1. Ăn ít - hạn chế ăn thịt
Cuộc sống hiện đại khuyến khích tiêu dùng, mua sắm nên người ta sáng tạo không ít loại đồ ăn được kết hợp từ các gia vị, cách chế biến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới nhằm kích thích việc chúng ta chi nhiều tiền hơn mỗi ngày. Thậm chí có những món đồ được cho là để sống thọ cũng chưa chắc có lợi cho sức khỏe như cách họ thần thành về nó.
Gần đây, có những chế độ ăn kiêng lan tràn trên mạng khuyến khích ăn rau và thịt, không ăn ngũ cốc để giảm cân. Thế nhưng trong quan niệm của người xưa thì ăn ít thịt đi mới là chế độ ăn lành mạnh giúp gia tăng tuổi thọ.
"Bệnh từ miêng mà ra" là lời cảnh bảo của cổ nhân về việc chúng ta "ăn tạp", nghĩa là nguyên nhân của các loại bệnh tật chủ yếu là do ăn uống quá thường xuyên, ăn quá mức so với nhu cầu của cơ thể.
Theo đó, con người chỉ nên ăn lượng vừa đủ, tức là không được để cơ thể quá đói, cũng không nên để cơ thể quá no. Họ cũng đánh giá sức khỏe của một người qua năng lượng sống, sức khỏe tinh thần chứ không phải là vóc dáng to lớn hay bé nhỏ.
Bí quyết sống thọ của người xưa |
Cũng tương tự như việc mặc quá ấm thì mạch bị bế tắc khiến khí huyết sẽ không thông. Người xưa cho rằng, thức ăn ngon bổ dưỡng thường quá nhiều chất chỉ khiến dạ dày làm việc sức, tình trạng quá tải này nếu diễn ra quá thường xuyên thì khó mà sống thọ. Thế nên, họ chỉ ăn một ít thịt vì như thế mới hỗ trợ cho bộ máy tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Theo cổ nhân, việc ăn vừa phải còn là cách để giảm dục vọng ham muốn, làm nhạt đi khẩu vị, không ăn quá nhiều, giảm số lần ăn một ngày và chỉ người lớn tuổi mới ăn chút thịt.
Những tội ác mà con người phạm phải thường do dục vọng mà ra, cho nên điều mà các bậc thánh nhân ngày xưa mới khuyên chúng ta biết cách tiết chế dục vọng của mình. Việc ăn ít thịt, không ham của ngon vật lạ cũng phần nào làm giảm đi dục vọng của con người.
Ngoài ra, người xưa khuyên nên ăn uống theo giờ giấc nhất định vì khi đó cơ thể đã hiểu rằng chúng ta chuẩn bị ăn và tiết ra dịch vị phù hợp để chuẩn bị sẵn sàng cho bộ máy tiêu hóa. Nếu ta thường xuyên ăn không đúng bữa các tín hiệu lẫn lộn khiến quá trình này trở nên thiếu đồng nhất, kém hiệu quả.
Danh y Cát Hồng cũng nói, đừng để quá đói mới ăn, ăn đừng quá no, đừng để quá khát mới uống, uống đừng quá nhiều, không đói chớ ép ăn, không khát chớ ép uống.
Ngài cũng đưa ra lời giải thích rằng: Lúc không đói mà cố ép ăn thì tỳ lao tổn, còn khi không khát mà cố ép uống thì bao tử trướng. Sáng mùa đông đừng để bụng rỗng, còn tối mùa hạ đừng ăn quá no.
2. Có vận động
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về khái niệm "bận rộn giúp bạn sống lâu". Nhưng thực tế điều này không hề mới mẻ với cổ nhân, họ còn xem việc bận rộn thường xuyên mới là bí quyết để "mài" cho trí tuệ của mình luôn được sắc bén, không bị mai một theo thời gian.
Người xưa dạy: Nước chảy thì không hôi thối, chốt cửa thì không bị mối mọt, lý do là chúng đều được hoạt động mỗi ngày, không dễ bị hư hỏng. Hãy nghĩ tới một chiếc xe đắt tiền, hiện đại nhưng mãi không được dùng cũng vậy, sẽ sớm bị hỏng hóc. Hình và khí của con người cũng tương tự, nếu như hình không động thì tinh sẽ không lưu, tinh không lưu thì khí sẽ uất tắc.
Thực tế đáng báo động hiện nay là lối sống thụ động, chúng ta chỉ nằm xem tivi hoặc lướt điện thoại, lười vận động đã gây ra không ít bệnh tật. Đến khi muốn cải thiện tình hình lại tiếp tục phạm sai lầm bằng việc uống đủ các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bổ để chữa trị, tăng cường sức khỏe.
Trong khi đó, việc họ cần làm nhất đó là tìm cách để vận động thường xuyên hơn. Cho dù đó là những bài tập nhẹ nhàng, đi bộ, làm việc nhà,... cũng đã có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh tật hiện tại.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng 15 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi ngày giúp chúng ta sống thêm ba năm. Kết quả này đúng ngay cả đối với những người có vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch - và đối với những người thừa cân không giảm được cân nào nhờ thể dục.
Cổ nhân cũng khuyên không nên đi nằm sau khi ăn hoặc không ngồi suốt ngày, vì như thế làm khí huyết ngưng kết, lâu dần ắt tổn thọ. Mỗi chúng ta tùy điều kiện thời tiết mà mỗi ngày ra khỏi nhà đi bộ ba dặm, hai dặm, 300 bước, 200 bước đều tốt.
3. Ngủ vừa đủ
Không nên đi ngủ muộn: “Dạ độc thư bất khả quá Tí thời”, nghĩa là nếu đọc sách không được quá giờ Tí, tức từ 23h cho đến rạng sáng 1h. Theo đó, việc chưa ngủ sau giờ đó có thể làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe.
Dáng ngủ cũng rất quan trọng, không nên nằm thẳng đơ, người xưa cho rằng tư thế ngủ thân cong cánh cung: nằm nghiêng, lưng cong, tay cong, giống như đứa bé nằm trong bụng mẹ, khiến cho tứ chi, các bộ phận cơ thể, da thịt xương cốt được thả lỏng thoải mái, bảo tồn tinh khí bên trong, an nhiên đi vào giấc ngủ là tốt nhất.
Đối với người xưa giấc ngủ cũng rất quan trọng nhưng họ chỉ ngủ vừa đủ, quan trọng là ngủ sâu.
Có vẻ như khái niệm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày chỉ là tiêu chuẩn của lối sống hiện đại. Theo người xưa thì không cần tới từng đó thời gian, nhất là với người có được nội tâm yên bình thì dễ vào giấc, họ chỉ cần ngủ vài tiếng mỗi ngày.
Quan trọng nhất đối với giấc ngủ của người xưa đó là trước khi nằm xuống giường, họ sẽ tập trung vào hơi thở, nhìn lại bản thân mình để làm cho tâm trí trở nên yên tĩnh. Nhờ thế mà dễ dàng chìm vào giấc ngủ và tự mình thức dậy từ rất sớm, không cần đồng hồ báo thức.
Nghe lời khuyên cổ nhân về giấc ngủ để có thể duy trì thói quen mới lành mạnh hơn, vì nếu chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo sẽ gây hại cho sức khỏe, sinh
4. Chú ý việc dưỡng tâm
Điểm đáng lưu ý nhất của dưỡng tâm chính là giữ cho thân thể và tinh thần hài hòa. Có như thế thì ta mới không bị hoàn cảnh tác động rồi dễ nảy sinh tức giận, khó chịu trong lòng.
Nếu trong lòng có điều khó chịu, phiền muộn dù thế nào cũng phải tìm cách chuyển hóa, giải tỏa nó đi vì nếu không tức giận sẽ làm tổn thương gan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thế nên, mỗi người cần phải học cách khống chế cảm xúc của mình, đề cao hàm dưỡng, lạc quan xử thế.