Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

10 lời khuyên để đời, đáng giá nhất của cổ nhân, đúng mọi thời đại

Thứ Sáu, 18/08/2023 17:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lời khuyên để đời của cổ nhân tuy đơn giản nhưng sâu sắc, càng sống lâu, càng chiêm nghiệm theo thời gian, chúng ta càng cảm nhận rõ sự đúng đắn, chân thực tới nhường nào.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 
Những lời khuyên để đời của cổ nhân sau đây chưa bao giờ lỗi thời, thậm chí có khi chúng ta phạm lỗi rồi mới nhận ra chúng đúng và hay ho, thú vị tới nhường nào.

10 loi khuyen de doi cua co nhan
 

1. Sống quân tử, biết tu thân


Quân tử muốn tu thân, trước tiên phải tu tâm.

 
Làm người cố gắng tu dưỡng để trở thành quân tử, biết tu thân, tu tâm, đó mới là điều quan trọng nhất đời người. Chỉ những ai biết tu dưỡng mới biết thế nào là vừa đủ trong lời nói, trong giao tiếp, trong ăn uống,... 

Không phải cứ khoe mẽ mình giỏi giang, giàu có, thành công mới là tốt, là hay, việc đó có khi lại là rước họa vào thân không chừng. Thế nên những bậc cao nhân xưa thường ẩn mình, hoặc lui về dạy học cho con cháu trong xóm làng của mình là vậy.

Một tấm gương điển hình cho lối sống này đó là  triết gia và tác gia Đạo giáo - Trang Tử (~365–290 TCN). Ông được ca ngợi là bậc cao minh, sống rất giản dị, thuận theo tự nhiên. Ông luôn chủ trương ẩn dật,  khoáng đạt, thuận theo vũ trụ, xa lánh thế tục để có nhiều thời gian tu dưỡng bản thân. 
 

2. Sống trọn chữ hiếu với bố mẹ

 

Đối xử với cha mẹ thế nào, con cháu sẽ trả lại tương ứng.

 
Khổng Tử từng nói: “Dụng Đạo của Trời, phân chia cái lợi của đất, cẩn thận bản thân, tiết kiệm tiêu dùng, để phụng dưỡng cha mẹ, đó là cái hiếu của thứ dân”.

Tạm hiểu là một người làm việc gì cũng cần phải hợp với lẽ Trời. Con người phải giữ tròn bổn phận của mình, không được sinh lòng tham và làm những việc ngoài phận sự. Mỗi cá nhân cân phải cần kiệm giữ gìn nếp nhà, hiếu kính và phụng dưỡng cha mẹ, làm tròn chữ hiếu.

Có câu chuyện hai vợ chồng mang rọ để đưa bố mẹ già yếu lên rừng và sau đó người con bảo với họ rằng: "Bố mẹ nhớ giữa lại rọ để sau này con mang bố mẹ lên rừng" giúp ta dễ dàng hình dung nhất về việc bất hiếu với cha mẹ sẽ nhận hậu quả như thế nào.
 
Do đó, muốn con cháu đối xử tốt với mình thì ngay lúc này phải đối tốt với bố mẹ.  
 

3. Nói ít chớ khoe mẽ


Người ta nói: "Thùng rỗng kêu to" là vậy, một người càng biết ít càng hay khoe mẽ, mới biết một chút lại tưởng mình hiểu hết sự đời. Hơn nữa, việc khoe mẽ chẳng ích gì lại còn hay rước họa vào thân.

Cổ nhân dạy: "Trên đời có 3 thứ tuyệt đối không được nói, chính là cái tốt của bản thân, những điều không tốt của người khác và kế hoạch, dự định tương lai của chính mình. Vốn dĩ càng hãnh diện, khoe khoang về thứ gì, tương lai sẽ dễ mất đi cái đó".
 
Sự thật là xưa nay có quá nhiều người tự hại mình chỉ vì nói nhiều, nói không đúng nơi, đúng chỗ. Những ai đang tự cho mình hơn người, coi thường người khác, càng dễ gây thù chuốc oán, thị phi ùn ùn kéo tới, tự rước họa vào thân. 

Thế nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào hãy cứ khiêm tốn, không bao giờ khoe mẽ thành công của bản thân, luôn biết rằng mình thật nhỏ bé. Lúc nào cũng nhắc nhở mình cần hoàn thiện bản thân hơn nữa, luôn tìm đủ mọi cách để vươn lên. Chính vì vậy mới có thể đạt được thứ mình mong muốn, thậm chí còn nhiều hơn gấp trăm lần.
 
Giu mieng la giu than
 

4. Cuộc đời ngắn ngủi, hãy trân trọng nó


Ta giống như chú ngựa chạy qua vạch ngăn cách, chớp mắt một cái đã xong rồi.


Trăm năm tưởng dài nhưng nó như một cách chớp mắt, như một giấc mộng trôi qua thật nhanh. Thế nên phải trân trọng từng khoảnh khắc diễn ra trong cuộc đời, đừng lãng phí thời gian cho việc tham lam, muộn phiền, tranh đấu... 

Hãy ung dung, tự tại hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, đóng góp cho xã hội, hưởng thụ ở mức vừa phải. Những ai làm ít muốn ăn nhiều, không giúp được cho người khác, tư lợi bản thân thì ắt phải luồn cúi, mưu lợi để bù đắp vào phần lao động còn thiếu. Điều đó cũng điềm báo cả những hiểm họa trong tương lai khi về già.
 
Chỉ cần có đủ bản lĩnh thì khắp nơi đều là cơ hội. Hãy sống an nhiên giữa đời, mọi thứ sẽ phát triển dần dần, một cách tự nhiên, cố giành giật thì tưởng là được nhưng lại sớm mất tất cả.
 

5. Thận trọng với những lời tán tụng 


Những kẻ thích tán tụng người khác trước mặt thì cũng thích nói xấu sau lưng.

 
Người đời có câu: "Mật ngọt chết ruồi", nghĩa là cẩn thận với những lời ngon ngọt của người ta. Thường những lời nói không chân thật là sẽ có một âm mưu ẩn sau đó.

Không ít người trước mặt ngọt ngào, đon đả, thậm chí tán tụng bạn lên mây nhưng sẵn sàng đâm sau lưng, gieo tiếng ác để làm hại bạn bằng mọi giá. Những kẻ này luôn cảm thấy ghen tị với thành công của những người khác.

Thế nên trong cuộc sống nhớ nhận diện sớm những kẻ này để tránh xa, phòng tránh kẻo rước họa do miệng lưỡi của họ gây ra.
 

6. Sống khoan dung

 

Bạn nhường người ta một bước, người ta sẽ kính bạn một thước.

 
Nhiều người sống khoan dung bị cho là kẻ ngốc, nhưng đó thực ra là người hiểu nhất về đạo và đời vì người xưa nhận định: Nhân tâm vốn tương thông, bạn nhường người ta một bước, người ta sẽ kính bạn một thước.

Thực ra khoan dung với người khác cũng chính là tạo điều kiện thuận lợi cho chính mình. Càng so đo, con đường càng thu hẹp; càng rộng lượng, con đường càng rộng mở. Thế nên làm người hãy cứ cho người ta một đường lui.

Hãy nghĩ tới cảnh ta ở trong trường hợp tương tự, nếu cùng đường mà không có cơ hội quay lại thì sẽ thế nào?  

Cổ nhân đã căn dặn con cháu mình rằng, một người khi gặp phải mâu thuẫn, nếu có thể dùng đạo lý “nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác” thì không chỉ hóa giải được mâu thuẫn mà còn cảm hóa được đối phương, biến khó khăn thành cơ hội. 
Những câu nói hay về lòng khoan dung - bí quyết vạn người nể phục
Từ những câu nói hay về lòng khoan dung cho chúng ta thấy rằng càng hiểu sâu biết rộng và đủ tình yêu với mọi người thì bạn mới dễ dàng thể hiện sự khoan dung
 

7. Nhớ quan sát thiên thời, địa lợi, nhân hòa

 

Nước không đủ thì không đẩy được chiếc thuyền lớn, gió không đủ thì không dang nổi đôi cánh to.

 
Người khôn ngoan sẽ biết tận dụng tự nhiên, chỉ có kẻ ngốc mới cố tình chống lại nó trong vô vọng. Thế nên làm người cần biết quan sát thiên thời, địa lợi, nhân hòa vì khi đó sức bỏ ra chỉ một nhưng có thể thu lợi về gấp mười.

Giống như một chiếc thuyền trên biển cần dựa vào sức nước, đại bàng muốn sải cánh trên trời cao cũng còn phải xem sức gió. Sức nước và gió không đủ thuyền chẳng thể cập được bến, đại bàng cũng chẳng thể bay suốt quãng đường dài.
 
Thế nên một người khi làm việc đại sự, thì chẳng thể dùng mỗi sức của mình, nhất định phải sống thực tế và tập bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất, tập trung năng lượng và sức mạnh của nhiều người nhất có thể.
 

8. Học cách "cho đi" một cách khôn ngoan 


Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù.

 
Câu nói nhắc tới một sự thật đau đớn rằng nếu giúp người có chừng mực là việc tốt, thế nhưng nếu giúp quá nhiều, quá thường xuyên, họ sẽ xem việc này là đương nhiên, đến khi không cho nữa thì kẻ đó quay sang hận thù.

Câu chuyện về cách cho đi của đứa trẻ mà triệu phú cũng phải học hỏi cho thấy rằng dùng tiền chỉ là một cách giúp đỡ người khác, quan trọng nhất là cho họ nghề nghiệp, cho họ tương lai, tri thức, dẫn đường chỉ lối để họ thay đổi cuộc đời chính mình và cuộc đời của cả gia họ.
 
Do đó, lương thiện phải có giới hạn, lương thiện cũng cần có nguyên tắc, chớ nên bừa bãi kẻo gây hại cho người và cả chính mình.

Hoc cach cho di dung cach
 

9. Sống đơn giản

 

Đại Đạo chí giản (Đạo lớn là giản dị nhất).


Một người sống phức tạp, tâm rối ren, chẳng bao giờ tìm thấy được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Thế nhưng một khi tâm đơn giản, cuộc sống cũng nhẹ nhàng, thoải mái, rồi hạnh phúc sẽ cứ thế tự sinh sôi vì họ luôn tìm thấy được niềm vui xung quanh mình.

Sống đơn giản sẽ dễ dàng buông bỏ, xem nhẹ mọi chuyện vì thực tế có những việc lúc này tưởng là chuyện lớn, nhưng ngày mai lại chỉ là chuyện nhỏ. Một người xem bình an là lẽ sống thì sẽ loại bỏ được những phức tạp ở trong lòng, không bị bất cứ ngoại cảnh nào chi phối mình cả. 

Thế nên, dù đối mặt với khó khăn, trở ngại, hãy tự nhủ với bản thân rằng: Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi sẽ tốt đẹp hơn.

10. Đáng sợ nhất là không còn hi vọng gì 


Bi ai lớn nhất của đời người là chết về tâm tưởng.

 
Một người "chết tâm" - tâm hồn đã nguội lạnh, mất đi ý chí, tinh thần thì họ thường không thể tự nhận ra nỗi bi ai của mình, mà phải do người khác nhìn nhận.

Một người tự mình đánh mất hi vọng thì họ sẽ không có một chút đam mê, sự tin tưởng, niềm vui nào. Thế nên cho dù là người khỏe mạnh, giàu có thì họ cứ thế lụi tàn dần theo thời gian, không tìm được niềm vui, mục đích sống cho mình.

Điều đáng buồn là họ thường khó mà tự phát giác được điều đó. Họ chỉ quen với vòng lặp cuộc sống của bản thân. Thậm chí bác sĩ tâm lý cũng không thể giúp được gì nhiều ngoài việc nhận diện vấn đề, còn nếu họ muốn xử lý một cách triệt để thì chỉ có tự họ tìm cách để thay đổi, chữa lành chính mình mà thôi.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X