Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Những lời cảnh báo của cổ nhân khi gần nhà có GIẾNG KHÔ, chớ xem nhẹ

Thứ Năm, 12/12/2024 10:37 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Theo quan niệm của cổ nhân, gần nhà có giếng khô là hiện tượng đáng lưu tâm, không nên bỏ qua, nên tìm hiểu kỹ càng để biết nên làm gì với nó để hạn chí tiêu tán tài lộc.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

 

1. Hình ảnh thân thuộc của chiếc giếng từ xa xưa

Gan nha co gieng kho
 
Từ xa xưa, nói tới hình ảnh làng quên Việt Nam phải có đầy: cây đa, giếng nước, sân đình. Theo đó, sân đình là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, cây đa cho bóng mát, giếng nước cung cấp nước cho mọi người.

Không có thông tin chính thức về việc giếng ra đời khi nào nhưng giếng nước là nguồn sống, phục vụ cho mọi sinh hoạt của người dân trong làng nên nó còn được xem là cầu nối giữa trời, đất và con người. Trong tổng thể cấu trúc văn hóa tâm linh ở các làng quê, nếu cây đa có thần, chùa có Phật thì giếng nước có thủy thần, có thần mẹ nước.
 
Ban đầu, giếng là một công trình mang tính dân sinh, cung cấp nguồn nước cho cộng đồng dân cư từ miền ngược đến miền xuôi. 

Từ xưa tới nay còn lưu truyền các giai thoại xung quanh những chiếc giếng làng mang tính nhân văn, thể hiện nét văn hóa tâm linh của cộng đồng.
 
Có thể thấy, nguồn nước giếng ban đầu được dùng cho sinh hoạt nhưng dần dần đã được dân gian phủ màu huyền thoại. Nhiều làng quê còn lấy nước giếng để tắm cho tượng Phật, thờ cúng.

Đặc biệt, hiện nay ở những di tích đình, chùa, miếu, lăng tẩm, chúng ta vẫn thường thấy giếng cổ để làm minh đường cho di tích ấy. Do đó, những chiếc giếng này trở thành linh thiêng.
 

2. Lời cảnh tỉnh của cổ nhân khi gần nhà có giếng khô


Người xưa nhận định rằng nếu giếng trong sân cạn, thì trong nhà chắc chắn có người tàn tật. Tạm hiểu rằng có giếng khô gần nhà là dự báo có chuyện rủi, báo hiệu sự suy tàn và bất lợi của gia đình.
 
Hiểu theo nghĩa đen thì từ giếng khô là những chiếc giếng cạn sạch hay sự biến mất lặng lẽ của nguồn nước tự nhiên. Nó thường bị bỏ hoang do sự bào mòn tàn nhẫn của thời gian.

Giếng khô khiến âm khí xung quanh nó khá nhiều, do đó, người trong nhà dễ mắc bệnh. Giếng khô như là một cái bẫy khiến nhiều người có thể chủ quan và dễ gây ra sự cố, nhất là cho người già hoặc trẻ nhỏ trong nhà. 
 
Mọi chuyện chẳng thể đoán trước được khi một cái giếng mất đi sứ mệnh thiêng liêng là cung cấp nguồn nước nuôi dưỡng vạn vật và dần biến thành một cái giếng khô. Nó không còn khả năng nuôi dưỡng muôn loài mà biến thành cãi bẫy rình rập vô tận.
 

2.1 Tài lộc vơi dần

 
Giếng nước được xem là biểu tượng của tài lộc, đại diện cho nguồn năng lượng mát lành, nuôi dưỡng cả vật chất lẫn tinh thần con người. Một giếng nước đầy và trong sạch biểu thị dòng chảy tài lộc, sự sung túc và bình an.
 
Ngược lại khi giếng khô, giếng cạn là hình ảnh của suy thoái, tà lộc cạn dần: Gia chủ dễ gặp khó khăn trong công việc, tiền bạc, và các mối quan hệ cũng dễ rạn nứt.
 
Giếng dần cạn cũng là lúc báo hiệu tiền tài khó tụ, thất thoát liên tục, gia chủ có thể kiếm được tiền nhưng không giữ được, dễ gặp cảnh "tiền vào cửa trước, ra cửa sau".
 
Gieng kho bao hieu tai loc voi dan
 

2.2 Danh vọng giảm sút

 
Giếng cạn làm suy yếu luồng sinh khí, ảnh hưởng đến sự phát triển trong công việc. Sự nghiệp của những người trng gia đình cũng vì thế mà lao đao.

Làm việc gì cũng khó khăn, bị ngăn cản, và gia chủ dễ gặp tiểu nhân quấy phá, cơ hội thăng tiến cũng trở nên xa vời. 

2.3 Bất hòa trong gia đình


Nguồn nước cạn kiệt làm khí trường quanh nhà trở nên u ám. Giếng khô đứng lặng lẽ trong sân thường được coi là nguồn gốc của năng lượng tà ác tiềm ẩn.

Nó không chỉ có thể xây dựng bức tường cao cản trở dòng năng lượng tích cực trôi chảy trong nhà mà còn làm xói mòn đi hạnh phúc của gia đình.

Gần nhà có giếng khô cho thấy năng lượng âm xung quanh nó khá nhiều. Do đó, người trong nhà dễ mắc bệnh, tâm trạng căng thẳng, gia đình thiếu hoà thuận.
 
Điều đặc biệt đáng chú ý là giếng khô không nằm ở vị trí tốt của nhà ở hoặc nằm trong khoảng cách dễ dàng đến khu dân cư, năng lượng tiêu cực mà nó giải phóng chắc chắn sẽ được khuếch đại vô hạn.
 

2.4 Thu hút năng lượng xấu

 
Giếng nước không còn sử dụng lâu ngày, bỏ hoang, cạn nước hoặc nước đục, đây là dấu hiệu của sự đứt gãy trong luồng năng lượng phong thủy.

Khi giếng bị khô hoặc cạn, điều này ám chỉ sự cạn kiệt của năng lượng tốt, nguồn sinh khí bị gián đoạn. Thế nên cây cối quanh giếng héo úa: Môi trường xung quanh giếng khô thường kém sinh khí, cây cối khó phát triển.
 
Không gian xung quanh giếng âm u, cảm giác nặng nề, u ám, năng lượng âm mỗi lúc một dày lên, dễ thu hút năng lượng xấu.

Các yếu tố liên quan đến nước như giếng, hồ, ao, hay sông ngòi đều có ảnh hưởng sâu sắc đến vận khí của gia chủ nên khi giếng khô, thu hút năng lượng xấu thì cũng sẽ gây cản trở cho tài lộc, sự thịnh vượng và hạnh phúc của họ.

3. Câu chuyện cảnh tỉnh liên quan tới giếng khô


Chuyện kể lại rằng trong ngôi làng nọ, có gia đình chồng thường xuyên đi làm ăn xa kiếm tiền, còn cô vợ ở nhà lo toan mọi việc trong nhà. Thi thoảng chồng mới về thăm nên cô khá vất vả lo lắng mọi việc.

Thời gian đầu về làm dâu, cô vợ đối xử rất tốt với mẹ chồng, thế nhưng sau khi sinh con trai, công việc càng thêm chồng chất, cô đổi tính đổi nết. Mỗi lần nóng giận, cô còn đánh đập mẹ chồng và quát rằng: "Đúng ra bà phải hầu hạ tôi vì tôi đã sinh ra cho bà người nối dõi". 

Trước mặt mọi người, cô vẫn tỏ ra là một cô con dâu hiếu thảo, chăm lo cho mẹ chồng. Nhưng thời gian ngắn sau đó, bà mẹ chồng không chịu được nên kiệt sức, thường xuyên có hiện tượng chóng mặt, nôn mửa.

Có lần bà ngất xỉu bên giếng, cô con dâu quát mắng: "Bà đừng giả chết nữa. Nếu không dậy tôi sẽ đẩy bà ngã xuống luôn".
 
Sau đó cô còn dội thêm nước giếng lên người bà rồi bế con trai vào nhà. Cô xem mẹ chồng là gánh nặng nên cảm thấy phiền phức, hay tìm cách trút giận, cô ước gì mẹ chồng chết sớm để cô bớt khổ.
 
Bị cô con dâu bỏ mặc ngoài giếng lạnh, người bà cứng đơ, cô ta mới đi tìm thầy lang nhờ chữa trị nhưng đã muộn vì bà đã chết từ đêm qua.

Cậu con trai về chịu tang mẹ nhưng cũng không hay biết sự độc ác của bà vợ. Sau tang lễ của mẹ chồng hai tuần, giếng nhà họ bỗng đục ngầu không thể sử dụng được nên cô con dâu mang con trai về bố mẹ đẻ, tin rằng vài ngày nữa sẽ ổn. 

Lúc này cả làng xôn xao không hiểu vì sao một cái giếng ước đang sạch, uống rất ngọt mà trở nên đục ngầu như thế. Sau đó 2 tuần, nó từ từ cạn kiệt, rồi giếng bị bỏ hoang.
 
Người già trong làng nói, lý do giếng từ đục ngầu sang cạn kiệt là do con dâu đối xử tệ bạc với mẹ chồng, giếng bị khô cũng là sự trừng phạt và cảnh báo của ông Trời. Về sau, người con dâu cũng bị nhiều quả báo rất đau khổ trước khi chết. 
 

4. Cần làm gì khi lấp miệng giếng?


Ngày nay, nhu cầu sử dụng giếng không còn nhiều, thế nhưng không phải khi nào cũng nên lấp miệng giếng. Giếng cũ nhưng còn sạch sẽ, thậm chí sử dụng nước trong giếng bình thường, thì ta có thể xem giếng như bể chứa nước ngầm, chỉ cần đậy bằng tấm đan bê tông và tận dụng giếng để phục vụ cho sinh hoạt lúc cần thiết.

Trong tình huống nước trong giếng cứ thế cạn dần, tùy vào từng trường hợp mà ta quyết định đậy hay lấp miệng giếng lại cho phù hợp. Nếu nước trong giếng bẩn mà chỉ đậy miệng giếng, thì không thể xử lí triệt để được uế khí, do đó, ta phải xử lí lấp giếng.
 
Nếu giếng cần lấp, thì nên theo trình tự như sau:
 

4.1 Bước 1: Chọn người lấp giếng


Chọn người có niên mệnh là Lộ Bàng Thổ. Hiện tại có 2 độ tuổi phù hợp đứng ra làm chủ sự được cho việc lấp giếng đó là những người sinh năm 1990 và 1991.
 
Giả sử không chọn được người tuổi này, ta có thể chọn tạm những người có niên mệnh là Thổ như các tuổi sau: 1960, 1961, 1968, 1669, 1976, 1977, 1998, 1999, 2006, 2007,…

Ưu tiên chọn người khỏe mạnh, may mắn, vui vẻ, sống đạo đức,… thì càng tốt. 
 

4.2 Bước 2: Chọn ngày lấp giếng


Khi lấp giếng, nên chọn ngày trực “Trừ”.

Trực Trừ mang ý nghĩa là trừ đi những điều không không tốt, không phù hợp để thay thế bằng những điều tốt đẹp hơn. 
 

4.3 Bước 3: Lễ xin lấp giếng


Không nên tùy tiền lấp giếng, cần phải làm một cái lễ. Nên làm mâm cúng để cảm tạ các vị thần linh, đã ban cho nguồn nước để gia đình sinh sống trong thời gian qua. Tiếp đến là xin phép các vị để được lấp lại giếng, nhằm phục vụ cho việc xây nhà.
 

4.4 Bước 4: Tiến hành lấp giếng


Đầu tiên, thả 5 loại đá thạch anh, tượng trưng cho 5 ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, xuống giếng. Tiếp đến, ta đổ cát vàng xuống.

Lưu ý phải là cát sạch. Tuyệt đối không đổ xà bần, đất bẩn xuống giếng. Cát tối thiểu phải đổ ngập mặt nước, sau đó mới đổ đất vào và nén thật chặt.
 
Quá trình này cần làm từ từ, để việc lấp giếng không gây xáo trộn đột ngột về phong thủy. Trường hợp đối với giếng khoan, ta chỉ cần bỏ thạch anh xuống giếng và dùng nắp chụp đậy lại.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:


Tin cùng chuyên mục

X