tài lộc có thể làm những việc tổn hại người khác. Đây thường là những kẻ thông minh nhưng không kém phần giảo hoạt.
Người có lông mày thưa thớt, dựng ngược hoặc mọc lộn xộn thường là người không coi trọng các quy tắc đạo đức hoặc pháp luật, vì tài lộc có thể làm những việc tổn hại người khác. Đây thường là những kẻ thông minh nhưng không kém phần giảo hoạt.
2. Dựa vào gương mặt
Tâm lý học cho rằng trước khi nói dối, con người ta thường có những cử động vô thức trên gương mặt. Những cử động này là những cử động thiếu tự nhiên, là một tác động vô thức của tâm lý.
Người có điều giấu giếm trong lòng thường sẽ nhấp môi, cắn môi hoặc liếm môi trước khi nói. Người thực hiện hành vi này đang căng thẳng hoặc lo lắng nên lặp đi lặp lại cử động này để giảm bớt cảm giác bồn chồn.
Người có điều giấu giếm trong lòng thường sẽ nhấp môi, cắn môi hoặc liếm môi trước khi nói. Người thực hiện hành vi này đang căng thẳng hoặc lo lắng nên lặp đi lặp lại cử động này để giảm bớt cảm giác bồn chồn.
Ngoài ra, dù có khéo léo đến đâu thì thông thường, kẻ lừa đảo vẫn sẽ có một khoảng khắc để lộ cảm xúc thật của mình. Bạn có thể biết ai là người không nên hợp tác để tránh hao tài tốn của thông qua xem tướng khuôn mặt.
Có thể chính kẻ đó còn không phát hiện ra nhưng nếu chúng ta quan sát kĩ thì vẫn có thể đoán được cảm xúc và suy nghĩ của kẻ đó thông qua những chuyển động của cơ mặt. Những chuyển động đó có thể chứng tỏ kẻ đó đang vui mừng đắc thắng hoặc đang chột dạ lo lắng…
Đặc điểm nhân tướng học để nhận ra kẻ hay nói dối là người có đôi môi mỏng hoặc lệch. Thông thường, lời nói của những người thường không đáng tin, dù là lời hay ý đẹp nhưng không chân thành, rất có thể đó là những lời giả tạo kẻ này cố tình nói ra nhằm thực hiện mục đích không trong sáng.
Khi quen biết những người có đặc điểm này, ta không nên vội vàng tin theo, đồng thời không nên tiết lộ những chuyện bí mật của mình cho người đó.
Khi quen biết những người có đặc điểm này, ta không nên vội vàng tin theo, đồng thời không nên tiết lộ những chuyện bí mật của mình cho người đó.
3. Dựa vào cách đi đứng
Những kẻ lừa đảo thường có tác phong không đường hoàng, dựa vào cách đi đứng, ta cũng có thể nhanh chóng xác định được bước đầu một người có đáng tin hay không.
Người vừa đi vừa cúi đầu, lúc nào cũng trông như đang suy nghĩ điều gì đó thường là người thiếu tự tin hoặc rất đa nghi, không dễ dàng tin tưởng hoặc thân thiết, thật lòng với người khác. Vì lợi lộc, họ có thể bán rẻ bè bạn bất cứ lúc nào.
Những người có dáng đi vội vã, thiếu vững vàng, bàn chân không tiếp đất ổn định, thường hay kẹp ví tiền, túi xách, tài liệu ở dưới nách cũng là người không đáng tin. Họ có tâm lý không vững vàng, có thể dễ dàng thay đổi lập trường của mình.
Xem tướng kẻ lừa đảo cũng cho thấy, người hay đúi tay vào túi, dáng đi vội vàng, lấm lét cũng thường là người ích kỷ, có thể không từ thủ đoạn vì những lợi ích cá nhân.
4. Dựa vào cách nói chuyện
Dựa vào giọng điệu của người đối diện khi nói chuyện, ta cũng có thể tự quyết định xem mình có thể tin tưởng hay không. Thông thường, kẻ nói dối thường có hai giọng điệu, một là ngập ngừng, lắp bắp, hai là quá trôi chảy và liền mạch, không để người khác có cơ hội ngắt lời.
Với đối tượng thứ nhất, ta có thể dễ dàng nhận ra kẻ nói dối và không cần phải đề phòng quá nhiều và thông thường, kẻ lừa đảo này cũng không nguy hiểm.
Ai cũng biết việc tự tạo ra một câu chuyện đáng tin vốn không phải là dễ dàng, vì vậy, những người bịa chuyện thường sẽ phải ngập ngừng để suy nghĩ và tạo tính logic cho câu chuyện.
Nhất là khi chúng ta đặt thêm câu hỏi trong quá trình trình bày, người này sẽ tốn nhiều thời gian hơn nữa để cân nhắc vì chưa có sự chuẩn bị kĩ khi đối phó với các tình huống bất ngờ.
Nhất là khi chúng ta đặt thêm câu hỏi trong quá trình trình bày, người này sẽ tốn nhiều thời gian hơn nữa để cân nhắc vì chưa có sự chuẩn bị kĩ khi đối phó với các tình huống bất ngờ.
Với đối tượng thứ hai, ta cần phải đặc biệt chú ý hơn, nếu không rất dễ tin vào những lời dỗ ngon dỗ ngọt của kẻ lừa đảo.
Người này có thể nói chuyện một cách rất lưu loát, thậm chí thể hiện rằng mình đang vô cùng tự tin, nhưng giọng điệu thường nhanh và đều đều, không khác gì đang đọc thuộc lòng một kịch bản đã có sẵn.
Người này thường nói rất nhiều, khiến người nghe không nắm bắt được thông tin chính và vô thức bị cuốn theo.
Người này có thể nói chuyện một cách rất lưu loát, thậm chí thể hiện rằng mình đang vô cùng tự tin, nhưng giọng điệu thường nhanh và đều đều, không khác gì đang đọc thuộc lòng một kịch bản đã có sẵn.
Người này thường nói rất nhiều, khiến người nghe không nắm bắt được thông tin chính và vô thức bị cuốn theo.
Ngoài ra, kẻ lừa đảo cũng rất có thể là người thân hoặc bạn bè có tướng người tham lam đã lâu không liên lạc nay bỗng nối lại quan hệ với bạn, quan tâm đến đời sống của bạn hoặc rủ bạn tham gia vào những hoạt động làm ăn, đầu tư, buôn bán như bất động sản, bảo hiểm,…
5. Dựa vào các động tác khác
Người đang nói dối cũng thường vô thức có những cử động nhỏ khác mà chỉ cần chú ý, ta cũng có thể dễ dàng nhận ra, ví dụ như liên tục điều chỉnh quần áo, vuốt mũi, vuốt tóc hay cơ thể chuyển động liên tục, khi đứng hay khi ngồi thường không thoải mái.
Người này cũng thường sẽ tìm cách đặt tay vào một điểm cố định nào đó, động tác này chứng tỏ người đó đang cảm thấy thiếu an toàn, muốn tìm nơi để trốn tránh.
Bên cạnh đó, ta cũng có thể nhận ra một người đang nói dối dựa vào phản ứng rất bản năng của cơ thể, ví dụ như toát mồ hôi rất nhiều, đặc biệt là ở trên mặt, trên cổ hoặc ở gan bàn tay. Đây là dấu hiệu chứng tỏ một người đang ở vào trạng thái căng thẳng.
Những thông tin trên chỉ là những kiến thức cơ bản nhất để chúng ta phát hiện ra ai là kẻ lừa đảo. Ngoài việc dựa vào những phản ứng bên ngoài, chính chúng ta cũng luôn cần phải giữ tỉnh táo khi trò chuyện với người ngoài, đặc biệt không nên chạy theo những lợi ích béo bở mà người khác hứa hẹn với mình.
Xem các bài viết khác: