(Lichngaytot.com) Chỉ ra rõ ràng kiểu người này nhất định không nên giúp đỡ cũng là để cho chúng ta cảm thấy đỡ phân vân khi lựa chọn trong quyết định muốn hỗ trợ ai đó khi nguồn lực của bản thân có hạn.
Chúng ta thường được khuyến khích cần phải ban trải lòng tốt của mình để giúp đỡ mọi người, vậy tại sao cổ nhân khuyên có một kiểu người không nên giúp đỡ? Vì họ hiểu rằng rộng lượng hay bao dung với những người này càng gia tăng những việc bất thiện, thúc đẩy cho họ cơ hội hại người.
1. Kiểu người không nên giúp đỡ
Đáng quý nhất cuộc đời là người sống tình nghĩa và đáng sợ nhất là những kẻ vong ân bội nghĩa. Trong đó những kẻ vô ơn sẽ chỉ xem trọng lợi ích cá nhân, có lòng tham vô tận.
Lòng tham khiến họ chỉ mong muốn mãi mãi được nhận nhưng không muốn cho đi. Họ không trân trọng thành ý của người khác mà chỉ chấp nhận nó như một điều đương nhiên, rằng ai cũng phải tốt với họ.
Họ thường không trân trọng những gì mình có, luôn đòi hỏi người khác phải đáp ứng yêu cầu của mình tốt hơn nữa. Họ cho rằng ông Trời giải giúp mình, lúc nào cũng cho rằng những thứ đang có không đủ, không tốt, lòng biết ơn của họ đã bị sự tham lam che mờ tâm trí.
Họ cũng chẳng hiểu được rằng, sự giúp đỡ đại biểu cho lòng tốt của đối phương mà không phải nghĩa vụ hay trách nhiệm của người ta. Vì thế, một hành động tốt của người khác cũng rất đáng trân trọng.
Người xưa khuyên nhủ chúng ta làm việc tốt nhưng cũng phải có tâm đề phòng kẻ lợi dụng lòng tốt cho mục đích xấu xí của họ. Đừng nghĩ bạn sống hiền lành, tốt bụng thì mọi người sẽ đáp lại điều tương tự.
Giúp trong khả năng có thể của mình nhưng nhất định tránh xa kẻ vong ân bội nghĩa. Dấu hiệu nhận ra những kẻ đó là họ chỉ vui vẻ khi nhận được sự giúp đỡ của bạn, còn nếu bạn từ chối hay yêu cầu giúp đỡ ngược lại thì ngay lập tức trở mặt. Về cơ bản những người này chỉ chú ý đến lợi ích của bản thân, tâm tính ích kỷ mà không học được cách chăm sóc hay suy nghĩ cho những người xung quanh.
Lòng tham khiến họ chỉ mong muốn mãi mãi được nhận nhưng không muốn cho đi. Họ không trân trọng thành ý của người khác mà chỉ chấp nhận nó như một điều đương nhiên, rằng ai cũng phải tốt với họ.
Họ thường không trân trọng những gì mình có, luôn đòi hỏi người khác phải đáp ứng yêu cầu của mình tốt hơn nữa. Họ cho rằng ông Trời giải giúp mình, lúc nào cũng cho rằng những thứ đang có không đủ, không tốt, lòng biết ơn của họ đã bị sự tham lam che mờ tâm trí.
Họ cũng chẳng hiểu được rằng, sự giúp đỡ đại biểu cho lòng tốt của đối phương mà không phải nghĩa vụ hay trách nhiệm của người ta. Vì thế, một hành động tốt của người khác cũng rất đáng trân trọng.
Một chuyện kể lại rằng có tên ăn mày hỏi xin một người qua đường: “Có thể cho tôi 10.000 đồng không?”. Người này trả lời: “Tôi chỉ có 8.000 đồng". Tên ăn mày nhanh nhảu: "Vậy anh nợ tôi 2000 đồng". Nghe xong những lời này người qua đường quyết định không cho tiền người ăn mày nữa, cuối cùng người ăn mày chẳng có được đồng nào chỉ vì lòng tham của mình.
Người xưa khuyên nhủ chúng ta làm việc tốt nhưng cũng phải có tâm đề phòng kẻ lợi dụng lòng tốt cho mục đích xấu xí của họ. Đừng nghĩ bạn sống hiền lành, tốt bụng thì mọi người sẽ đáp lại điều tương tự.
Giúp trong khả năng có thể của mình nhưng nhất định tránh xa kẻ vong ân bội nghĩa. Dấu hiệu nhận ra những kẻ đó là họ chỉ vui vẻ khi nhận được sự giúp đỡ của bạn, còn nếu bạn từ chối hay yêu cầu giúp đỡ ngược lại thì ngay lập tức trở mặt. Về cơ bản những người này chỉ chú ý đến lợi ích của bản thân, tâm tính ích kỷ mà không học được cách chăm sóc hay suy nghĩ cho những người xung quanh.
Hãy để ý quan sát hành vi và cử chỉ của một người, xem ai có tướng người vong ơn bội nghĩa mà tránh xa, không nên kết giao, hạn chế giao tiếp để không mang tới tai họa cho bản thân mình. Nếu chúng ta không biết mà lỡ kết giao thân thiết đến mấy, sớm muộn cũng bị họ hại mình khi có cơ hội.
2. Lòng bao dung cần đặt đúng chỗ
Trong cuộc sống, chúng ta gặp không ít tình huống như sau: Một người cần vay tiền hoặc nhờ vả sẽ hết lời nịnh nọt, hứa hẹn đảm bảo trả tiền đúng hạn, vô cùng biết ơn, thậm chí hạ thấp lòng tự trọng, sẵn sàng làm mọi chuyện để đạt được mục đích của mình.
Tuy nhiên, đến khi trả nợ lại cố tình ngó lơ, không trả lời tin nhắn, không nhận điện thoại, tránh mặt mọi lúc mọi nơi. Thậm chí còn có kẻ mắng lại người cho vay tiền: "Có mấy đồng lẻ mà cứ đòi" hay "Thái độ không tốt thì tôi không trả luôn"... Đó là còn chưa kể đến thời điểm mà bạn gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ thì họ quay lưng.
Thế nên lòng tốt của mình cần đặt đúng chỗ, một người đối xử với bạn như trên thì nhất định không xứng đáng để bao dung. Thậm chí bao dung cho họ là còn hại mình, hại người. Lòng tốt chỉ xứng đáng khi đặt đúng người, đúng chỗ.
Từ việc cổ nhân chỉ ra người không nên giúp đỡ cũng là cảnh tỉnh chúng ta cần biết quan sát cách hành xử và lối sống trong hàng ngày của mình. Nhắc nhở chính bản thân mình hãy luôn sống cùng với lòng biết ơn, nhớ rằng "Chịu ơn một giọt, báo ơn một dòng", luôn tâm niệm báo đáp công ơn người đã giúp mình.
Nhiều người giờ đây thắc mắc rằng vì sao tôi muốn đối tốt với họ nhưng người ta lại không trân trọng? Hầu hết chúng ta chỉ nghĩ rằng giúp là xong, trước đó không hề tìm hiểu xem người này có xứng đáng hay không. Thực tế là không ít vùng dân nghèo sau khi được giúp thì lại càng nghèo hơn.
Thế nên muốn giúp người có hoàn cảnh khó khăn ta cũng cần dùng trí tuệ mà soi xét, không nên làm qua loa. Ví dụ đi đến một vùng quê nghèo ta chẳng thể nào giúp được tất cả mọi người ở đó, ta cần có cách để chọn ra người phù hợp, người đủ tốt, tử tế để sau này khi họ có cuộc sống tốt hơn còn tiếp tục đi giúp những người tiếp theo.
Lúc này, mọi người mới hiểu, thì ra ông dùng cách này để đặc biệt giải thích cho đạo lý: "Người không biết cảm ơn thì không đáng nhận được giúp đỡ".
Thế nên muốn giúp người có hoàn cảnh khó khăn ta cũng cần dùng trí tuệ mà soi xét, không nên làm qua loa. Ví dụ đi đến một vùng quê nghèo ta chẳng thể nào giúp được tất cả mọi người ở đó, ta cần có cách để chọn ra người phù hợp, người đủ tốt, tử tế để sau này khi họ có cuộc sống tốt hơn còn tiếp tục đi giúp những người tiếp theo.
Chuyện kể lại rằng có một người tha hương làm ăn, cho tới khi giàu có mới muốn trở về quê để giúp đỡ tiền bạc cho những học sinh vùng khó khăn. Sau khi tìm hiểu, ông có danh sách những đứa trẻ cần giúp đỡ, sau đó ông mới gửi cho mỗi em một quyển sách và vài chiếc bút trên đó ghi rõ thông tin điện thoại, địa chỉ và email liên hệ của mình.
Các em nhỏ không hiểu vì sao một người giàu có như ông lại chỉ tặng có một vài thứ ít ỏi, mà ông cũng không cần để lại thông tin liên hệ. Người đàn ông giữ im lặng trước những câu hỏi kia, dường như ông đang chờ đợi một điều gì đó. Ông luôn giữ điện thoại bên mình, mỗi ngày kiểm tra hòm thư hoặc kiểm tra thư điện tử khá thường xuyên.
Một hôm, cuối cùng ông cũng nhận được một tấm thiệp chúc mừng của một cậu bé gửi cho mình. Cậu bé là người duy nhất liên lạc với ông. Ông rất vui mừng, hôm đó bắt đầu khai mở học bổng và gửi cho cậu bé kia khoản tiền hỗ trợ đầu tiên và không hỗ trợ những đứa trẻ không hồi đáp.
3. Hãy luôn sống với lòng biết ơn
Từ việc cổ nhân chỉ ra người không nên giúp đỡ cũng là cảnh tỉnh chúng ta cần biết quan sát cách hành xử và lối sống trong hàng ngày của mình. Nhắc nhở chính bản thân mình hãy luôn sống cùng với lòng biết ơn, nhớ rằng "Chịu ơn một giọt, báo ơn một dòng", luôn tâm niệm báo đáp công ơn người đã giúp mình.
Nhờ vả người ta giúp thì dễ nhưng bày tỏ sự biết ơn dường như lại khó vô cùng. Nếu bạn không biết ơn những điều bạn đang có sẽ không bao giờ có thêm những điều tốt đẹp tương tự hoặc hơn thế đến với cuộc đời bạn nữa. Bởi vì sẽ chẳng ai muốn giúp một kẻ vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván cả. Hơn nữa khi bạn là người luôn biết ơn thì việc bạn nhận diện ra kẻ vô ơn cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Hãy biết ơn những người đã có ảnh hưởng đến cuộc đời bạn. Đừng đến khi quá muộn để nói lời cảm ơn và hãy cho họ biết rằng họ đã tạo ra sự khác biệt trong bạn như thế nào.
Bạn còn cần phải biết ơn tất cả những người xung quanh bạn, kể cả những người làm hại bạn. Hãy nhớ rằng mọi việc xảy ra đều có lý do của nó. Ngay cả kẻ hại bạn cũng là để bạn nhận ra một bài học đáng giá nào đó.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: