(Lichngaytot.com) Những cách dạy con độc lạ ở các nước này có sự khác biệt là do quan niệm, văn hóa sống khác nhau. Có thể bạn đồng ý hay phản đối nhưng thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Khi tìm hiểu về cách dạy con độc lạ ở các nước này có thể bạn sẽ kinh ngạc, vì suy nghĩ về hoàn cảnh hiện tại của mình bạn cảm thấy rất khó áp dụng hoặc có thể nó đó là thử thách trong khi đó lại là điều diễn ra rất đỗi quen thuộc ở Nhật, Pháp, Ý...
1. Trẻ em Nhật tự đến trường
Khoảng từ 6 tuổi trở đi, trẻ em ở Nhật từ thôn quê cho tới thành thị thường tự đi bộ đến trường. Không những thế, bọn trẻ còn biết tự sử dụng phương tiện công cộng và làm những việc vặt đơn giản giúp đỡ bố mẹ hàng ngày. Ngay từ khi lớp một, học sinh Nhật đã cùng nhau quét và lau chùi lớp học, hành lang sạch sẽ.
Hình ảnh trẻ con một mình đến các cửa hàng tạp hóa hoặc hiệu bánh để mua đồ khá phổ biến ở đất nước hoa anh đào. Hầu như trong các hoạt động của mình, bọn trẻ không cần người lớn đi kèm.
Những điều này có thể khiến bạn nghĩ rằng, dạy con tính kỷ luật theo cách của người Nhật chắc chắn là những người bố, người mẹ có thần kinh thép. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể diễn ra ở quốc gia có tỷ lệ tội phạm đặc biệt thấp như Nhật Bản.
Hơn nữa, ở đây, những người khác trong cộng đồng sẽ cùng tham gia vào việc chăm sóc trẻ em nên khá thuận lợi cho việc dạy con theo hướng tự lập như mà không phải quốc gia nào cũng có thể làm theo.
Phụ huynh Nhật tin rằng cần cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần thiết để chúng tự tìm đường, tự đến trường và về nhà một cách an toàn. Khi đó, bố mẹ chúng không phải đưa đón con đi học, ngoài ra, việc này còn giúp trẻ phát triển được khả năng quan sát linh hoạt khi tự tìm đường.
Cách dạy con độc lạ ở các nước |
2. Trẻ ngủ ở ngoài trời
New York Times từng đưa tin về một bà mẹ Đan Mạch bị bắt ở Mỹ vì cho trẻ sơ sinh ngủ ở ngoài trời. Chính cách dạy con độc lạ ở các nước khác nhau mới gây ra sự việc này vì đây lại là thói quen nuôi con của các phụ huynh khu vực Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.
Theo đó, trẻ em được nuôi dưỡng trên nền tảng "friluftsliv" hay "sống ngoài trời". Họ quan niệm việc ngủ ngoài trời giúp con khỏe mạnh. Hình ảnh khá quen thuộc ở đây đó là xe đẩy của trẻ sơ sinh xếp hàng loạt do bố mẹ để trẻ ngủ trưa ở ngoài trời.
Ngay cả giữa thời tiết rét buốt của mùa đông, trẻ sơ sinh thường được mặc ấm rồi đặt vào xe đẩy để nghỉ ngơi ngoài trời, tận hưởng không khí trong lành tự nhiên thay vì không khí trong phòng kín. Họ cho rằng, việc làm quen với thời tiết đó sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ cảm lạnh hoặc cúm do không khí trong nhà.
3. Cho trẻ kiếm tiền từ 8 tuổi
Trong khi ở nhiều quốc gia thường tìm cách trì hoãn việc nói đến tiền với con vì sợ chúng hư hỏng nhưng ở Israel trẻ con lại được nói về chuyện tiền nong từ khi còn nhỏ. Có thể nói, hầu hết tất cả các khía cạnh về cách giáo dục trẻ thì ở quốc gia này mọi thứ diễn ra khá sớm.
Ở Israel họ quan điểm dạy trẻ con các kỹ năng càng sớm càng tốt, họ thai giáo trẻ từ trong bụng mẹ, cho chúng được học ngoại ngữ và Kinh Thánh từ nhỏ.
Nguyên tắc người Do Thái dạy con đó là trẻ cần phải biết tự lập, tự cường, không sợ thất bại, được dạy lao động từ sớm và được dạy giao lưu thân thiện với mọi người.
Ở Israel họ quan điểm dạy trẻ con các kỹ năng càng sớm càng tốt, họ thai giáo trẻ từ trong bụng mẹ, cho chúng được học ngoại ngữ và Kinh Thánh từ nhỏ.
Nguyên tắc người Do Thái dạy con đó là trẻ cần phải biết tự lập, tự cường, không sợ thất bại, được dạy lao động từ sớm và được dạy giao lưu thân thiện với mọi người.
Họ giáo dục con biết quản lý tài chính từ 3 tuổi, lúc này trẻ em người Do Thái đã được dạy phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, biết mệnh giá. Thông qua các trò chơi đoán giá trị tiền tệ, họ giúp trẻ nâng cao khả năng nhận biết đồng tiền cho trẻ.
Khi con lên 4 sẽ được hướng dẫn để tự đi mua hàng, khi đó con sẽ nhận ra rằng không thể mua hết các mặt hàng, vì thế phải tự mình đưa ra lựa chọn. Khi 5 tuổi, trẻ biết cách dùng tiền xu trao đổi hàng hóa, hiểu được giá trị của đồng tiền. Khi con được 8 tuổi với sự hướng dẫn của phụ huynh, các con sẽ biết nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt, biết dùng sức lao động của mình để kiếm tiền, biết được số tiền đang gửi trong tài khoản ngân hàng của mình là bao nhiêu.
Khi con lên 4 sẽ được hướng dẫn để tự đi mua hàng, khi đó con sẽ nhận ra rằng không thể mua hết các mặt hàng, vì thế phải tự mình đưa ra lựa chọn. Khi 5 tuổi, trẻ biết cách dùng tiền xu trao đổi hàng hóa, hiểu được giá trị của đồng tiền. Khi con được 8 tuổi với sự hướng dẫn của phụ huynh, các con sẽ biết nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt, biết dùng sức lao động của mình để kiếm tiền, biết được số tiền đang gửi trong tài khoản ngân hàng của mình là bao nhiêu.
Khi 9 tuổi, trước khi mua đồ, trẻ có thể liệt kê những đồ cần mua, khi mua biết so sánh giá cả. Khi 10 tuổi, trẻ biết mỗi tuần dành dụm bao nhiêu tiền để mua đồ đắt hơn, hiểu được các quảng cáo của doanh nghiệp...
Tùy từng thời điểm phát triển của con, cha mẹ Do Thái lồng ghép bài học để cho chúng biết tiền bạc bắt nguồn từ sức lao động, chứ không phải là được biến ra từ túi của bố mẹ, từ đó giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền.
Tùy từng thời điểm phát triển của con, cha mẹ Do Thái lồng ghép bài học để cho chúng biết tiền bạc bắt nguồn từ sức lao động, chứ không phải là được biến ra từ túi của bố mẹ, từ đó giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền.
4. Đi học lớp 1 khi đã lên 7
Ở Việt Nam và một số nước châu Á trẻ con bắt đầu đi học khi tròn 6 tuổi hoặc ở Anh và Úc là khi trẻ lên 5 thì các bậc cha mẹ ở Liechtenstein - quốc gia nhỏ ở Châu Âu có vẻ cho con đi học muộn hơn - 7 tuổi.
Việc bắt đầu đi học muộn hơn dường như không làm chậm sự phát triển giáo dục của trẻ. Liechtenstein tuyên bố tỷ lệ biết chữ của quốc gia là 100%.
Tương tự, ở Phần Lan, trước 7 tuổi, trẻ chỉ tập trung vui chơi và vận động thể chất. Khoảng thời gian này được xem là 7 năm đầu đời để sáng tạo. Bài tập về nhà ít, thời gian nghỉ tới 11 tuần trong 1 năm, những trẻ đang ở độ tuổi tiểu học được nghỉ 15 phút sau mỗi 45 phút học bài.
Bố mẹ tin rằng trẻ có thể tập trung tốt hơn vào công việc của mình sau thời gian nghỉ ngơi để di chuyển và thư giãn.
Bố mẹ tin rằng trẻ có thể tập trung tốt hơn vào công việc của mình sau thời gian nghỉ ngơi để di chuyển và thư giãn.
Dù cho trẻ nghỉ nhiều, các học sinh ở quốc gia này được xếp hạng là một trong số những học sinh thông minh nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng của các nước có kinh tế phát triển OECD, học sinh Phần Lan luôn đứng ở các vị trí cao nhất về kỹ năng toán, khoa học và đọc.
5. Có luật cấm đánh con
Nhiều quốc gia châu Á các phụ huynh đánh con với lý do "thương cho roi cho vọt" nhưng ở nhiều nước thì việc này là cấm kỵ. Thậm chí ở Thụy Điển còn áp dụng luật cấm đánh con vào năm 1979.
Sau lệnh cấm trừng phạt thân thể của Thụy Điển, danh sách các quốc gia cấm đánh trẻ em liên tục tăng lên, cho tới nay đã có 52 quốc gia chính thức áp dụng luật cấm này.
6. Trẻ con được nếm rượu vào bữa tối
Việc cho con dùng rượu là cực kỳ cấm kỵ ở nhiều quốc gia nhất là ở các nước châu Á. Mặc dù độ tuổi hợp pháp để uống rượu là 18 ở hầu hết các quốc gia, thế nhưng ở Ý và một số nước Châu Âu khác, họ muốn thông qua việc cho con nếm rượu để hướng dẫn chúng cách sử dụng rượu đúng cách, hợp lý.
Theo đó, ở những nước này, trẻ lớn và thanh niên được phép thưởng thức rượu vang với bố mẹ mình trong bữa tối. Theo người Ý, nếu trẻ uống rượu khi có sự giám sát của người lớn thì không được coi là đáng lo ngại.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc nếm rượu trong bữa tối gia đình hoặc trong khi có sự giám sát của người lớn có thể làm giảm nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện sau này.
7. Trẻ con học về phong thái ăn uống
Hầu hết các quốc gia xem việc con ăn uống là để cho đủ bữa, bổ sung năng lượng để học tập nhưng trẻ con ở Pháp lại tập trung vào phong thái ăn uống. Người Pháp cho rằng cần dạy trẻ ăn chậm và biết cách thưởng thức bữa ăn.
Vì thế, họ cho phép các con được chậm rãi tận hưởng bữa ăn, các trường học Pháp dành tối thiểu 30 phút để cho các con ăn trưa. Thậm chí còn quy định thời gian ngồi vào bàn ăn lâu hơn nhiều và sau đó có thêm cả giờ giải lao.
Vì thế, họ cho phép các con được chậm rãi tận hưởng bữa ăn, các trường học Pháp dành tối thiểu 30 phút để cho các con ăn trưa. Thậm chí còn quy định thời gian ngồi vào bàn ăn lâu hơn nhiều và sau đó có thêm cả giờ giải lao.
Theo người Pháp thì ngoài giờ học thì giờ ăn trưa rất quan trọng vì đó là lúc các con được giao lưu và thử những món mới. Điều đó có nghĩa là họ sẽ tập cho trẻ cách ăn chậm lại để thưởng thức từng món ăn. Thói quen này được rèn ngay khi các em còn rất nhỏ, thế nên hiếm khi chúng ta bắt gặp hình ảnh các ông bố, bà mẹ hối thúc con ăn nhanh nhanh cho xong.