Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

3 đứa trẻ cùng phạm một lỗi nhưng bà mẹ nào khôn ngoan nhất khi xử lý vấn đề?

Thứ Năm, 02/03/2023 11:13 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bài học cuộc sống về 3 đứa trẻ phạm lỗi sau đây cho thấy 3 cách dạy con khác nhau dẫn cuộc đời chúng đi theo những hướng hoàn toàn khác biệt.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  

1. Bài học cuộc sống về 3 đứa trẻ phạm lỗi

 
Trong một buổi vui chơi ngoài trời của các gia đình có con nhỏ, có 3 đứa trẻ nghịch ngợm làm rách quần của mình. Chúng tỏ ra sợ hãi khi phải nói chuyện này với mẹ. Trong tình huống này, 3 người mẹ đã có 3 thái độ xử sự khác nhau.
 
Người mẹ thứ nhất vừa nhìn thấy quần con rách, không nói không rằng tát thẳng mặt con. Sau đó còn chửi bới không ngừng, cảnh cáo con: "Sau này khỏi chơi nữa chứ nghịch thế này ai chịu nổi". 
 
Người mẹ thứ 2 không mắng cũng không đánh con, bà bảo con thay đồ và đưa quần rách cho mình vá, những vết chỉ để lại dấu vết của chiếc ống quần bị rách là dấu hiệu cho lần nghịch ngợm của con.
 
Người mẹ thứ 3 ôn tồn nói với con: "Không sao đâu con, chơi vui là được rồi, rách quần không sao”. Người mẹ này còn lấy chỉ thêu lên chỗ rách một bông hoa khiến chiếc quần trông rất nghệ thuật.
 
bai hoc cuoc song ve 3 dua tre pham loi
 
Có thể thấy, cùng một sự việc xảy ra với con mình nhưng 3 bà mẹ có 3 cách xử lý mang tới kết quả khác nhau:
 
Người mẹ thứ nhất khiến con đau đớn và thể xác, hoảng loạn về tinh thần, con sẽ luôn cảm thấy sợ hãi, nếu sau này làm sai nó sẽ cố gắng giấu đi lỗi lầm của mình vì sợ bị trừng phạt. Đứa trẻ không còn cách nào khác là sống trong sự quản lý khắt khe của mẹ. 
 
Người mẹ thứ 2 không có gì đặc biệt, con sẽ bình tĩnh xử lý những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
 
Người mẹ thứ 3 là một người mẹ không chỉ chấp nhận việc làm sai mà còn xem nó như là bài học để cho cuộc sống con sẽ trở nên tốt đẹp hơn sau này. Thái độ nhẹ nhàng cùng nụ cười của người mẹ khiến cho đứa trẻ cảm thấy được tình yêu của mẹ, con còn học được sự khoan dung, tích cực với bất cứ chuyện gì xảy ra.

Bài học cuộc sống về 3 đứa trẻ phạm lỗi đó là không nên dùng bạo lực với trẻ, hãy cư xử với con bằng sự hiểu biết, bao dung kèm theo sự khích lệ khiến chúng tự tin hơn.
 

2. Hãy học cách ứng xử trước về việc con phạm lỗi


Cách dạy khi con mắc lỗi sẽ quyết định tương lai của con sau này vì nó không chỉ ảnh hưởng đến một số hành vi và các suy nghĩ mà còn có thể tác động lớn đến sự phát triển của chúng. Điều này cho thấy tầm quan trọng trong việc ứng xử với con trong tình huống bất ngờ xảy ra.

Thế nên, thay vì để mọi thứ xảy ra ngẫu nhiên rồi xử lý một cách bản năng thì bạn hãy nghĩ đến những tình huống này từ sớm và đưa ra một số giải pháp khả thi trước.
 

2.1 Cha mẹ phải hiểu lý do con mắc lỗi

 
Khó khăn nhất của người lớn là không hiểu tâm lý của trẻ, họ thường áp đặt suy nghĩ của mình nên không hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề. Sự kết nối giữa phụ huynh và con cái bị gián đoạn nên càng khó khăn trong việc xử lý các tình huống xảy ra.
 
Thế nên thay vì cố gắng nói ra những suy đoán của mình thì nên học cách lắng nghe chia sẻ của con. Những thông tin con đưa ra cần được bạn chú ý, con càng thoải mái nói ra vấn đề, khi đó bạn cũng cảm thấy dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ con.

Trong một số trường hợp, con mắc lỗi vì con chưa hiểu đầy đủ về thế giới này. Vì trong quá trình lớn lên, nhận thức và quan điểm của trẻ không được hình thành đồng loạt mà sẽ hoàn thiện dần theo thời gian và kinh nghiệm.
 
Lúc này, bố mẹ đóng vai trò là người hỗ trợ để con được nâng cao hiểu biết, thậm chí có thể giúp trẻ hình thành nhận thức tốt hơn và toàn diện hơn.  
Nghiêm khắc dạy con cái: Đừng sợ mang tiếng ác, điều đó rất cần thiết để con sớm nên người!
Nghiêm khắc dạy con cái không có nghĩa là dùng đòn roi mà quan trọng hơn hết là bạn phải hiểu tâm lý của con trẻ để không dễ bị mềm lòng mỗi khi con khóc lóc,

2.2 Thường xuyên nói chuyện với con 

 
Đừng đợi đến khi chúng gặp lỗi mới dành thời gian để trò chuyện với con mà bố mẹ nên xây dựng thói quen chia sẻ với con mỗi ngày để kịp thời nhận diện ra những thay đổi. Hơn nữa, đó cũng là cách để bạn học cách lắng nghe trẻ đúng cách, hiệu quả.
 
Người ta vẫn nói “Con cái là tấm gương cho cha mẹ” nên thông qua những lời nói và việc làm khác nhau của con cái, chúng ta thường thấy được mức độ can thiệp của cha mẹ đối với hành vi của chúng. Hãy can thiệp ở mức vừa phải trên cơ sở sự thấu hiểu.
 

2.3 Để trẻ học cách chịu đựng những sai lầm

 
Trong cuộc sống này ai chẳng có đôi lần phạm sai lầm, và trẻ cũng không phải ngoại lệ. Việc phạm lỗi chỉ là bước đệm cần thiết để con trưởng thành hơn mỗi ngày. Vì vậy, hãy để con biết chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân, nhờ thế mà con chín chắn hơn.
 
Đừng vì thương con mà giúp chúng hoàn toàn, hoặc việc gì cũng giúp hay xen ngang, không cho con quyền tự ra quyết định,... Những hành động này tiềm ẩn những tác hại khôn lường đến tính cách và cuộc đời bé.
 
Quan trọng là trong những tình huống như trên, cha mẹ cũng nên tạo cho con cái cảm giác tin tưởng đúng mực. Điều đó cho phép trẻ học cách chịu đựng những lỗi lầm nhưng cảm nhận được bố mẹ vẫn đang tin tưởng rằng chúng sẽ trở nên tốt hơn.
 
Hay luon khich le dieu tot dep o con
 

3. Thái độ cha mẹ cần tránh khi trẻ mắc lỗi

 
Trẻ phạm sai lầm là việc thường thấy mỗi ngày, nhưng nếu bố mẹ sử dụng thái độ sai trái để đối mặt với sai lầm của con cái thì mọi việc có thể càng tồi tệ hơn. Do đó, chúng ta cần phải tránh những việc sau: 
 

3.1 Đánh mắng con cái quá mức

 
Nhiều bậc cha mẹ cứ mỗi lần con làm sai liền mặc định là con hư nên cần la lắng hoặc đánh đòn vì nghĩ rằng con cần được dạy dỗ đến nơi đến chốn. 
 
Tuy nhiên, nếu cha mẹ thường xuyên đánh mắng, nhất là trước mặt người khác thì con sẽ hay tỏ ra chống đối hoặc xấu hổ. Cuối cùng, con không nhận ra được lỗi của bản thân, thậm chí còn sinh ra thù hằn, ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ - con cái.

La mắng chỉ có kết quả tạm thời còn lâu dài thì càng gây ra nhiều tác động tiêu cực, khó lường.
 

3.2 Lạnh lùng với con 

 
Ngược với kiểu dạy con phía trên, một số cha mẹ lại im lặng như là một cách để trừng phạt, gây gây áp lực lên trẻ. Họ nghĩ rằng với thái độ này của mình mong con tự nhận thức được lỗi, để mặc cho con tự suy nghĩ. 
 
Tuy nhiên, con chưa đủ khả năng nhận diện vấn đề và chỉ có cảm giác bố mẹ không quan tâm, yêu thương nên rất lạnh nhạt với mình.

Theo thời gian, khoảng cách giữa các con sẽ ngày càng tăng và trẻ cũng có thể khó nhận ra lỗi của bản thân nên cứ lặp đi lặp lại những sai lầm tương tự.
 

3.3 Vội vàng cho qua mọi chuyện 

 
Việc đánh mắng con tuy không đúng nhưng cũng không nên bỏ qua việc dạy dỗ con ngay khi có cơ hội. Có thể nhiều người suy nghĩ đơn giản rằng con nhỏ nên không biết gì, lớn lên dạy cũng chưa muộn hoặc vì quá yêu chiều, sợ trẻ buồn khi bị giáo huấn. 
 
Thế nhưng chính hành vi có tính dung túng này cũng góp phần cho trẻ trở nên thiếu định hướng trong cuộc sống, chúng lầm tưởng những gì mình đã làm là đúng, lâu dần có thể dẫn đến bi kịch.

Hãy dạy con được thất bại, chỉ dẫn cho con hiểu mình sai ở đâu, rút kinh nghiệm từ những gì đã làm chứ không nên xem như không có chuyện gì xảy ra.

Việc con cái mắc lỗi không nhất thiết là điều xấu, bởi đó là cơ hội để bố mẹ đưa ra những hướng dẫn phù hợp. Không nên bỏ qua nhưng cũng không nên quá nghiêm khắc. 

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X