1. Tại sao bố mẹ dạy con bằng đòn roi?
Hầu hết chúng ta đã nghe quá nhiều lời cảnh báo của các chuyên gia về việc không nên dùng roi vọt đối với con trẻ. Thế nhưng các phụ huynh vẫn chọn phương án này vì họ xem đó là một biện pháp kỷ luật hiệu quả trong việc giáo dục con trẻ.
Mỗi khi con làm sai bố mẹ có xu hướng dạy con bằng đòn roi để khiến con sợ hãi và không dám tái phạm trong lần tới. Vậy mà trẻ con hay quên, không lâu sau chúng lại phạm sai lầm tương tự. Thế nên đòn roi sẽ có “tác động ảo” ngắn hạn, nhưng về lâu dài đó không phải là biện pháp tối ưu.
- Tuyệt vọng trong quá trình nuôi dạy con
Đôi khi, bố mẹ đánh con là vì họ cảm thấy quá tuyệt vọng. Bố mẹ thường có cảm giác "sôi máu" khi cuộc đối thoại giữa họ không thể tìm được một hướng đi chung.
Khi bất đồng quan điểm các bậc phụ huynh không kiểm soát được hành vi. Có người còn hét lên rằng: “Không thể tin nổi con lại như thế!" và trừng phạt về thể xác đứa trẻ ngay lập tức để mong nó sửa đổi.
Họ rơi vào trạng thái tiêu cực mỗi khi con phạm lỗi và chỉ biết dùng đòn roi thể hiện sự tuyệt vọng của bản thân trong cách giáo dục con.
- Tức giận chuyện bên ngoài, trút lên con
Nhiều ông bố bà mẹ khi ở bên ngoài không đủ khả năng tranh đấu với ai nên về nhà trút hết vấn đề của bản thân lên đầu đứa trẻ. Do trẻ con yếu thế nên không thể chống trả với phản ứng của bố/mẹ nên việc này càng xảy ra thường xuyên.
Dường như đòn roi là cách để họ trút cơn giận của mình một cách vô cớ vào con cái bất chấp những hậu quả có thể gây ra cho chúng.
Dù bản thân thấy vô cùng bất lực vì cách họ dùng không hề đem lại hiệu quả nhưng không biết nên phải làm gì, thế nên bạo lực đòn roi sẽ được ưu tiên và là biện pháp dễ nhất có thể dùng mỗi khi con cái mắc sai lầm. Hoặc họ cũng chỉ thử phương pháp mới trong một thời gian ngắn, không đủ để phát huy tác dụng.
Mỗi đứa trẻ sẽ phù hợp với một phương pháp kỷ luật khác nhau, thế nên mỗi ông bố/bà mẹ nên tự trang bị cho mình một số phương pháp riêng để có thể thử áp dụng, chọn lọc xem cách nào là hiệu quả với con mình nhất.
2. Có nên dạy con bằng đòn roi?
Hoặc có thể chúng có hành vi hung hăng, chống đối xã hội. Chưa kể sau này khi trưởng thành trẻ cũng dễ áp dụng phương cách tương tự này với con cái như một vòng tuần hoàn.
Thế nên, cho dù mục đích đánh con có thể là vì muốn chúng tốt lên nhưng các bậc phụ huynh phải hiểu cơ chế của hành vi tốt rất đơn giản: Nhận thức tốt thì hành động tốt. Khi con bị "ăn đòn" chúng sợ hãi, càng có hành vi sai, tiếp tục là càng bị nhiều đòn roi, vòng tròn luẩn quẩn này cứ thế lặp đi lặp lại.
Đừng lấy câu nói của người xưa: “Thương cho roi cho vọt” để giải thích cho việc đánh con. Bởi đó chỉ là nghĩa đen của câu nói. “Roi vọt” ở đây chỉ là nghiêm khắc dạy con cái để con nên người, còn đánh đòn chỉ là hạ sách mà thôi.
3. Tác hại của việc dạy con bằng đòn roi
3.1 Gây đau đớn thể xác
Việc trực quan nhất mà ai cũng thấy đó là tác hại của việc này là gây đau đớn về thể xác. Nhiều trẻ bị chấn thương trên cơ thể và phải nhập viện vì bị bố mẹ đánh.
Thậm chí, không ít vụ án mạng đã xảy ra khi ông bố/bà mẹ "quá tay" trong lúc dạy dỗ con, cuối cùng vô tình sát hại con mình. Thế nên để ngăn chặn tội ác này tốt nhất là dừng ngay việc đánh đập con nhỏ.
3.2 Nói dối
Việc bị đánh đòn còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, chúng luôn lo lắng bị đánh đòn mỗi khi phạm lỗi, từ đó sẽ tìm cách trốn tránh lỗi lầm bằng cách nói dối, đổ thừa cho người khác.
Sau mỗi lần "no đòn" chúng sẽ nghĩ: Làm gì để không bị đánh đòn? Việc tìm mọi cách để không bị đánh đòn và chịu đựng những vết đau về thể xác sẽ là nguyên nhân khiến trẻ nói dối.
3.3 Đứa trẻ có xu hướng bạo lực
Các nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa việc bị đánh đòn và tính bạo lực, hung hăng trong hành vi, từ đó ảnh hưởng tới vấn đề phát triển tâm sinh lý ở trẻ và tiếp tục gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác.
3.4 Cắt đứt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Những đứa trẻ sẽ có cảm giác không được lắng nghe, bố mẹ không hiểu mình, chúng sẽ tức giận, chống đối. Thế nên khi bố mẹ càng ép con làm theo ý mình lại càng nhận về sự chống trả dữ dỗi và họ vội vàng cho rằng con mình hư hỏng.
3.5 Hình phạt sẽ leo thang
Thậm chí khi chúng ở tuổi trưởng thành đầy ngang bướng, chúng còn làm trái ý như là để “trả thù” sau những nỗi đau về thể xác chúng đã phải chịu đựng. Chúng có xu hướng "nhờn” với việc này và càng khiến bố mẹ cảm thấy tức giận vô cùng, mất kiểm soát với con.
Vậy nên đòn roi càng ngày càng gia tăng nhưng càng không hiệu quả. Thế nên, các bậc phụ huynh nên lường trước tình huống này, đừng để bản thân phải rơi vào tình huống tương tự khiến bạn hối hận về cách làm của mình đấy. Đánh đòn sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và đau đớn hơn là việc xử lý gốc rễ của vấn đề.
3.6 Tổn thương tinh thần sâu sắc
Theo thời gian, các con sẽ càng cảm thấy xấu hổ và không có động lực để cải thiện hành vi của mình. Chúng sẽ bắt đầu nảy sinh những suy nghĩ khi cho rằng bản thân không thể làm tốt hơn. Những vết sẹo tâm lý này dễ khiến trẻ bị ám ảnh cho đến tuổi trưởng thành.
3 quyền lợi mà cha mẹ nên dành cho con sau đây nếu áp dụng thành công thì bé sẽ vô cùng thông minh và lớn nhanh, cha mẹ sẽ dạy con nhàn tênh.
4. Giải pháp giáo dục không đòn roi
- Vạch ra được những sai lầm của trẻ
- Hướng dẫn trẻ cách giải quyết
- Rút ra được kinh nghiệm để lần sau không tiếp tục tái phạm.
4.1 Cho con những lời khen
Lời khen chính là một vũ khí lợi hại trong việc khuyến khích con tập trung thực hiện các điều tốt, tích cực.
Khen ngợi, khen thưởng hành vi tích cực đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự tự tin của chúng cho những hành trang trong tương lai. Hãy tìm hiểu thêm về phương pháp này để những lời động viên con phát huy được tác dụng.
4.2 Tìm hiểu lý do thực sự
Bố mẹ cần thấu hiểu cặn kẽ những nguyên do phát sinh hành vi. Kiên nhẫnlắng nghe câu chuyện của chúng một cách nghiêm túc. Có rất nhiều lý do khiến con không nghe lời bạn. Ví dụ như bạn nói nhỏ hoặc con đang tập trung, quan tâm chuyện khác.
Khi chưa hiểu thì đừng vội vã kết luận con bướng bỉnh. Hãy hỏi con có nghe bạn nói gì hay không hoặc lặp lại lời nói của mình.
4.3 Trò chuyện với con nhiều hơn
Trẻ thường khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc của mình như buồn, sợ, tức giận,... Hãy thường xuyên nói về cảm xúc của trẻ để hiểu và xoa dịu con bằng một giọng điệu nhẹ nhàng, một cái ôm, thái độ thấu hiểu và trìu mến.
Khi đó, bạn hiểu tâm tư con hơn, tránh được việc con tỏ thái độ bướng bỉnh vì muốn được bố mẹ quan tâm, chú ý.
4.4 Cho trẻ thời gian và không gian để suy nghĩ
Nhiều phụ huynh có xu hướng ép con làm việc con không thích, hãy hiểu cho tâm tư của trẻ.
Sau đó lựa lời, nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu là nếu cha mẹ chỉ muốn tốt cho con. Như vậy, gia tăng cơ hội con nghe theo lời của bạn và có tính ngoan ngoãn và sự cảm thông.
Xem thêm tin liên quan: