Trong cuộc sống, chúng ta thấy ai thành công thì ngưỡng mộ, thấy người nghèo khó thì thương cảm nhưng cái mà chúng ta cần nhận diện rõ nhất đó là phước của mình, phước của họ là bao nhiêu. Thực tế là hàng ngày chúng ta làm quá nhiều việc làm hao mòn phước đức của mình mà không hay biết.
Cổ nhân cũng đã chỉ ra đặc điểm người càng sống càng bạc phước như sau để cảnh tỉnh con cháu mình.
1. Hay nói dối
Có thể bạn ngay lập tức muốn phản đối rằng mình nói dối một chút thì chẳng hại tới ai. Thế nhưng, đừng cho rằng lời nói dối của mình vô hại vì đó chỉ là thứ bạn "tưởng thế", còn sự thật thì cho dù nói dối giúp người đi chăng nữa bạn nào đoán biết hết được những điều khó lường xảy ra sau lời nói dối của mình như thế nào.
Liệu nó có làm hại tới ai, trong khi đó Nhân - Quả vẫn vận hành khách quan, bạn gây ra vấn đề cho người khác thì chắc chắn cuộc sống của bạn cũng khó mà thuận lợi.
Có thể cuộc sống của bạn ở hiện tại vẫn sung túc nên bạn không lấy làm lo lắng, vẫn thản nhiên nói dối như một thói quen khó bỏ. Nhưng cứ mỗi lời nói dối phát ra thì phước của bạn hao mòn dần, tới khi không cứu vãn nổi thì bắt đầu làm ăn thất bát, mọi người quay lưng, nợ nần chồng chất,... khi đó muốn hối cải sửa sai cũng đã quá muộn rồi.
2. Thích so bì
Tâm lý so sánh là bản năng của chúng ta, ta thường không thích ai có cuộc sống, những người có điều kiện tốt hơn mình.
Thế nhưng đó là dấu hiệu của người có lòng dạ hẹp hòi, nhìn thấy người khác sống tốt là không vừa mắt. Khi họ nhìn thấy khoảng cách giữa bản thân và người khác, họ sẽ chẳng tĩnh tâm mà suy nghĩ, phản tỉnh, khiêm tốn học điều tốt của người khác.
Chính từ tâm so bì này đã bắt đầu nhen nhóm những hạt giống xấu trong tâm trí của chúng ta, sau này nó sẽ tạo nên những hậu quá lớn mà có thể chúng ta bao biện rằng: Mình vô tình, không cố ý.
Thế nhưng tâm ác này không nên xem nhẹ, nếu bạn đang có nó thì tìm cách dẹp bỏ nó càng sớm càng tốt.
Thực tế là khó có chút ganh tị hay so bì khi ai đó cuộc sống tốt hơn mình, quan trọng là khi tâm ý này khởi lên hãy gạt nó sang một bên bằng cách tự nhắc nhở bản thân: Có thể mình chưa hết điểm mạnh của họ, người ta xứng đáng có được điều đó.
3. Phàn nàn về gia đình
Phước đức của bạn có chừng nào hưởng chừng đó, nhớ rằng kêu ca chỉ làm bạn bị tổn phước hơn, chẳng có chút ích lợi nào ở đây cả.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, gia đình nào cũng có cái khổ, cái khó riêng của mình. Thế nên việc của chúng ta là nên nhìn vào mặt tích cực và tiếp tục phát huy nó.
4. Không nhận diện được lòng tham của mình
Không thiếu những ví dụ về những người vô cùng giàu có, của ăn của để tiêu không hết nhưng lại vì lòng tham của mình mà rơi vào vòng lao lý, thậm chí bị tử hình.
Người có lòng tham, dù là nhiều tiền cũng chưa cảm thấy đủ, lúc nào cũng thấy mình khổ sở. Làm người phải biết đủ thì mới có thể thường xuyên cảm nhận được niềm vui, người không biết đủ thì sớm muộn cũng rơi vào cạm bẫy của lợi ích, lòng càng tham thì sẽ bị sa lầy càng sâu.
Vậy nên chúng ta cần quan sát, nhận diện ra nó và tiết chế lòng tham của mình lại. Thế nhưng điều khó nhất trên đời mà ít người làm được là kiềm chế bản thân. Muốn thành công trong cuộc sống, bạn cần có kỷ luật. Kỷ luật chính là điều kiện tiên quyết để một người có xuất phát điểm bình thường nhưng lại có thành tích đáng ngưỡng mộ.
Câu nói: Thà nghèo mệnh chứ không nghèo tướng của cổ nhân nhằm nhắc nhở con cháu của mình nhớ rằng dù sinh ra trong hoàn cảnh nào cũng đừng để số phận trói
5. Tập trung vào điểm chưa tốt của người khác
Thử hỏi nếu bạn có cơ hội làm ăn tốt đẹp muốn chia sẻ cùng ai đó bạn có dám nói với những người này? Chắc chắn là không vì chỉ tại cái miệng của mình họ có thể phá tan cơ hội của hai người bất cứ khi nào.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: