Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Chân nhân bất lộ tướng: Biết điều này bạn có còn mong nổi tiếng để có cơ hội làm giàu?

Thứ Tư, 17/05/2023 17:44 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cổ nhân nói chân nhân bất lộ tướng hàm ý rằng người giỏi thực sự sẽ không khoe khoang vì họ biết sẽ dễ rước họa vào thân, tổn thọ, thay vào đó nên tập trung tu dưỡng bản thân mỗi ngày.

Cổ nhân có câu: “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”; nghĩa là người tài thực sự thường giữ kín thân phận của mình, còn ai mà nổi tiếng khắp nơi chưa hẳn là "chân nhân", họ không phải là người có thực tài.

Câu này còn có nhiều nội hàm khác rằng, người có địa vị, có thân phận đặc biệt thường không để lộ ra ngoài; cũng như cao thủ đích thực sẽ không tùy tiện khoe khoang võ nghệ trước đám đông. Cũng như Đức Phật có thần thông nhưng hiếm hoi lắm người mới sử dụng một đôi lần.

Theo đó, những bậc chân nhân ngày xưa là những người có trí tuệ siêu phàm; và họ sẽ không bao giờ khoe khoang hiển thị tài năng vốn có mà sẽ khiêm tốn, ẩn mình khiến người khác khó lòng nhận ra.

Câu nói đơn giản nhưng mang ý nghĩa thâm sâu về bậc chân nhân trong xã hội. 
Chan nhan bat lo tuong
 
 

1. Câu chuyện chân nhân bất lộ tướng của người xưa  

 
Thời Xuân thu Chiến quốc, cậu bé Ôn Như Xuân nổi tiếng là đàn hát hay vì gia đình có điều kiện để cho cậu học đàn từ nhỏ. Âm nhạc cũng là niềm đam mê bất tận của cậu bé, thế nên lớn lên cậu còn tự sáng tác nhạc. Tự biết mình có tài năng, cậu thường thích khoe điều này với mọi người.
 
Có lần khi đi du ngoạn, Như Xuân đi qua một ngôi miếu liền thấy một vị đạo sĩ đang ngồi cạnh chiếc túi có để lộ một phần của chiếc đàn cổ trong đó. Anh thầm nghĩ: “Vị này mà cũng biết chơi đàn sao?”.

Anh tò mò lại gần hỏi han:

- Thưa ngài, ngài biết chơi đàn không? 
 
Đạo sĩ nhìn lên người đang hỏi mình và khiêm tốn đáp lời:

- Tôi biết một chút! Tôi đang định tìm cao nhân bái sư học đàn.
 
Như Xuân nghe xong lời này lại muốn khoe mẽ khả năng của mình cho vị kia biết. Anh đáp:

- Vậy để tôi thử đàn cho anh xem.
 
Đạo sĩ mở túi cầm đàn đưa cho anh, Như Xuân ngồi xuống và gảy đàn nhưng kết thúc một bài vị này chỉ mỉm cười. Anh tỏ vẻ không hài lòng, liền cố gắng đem hết tài nghệ ra biểu diễn.

Lần này vị đạo sĩ vẫn mỉm cười, không lời khen ngợi, Như Xuân tức giận nói:

- Sao ông không đưa ra lời nhận xét nào, hay tôi đàn không hay?
 
Đạo sĩ trả lời:

- Tiếng đàn của cậu cũng được đấy, thế nhưng vẫn chưa phải là người để tôi bái làm thầy.
 
Như Xuân nghe vậy thấy tức giận vô cùng, đáp trả:

- Nếu đạo sĩ giỏi thế thì hãy thử đàn một bài để tôi mở rộng tầm mắt xem nào!
 
Đạo sỹ lúc này mới cầm chiếc đàn vuốt nhẹ vài cái, rồi bắt đầu gảy. Khi âm thanh trong trẻo, dập dìu khi trầm khi bổng từ chiếc đàn vang lên khiến đàn chim không rõ từ đâu bay đến đậu trên cây cổ thụ gần đó.

Lúc này Như Xuân thả hồn theo tiếng đàn, không còn tức giận nữa, cho tới khi tiếng đàn ngưng nhưng cậu vẫn còn thơ thẩn; trên mặt biểu hiện sự lưu luyến như muốn được nghe tiếp.

Lúc tỉnh lại, anh biết rằng mình đã gặp cao nhân, lập tức quỳ xuống trước mặt đạo trưởng xin làm đệ tử.

Thế mới thấy, núi cao còn có núi cao hơn, Như Xuân tưởng mình giỏi và cố tỏ ra khoe khoang nhưng vẫn không thể bằng tiếng đàn của đạo sĩ nọ. Thế nên người thực tài trong thiên hạ cũng vậy, họ luôn biết có người giỏi hơn nên chăm chỉ tập luyện, không tỏ ra ta đây hơn người trong bất cứ hoàn cảnh nào.
3 câu thường treo trên miệng của kẻ ĐẠO ĐỨC GIẢ - Cổ nhân dạy nhận biết kiểu người hai mặt hóa ra đơn giản như thế!
Cổ nhân dạy rằng những kẻ sống hai mặt, lật lọng thường có những câu nói quen thuộc mà thông qua đó bạn có thể nhận biết được nhân phẩm của đối phương ra sao.

2. Câu nói này có còn đúng với cuộc sống hiện đại?

 
Câu nói trên chưa bao giờ là lỗi thời vì thực ra từ xưa đến nay có quá nhiều tấm gương cho chúng ta thấy những người trẻ nổi tiếng sớm tưởng rằng mình là "chân nhân", họ nghĩ mình tài giỏi, khôn ngoan, năng lực hơn người,...

Vậy nhưng cuộc đời họ càng sau càng nhiều sóng gió và thường không giữ danh tiếng được lâu hoặc tuổi thọ ngắn. 
 

2.1 Càng thành công càng bị "ném đá"


Soi chiếu về cuộc sống hiện tại, không ít người nổi tiếng từ Việt Nam cho tới nước ngoài vướng vào thị phi có thể do vô tình hay cố ý. Nhìn chung, số người yêu thương luôn tương đương với số người ghét họ, càng nhiều người yêu sẽ có càng nhiều người ghét. Thế nên càng nổi tiếng họ càng trở thành đối tượng để nhiều người bàn tán, xì xào về họ, cuộc sống vì thế mà càng nhiều sóng gió hơn.

Người xưa có nói: “Cây cao thì đón gió mạnh” nên điều này không chỉ đối với thành công là vô ích mà còn thường thường chiêu mời tai họa. Thế nên chính vì sự nổi tiếng - cơ hội mang cho họ cuộc sống giàu có, được nhiều người biết đến nhưng đồng thời cũng tiềm tàng cả những rắc rối mà họ thu hút tới. Xưa nay người ta bảo nổi tiếng đi liền với tai tiếng là vậy.

Thế nhưng mấy ai có thể vượt qua áp lực quá lớn này, có người vì bị "ném đá" quá nhiều mà sợ hãi dự luận, có người trầm cảm, hay có người phải tìm tới thuốc kích thích để lấy lại tinh thần, cảm hứng làm việc,... hệ lụy của việc này là vô số cái chết trẻ của các nghệ sĩ từ trong cho tới ngoài nước.

Bác sĩ tâm thần Arnold Ludwig, trong phân tích tổng hợp hơn 1.000 người mang tên "Cái giá của sự vĩ đại: Giải quyết tranh cãi về sự sáng tạo và điên rồ", kết luận rằng các nghệ sĩ, so với các ngành nghề khác, có nhiều khả năng mắc bệnh tâm thần và dễ mắc bệnh tâm thần hơn. Bên cạnh đó, di chứng của các căn bệnh này cũng nặng hơn khi nghệ sĩ mắc phải.

Không những thế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm, bệnh lưỡng cực và các chẩn đoán liên quan đi kèm với tự tử thường đứng sau các sản phẩm sáng tạo.

Thế mới thấy cái giá phải trả cho một cuộc sống lung linh, tiền bạc vương giả là những chuỗi ngày ảm đảm sống trong sự chỉ trích của dự luận bất kể mình làm đúng hay sai. Thế nên người càng nổi tiếng sớm càng khó vượt qua cái ải đáng sợ này, không phải ngẫu nhiên mà có nhiều nghệ sĩ đã tự kết liễu cuộc đời mình khi tuổi đời còn quá trẻ.
 

2.2 Thay vì mong mộng thành công thì nên tu dưỡng

Moi nguoi nen tu duong ban than
 
Cổ nhân dạy: Người cố tỏ ra mình thông minh, thường thuộc hạng thấp kém. Ngôn từ càng xa hoa, bên trong càng sáo rỗng, kém phúc phận.

Tài năng của một người luôn nằm ở bản chất, nội hàm bên trong, chứ không phải miệng lưỡi hoa mỹ, hay những hành động khôn lỏi, khoa trương, phù phiếm.

Vậy nên một người thực sự là chân nhân khi họ không ngừng tu dưỡng bản thân. Phúc khí của một người, đều quyết định ở thái độ và tu dưỡng của họ. Những người hạn chế việc khoe khoang tài năng thì mới mong sống thọ và hậu vận tươi sáng.
 
Ngày nay, với sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông, ngày càng có nhiều mánh khóe PR, "làm màu" để nhanh nổi tiếng nhưng ít ai thấy được cái hại của nó. Không ít bạn trẻ trở thành "hiện tượng mạng" trong thời gian ngắn liền nghĩ mình tài năng, khi cơn sóng qua đi, họ càng chật vật hơn trong việc kiếm từng đồng lẻ sống qua ngày. Lúc này họ mới nhận ra mình chẳng tài giỏi như mình vẫn tưởng.

Truyện xưa nhắc mãi về việc Hàn Tín giả ngu, chịu nhục để chui háng, ông chấp nhận chịu sự nhẫn chịu nỗi nhục này để tránh lấy đi một mạng người. Đó là biểu hiện cao thượng của tâm đại nhẫn và đại trí.

Sau này, Hàn Tín trở thành đại tướng quân của Hán Cao Tổ Lưu Bang và giúp ông sáng lập triều Hán. Công lao vĩ đại của Hàn Tín đối với triều Hán đã chứng minh ông là một bậc đại trí.

Thế nên khi chúng ta đang sống ở thời đại 4.0 cũng hãy thận trọng. Ma lực của sự nổi tiếng, danh vọng rất đáng sợ, chúng có thể tung bạn lên mây xanh nhưng hôm sau có thể đẩy bạn xuống bùn đen. Vậy nên thay vì tìm cơ hội để nổi tiếng nhanh thì nên học cách dưỡng tâm của cổ nhân trước tiên với tâm niệm một điều rằng "hữu xạ tự nhiên hương" để bình tĩnh sống.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X