Lời khuyên cổ nhân: Người sợ nổi danh, heo sợ béo - "cú tát" thức tỉnh con người hiện đại

Thứ Sáu, 24/05/2024 09:03 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hiểu được ý nghĩa của câu nói: Người sợ nổi danh heo sợ béo sau đây chắc chắn sẽ có những người phản đối vì đi ngược với quan điểm, mục tiêu sống của họ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì chúng ta hầu hết thường bị hạn chế bởi sự hiểu biết hạn hẹp của mình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)


1. Vì sao cổ nhân nói: Người sợ nổi danh heo sợ béo?

 
Người xưa có câu: “Người sợ nổi danh heo sợ béo” nghĩa là một người nổi danh thường hay bị hại cũng giống như con heo càng béo càng dễ bị chọn để giết thịt trước tiên. Điều này còn có nghĩa là những thứ chúng ta tưởng tốt như có danh tiếng hay một con heo béo tốt nhưng nó lại tiềm tàng mối họa cực kỳ lớn, thậm chí là lớn nhất đó là mất mạng.

Ngay trong thực tế ở hiện tại trong cuộc sống của chúng ta, những vị thầy tu nào càng được biết đến nhiều bao nhiêu, nổi tiếng đến chừng nào thì tai tiếng đến với họ cũng tương ứng. Trong khi đó nhìn bằng mắt thường, đánh giá chủ quan thông qua hiểu biết có phần hạn chế của chúng ta thì chẳng thể nào phân định được ai mới là bậc chân tu.

Thế nên cổ nhân mới có câu rằng: Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân là vậy. Có khi không cần "lộ tướng" thì mới tập trung được vào việc tu tập, tuy nhiên, mỗi người có một sứ mệnh, thậm chí có những người biết rõ hậu quả nhưng họ sẵn sàng hi sinh để có thể lan truyền được những giá trị tốt đẹp tới những người hữu duyên.

Câu nói: Người sợ nổi danh heo sợ báo cũng là để nhắc nhở người đờn luôn phải sống khiêm tốn, thận trọng, đừng vì cao ngạo, ham nổi danh mà gặp phải tai họa, như con heo kia, ăn uống no nê, béo tốt cũng chỉ để giết thịt, trở thành miếng mồi ngon cho người đời. 

Câu nói này nếu chưa hiểu thấu đáo chắc chắn cũng bị người đời phản đối. Họ cho rằng bản thân chỉ muốn có danh tiếng, đâu có tham tiền bạc của ai, hơn nữa họ dùng danh tiếng của mình để giúp người, giúp đời thì có gì đáng bàn.

Thực ra theo đuổi danh vọng, tiền tài là mục tiêu sống của hầu hết chúng ta, đó là niềm khát khao để vươn đến của con người. Điều này tưởng là đúng đắn nhưng nó cũng ẩn chứa cả lòng tham trong đó mà chính họ không đủ trí tuệ để nhận ra. Lòng tham đó sẽ mỗi ngày một tịnh tiến cho tới khi có khả năng thiêu rụi chúng ta lúc nào không hay.

Chúng ta cũng chỉ là những con người, nếu một người có danh tiếng người ta có vẻ tôn thờ là Idol, là có sức ảnh hưởng, nên khi họ phạm sai lầm (con người làm gì có ai hoàn hảo) thì hình tượng sụp đổ. Một khi họ phạm lỗi lầm thì người đời cũng khó tha thứ, thậm chí còn oán hận họ càng sâu hơn, trừng phạt nghiêm khắc hơn. 

Danh tiếng vốn nó đâu phải là giá trị đích thực của cuộc sống, đó là cái mác của những người mê đắm sự thành công muốn đạt đến mà thôi.

Từ lòng tham, dù là tham danh vọng thôi nó cũng sẽ dẫn đến vô số rắc rối mà không phải ai cũng lường trước được, để trả giá cho sai lầm này không ít người đã phải vào tù hoặc thậm chí mất mạng, thế nên cổ nhân mới dùng trải nghiệm của mình để nhắc nhở con cháu mình tỉnh táo nhận ra vấn đề, đừng để dư luận dẫn dắt mình, đừng để những lời khen chê khiến ta mờ mắt.
 

2. Sống khiêm tốn mới là trí tuệ?

 
 
Vì sợ nổi danh, sợ bị "làm thịt" sớm nên rất nhiều người tài thời xa xưa chọn trở thành người khiêm tốn, chọn công việc dạy học cho trẻ con làm niềm vui, không tranh đấu ở chốn quan trường. Có thể mọi người cho rằng họ đang trốn chạy, nhưng thực ra điều đó mới thể hiện là trí tuệ đích thực.

Cổ nhân đã đủ trải qua mọi thăng trầm cuộc đời để nhận ra rằng bảo vật lớn nhất trong cuộc đời không phải là tiền bạc, danh vọng mà ở chỗ khiêm tốn. 

2.1 Khoe khoang là tự rước họa vào mình 

 
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi khi trò chuyện ta khó có thể kiểm soát hết những gì mình nói và thường tìm cách phóng đại một chút cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. Nhất là người đã có chút danh tiếng thì lại càng có xu hướng dương dương tự đắc, thích khoe khoang một chút, khiến họ một ngày nào đó sẽ gặp tai hoạ bất ngờ, không lường trước được.
 
Thời nhà Đường có vị quan tên Phòng Quản từng được phong làm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (tương ứng với chức quan Tể tướng). Sau khi Đường Túc Tông lên ngôi, ông được tham dự và quyết định nhiều việc cơ mật quan trọng của triều đình.

Cũng là người được trọng vọng trong triều nhưng ông cũng hay có thói khoa trương. Đến đầu những năm Chí Đức, Phòng Quản tự xin được dẫn quân đánh dẹp loạn.

Không giỏi về quân sự nhưng vì tin vào lời khoe mẽ của ông nên triều đình đồng ý. Kết cục là Phòng Quản bị bại trận, khiến vô số quân lính thiệt mạng, sau này càng này càng có nhiều lời nói khoa trương, thiếu sự thật nên ông bị giáng hạ xuống làm quan Thứ sử Bân Châu.

 Vậy nên, làm người, đừng nói phóng đại, đừng khoa trương. Hãy sống thật khiêm tốn, nhưng cũng không quá tự ti, phúc báo sẽ tự tìm đến.
 

2.2 Càng khiêm tốn càng được nể phục


Vừa có tài vừa khiêm tốn thì người người kính nể, mang tiếng thơm muôn đời, ngược lại, ngạo mạn, khoe khoang thì luôn trở thành tấm gương xấu cho người đời nhắc đến. Những kẻ chỉ lo tô vẽ danh tiếng của mình cũng chỉ giống như con heo càng béo thì càng dễ bị bắt ra làm thịt. 

Một văn nhân thời Đông Tấn là Hứa Tuân được mọi người đánh giá cao, so sánh ông với Vương Tu - một tác gia, nhà thư pháp cùng thời. Nhưng ông không bằng lòng vì biết rằng Vương Tu là người kiêu ngạo, tự mãn. 
 
Có lần các danh sĩ triều đình cùng quy tụ ở Tây Tự đàm đạo, hai người Vương Tu và Hứa Tuân mới có cơ hội trò chuyện. Bấy giờ Vương Tu mới thấy rằng kỳ thực Hứa Tuân dường như còn giỏi hơn mình nên càng tâm phục, khẩu phục, không dám cao ngạo nữa.

Hay trong “Kim sử” có chép về một danh gia là Nguyên Hảo Vấn. Từ năm 14 tuổi ông đã theo học những thầy giỏi nhưng lại không chịu ra làm quan. Sau 6 năm học tập, ông bắt đầu đi ngao du Thái Hành, vượt sông Hoàng Hà, bồi bổ kinh nghiệm nhân sinh, sáng tác bài “Ki sơn cầm thai”.
 
Sau này, có vị quan ca ngợi rằng ít ai sánh được tài năng của Nguyên Hảo Vấn, từ đó thanh danh của ông vang xa, trở thành tác gia và sử gia lớn. Đây được coi là thành quả của việc ông vùi đầu khổ học, tích lũy kinh nghiệm, kiên nhẫn và khiêm tốn mà có được.
 
Một câu chuyện về thời Tống có người tên Từ Trung Hành vô cùng tài giỏi. Triều đình gửi thư tín đến đề cử ông làm quan, nhưng lúc này triều chính đều do các gian thần, nịnh thần nắm quyền.

Từ Trung Hành mỗi khi nhận được lệnh triều đình bổ nhiệm chức vị quan tước đều cảm thấy đau lòng. Cuối cùng ông thiêu hủy hết thảy các tác phẩm của mình, đi vào trong núi ẩn cư.
 
Có người thấy ông làm như thế liền trách cứ ông trốn tránh tiến cử vì muốn có danh tiếng là từng được mời làm quan mà không nhận. Từ Trung Hành nói: “Con người nếu không có thiện hạnh thì so với loài cầm thú cũng có khác gì đâu? Nếu ta bởi vì thư tín mà được tiến cử làm quan hơn nữa còn làm việc dưới tay của quan nịnh thần thì những người chưa được tiến cử sẽ nói ta không phải là người. Ta là muốn rời bỏ danh tiếng, chứ không phải là tham muốn có danh tiếng.”