(Lichngaytot.com) Ngày Quốc tế phụ nữ là ngày chúng ta tôn vinh người phụ nữ ta yêu nhưng bên cạnh đó có khá nhiều điều chưa biết về ngày 8/3 và ý nghĩa, nguồn gốc đặc biệt của ngày này.
Việt Nam là một trong các quốc gia tổ chức ngày 8/3 rất rầm rộ nhưng nhưng chúng ta còn khá nhiều điều chưa biết về ngày 8/3 này:
1. Không phải nước nào cũng có ngày 8/3
Chúng ta biết rằng ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ nhưng thực thế không phải nước nào cũng có ngày 8/3 và đó không phải ngày lễ được ăn mừng trên khắp hành tinh.
Chỉ có 28 quốc gia, trong đó có Việt Nam tổ chức và ăn mừng ngày lễ này. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nepla,... ngày này cũng chỉ là ngày lễ chính thức cho nữ giới chứ không phải toàn dân.
Chỉ có 28 quốc gia, trong đó có Việt Nam tổ chức và ăn mừng ngày lễ này. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nepla,... ngày này cũng chỉ là ngày lễ chính thức cho nữ giới chứ không phải toàn dân.
Riêng ở Mỹ, từ năm 2011, Tổng thống Barack Obama đã ra tuyên bố toàn bộ tháng 3 sẽ là "tháng lịch sử của phụ nữ". Còn năm 1975 được coi là năm quốc tế phụ nữ do Liên Hiệp Quốc công nhận. Đây cũng là năm Liên Hiệp Quốc công nhận 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ.
Trước khi mùng 8/3 chính thức trở thành ngày Quốc tế phụ nữ, nó từng rơi vào ngày 28/2/1909 tại Mỹ và năm 1911, nó lại được kỷ niệm vào ngày 19/3 tại 4 nước đầu tiên là Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sỹ.
Phải sau năm 1913, ngày quốc tế phụ nữ mới chính thức được chuyển về ngày 8/3, dù tại một vài nước, họ vẫn tổ chức vào những ngày khác. Xem thêm: Lời chúc 8/3 dành cho vợ cực kỳ ngọt ngào và dễ thương
Khá nhiều điều chưa biết về ngày 8/3 này đã được hé lộ trong bài viết |
2. Ngày biểu tình "tăng lương, giảm giờ làm"
Nhiều người nghĩ rằng mùng 8/3 xuất phát từ câu chuyện tôn vinh phụ nữ nhưng sự thật là, nguồn gốc của nó lại xuất phát từ phong trào đấu tranh của nữ công nhân ngành dệt tại nước Mỹ vào cuối thế kỷ XIX.
Lúc đó có tới 15 nghìn phụ nữ đã xuống đường tại thành phố New York biểu tình đòi tăng lương giảm giờ làm của các nữ công nhân bị bóc lột sức lao động dưới chủ nghĩa tư bản.
Lúc đó có tới 15 nghìn phụ nữ đã xuống đường tại thành phố New York biểu tình đòi tăng lương giảm giờ làm của các nữ công nhân bị bóc lột sức lao động dưới chủ nghĩa tư bản.
Trước sự đoàn kết, bền bỉ của chị em, ngày 26, 27 tháng 8 năm 1910, đại hội lần thứ 2 với sự tham gia của 100 nữ đại biểu đến từ 17 nước trên thế giới đã họp tại Copenhagen (thủ đô của Ðan Mạch) và chọn ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ.
Ngày này được chọn nhằm biểu dương sự đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
Tuy nhiên, năm 1911, ngàу Quốc tế phụ nữ đầu tiên mới được kỷ niệm tại 4 quốc giɑ là Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sỹ. Phải tới năm 1975, Liên Hiệρ Quốc mới công nhận ngày lễ này.
3. Loài hoa biểu tượng cho ngày 8/3
Ở Việt Nam, chúng ta thường mua hoa hồng để tặng chị em vào các ngày lễ, đặc biệt là ngày 8/3 này.
Thế nhưng tại Ý, để kỷ niệm ngày này, nam giới thường tặng hoa mimosa vàng cho phụ nữ.
Lý do người ta chọn hoa mimosa là vì một nữ chính trị gia người Mỹ - Teresa Mattei ưu tiên hoa mimosa vàng là biểu tượng cho ngày quốc tế phụ nữ vì hoa violet hay hoa ly khá hiếm và đắt đỏ để có thể mua tại Ý.
Ngoài ra, tại Nga và Albania, nhiều người cũng dùng hoa mimosa vàng làm quà tặng mùng 8/3.
4. Ngày lễ của những vòng eo
Một quốc gia xem ngày 8/3 là một ngày đặc biệt liên quan tới sức khỏe của các chị em đó là Đài Loan.
Ở Đài Loan, người ta nói đùa ngày 8/3 được xem là ngày lễ của những vòng eo vì ngày này, họ sẽ đưa ra bản khảo sát về kích cỡ vòng eo phụ nữ.
Từ kết quả đó, chính phủ Đài loan sẽ đưa ra những lời cảnh báo về việc tăng cân có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
Ở Đài Loan, người ta nói đùa ngày 8/3 được xem là ngày lễ của những vòng eo vì ngày này, họ sẽ đưa ra bản khảo sát về kích cỡ vòng eo phụ nữ.
Từ kết quả đó, chính phủ Đài loan sẽ đưa ra những lời cảnh báo về việc tăng cân có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
5. Clara Zetkin
Người phụ nữ gắn liền với sự kiện 8/3 trên toàn thế giới đó là Clara Zetkin (sinh năm 1857 tại Đức).
Tại cuộc họp tại Copenhagen, Đan Mạch tổ chức 8/3/1910 bà từng là người đầu tiên đề xuất ý tưởng về một ngày lễ dành cho phụ nữ, trước 100 đại biểu nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho nữ giới, Chủ tịch người Đức Clara Zetkin đề nghị chọn ngày Quốc tế Phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới từ những năm 1857.
Ngày 8/3/1911 đã có hơn một triệu người tham gia ở các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.
Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim viết bài thơ Bánh mì và Hoa hồng. Kể từ đó nó trở thành bài hát chính thức của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Ngày 8/3/1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ. Có thể nói Clara Zetkin có công rất lớn trong việc chọn ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)