Bạo lực học đường đang là vấn nạn rất lớn hiện nay khi chúng khiến những nạn nhân rơi vào bóng đen tâm lý. Có em bị ám ảnh đến mức quyết định tìm đến cái chết để giải thoát, trốn tránh thực tại khắc nghiệt. Tuy nhiên đó không phải là cách giải quyết đúng đắn.
Thực tế, tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc mà còn ở nhiều quốc gia châu Âu, châu Mỹ khác.
1. Bạo lực học đường là gì?
Định nghĩa bạo lực học đường là gì? |
Nạn nhân của bạo lực học đường có thể là bất cứ ai, người xinh hay xấu, người giàu hay nghèo, học lực tốt hay kém,... Tuy nhiên, nhìn chung nạn nhân thường là người yếu thế, hiền lành, nhút nhát, có vẻ ngoài khác biệt, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi,…
- Bạo lực thân thể - Physical bullying: Những hành động tiếp xúc thân thể như đánh, đấm, giật tóc, khạc nhổ nước bọt, xô đẩy,...
- Bạo lực ngôn từ - Verbal bullying: là dùng ngôn ngữ có tính xúc phạm, đe dọa, chê bai, đả kích... người khác.
- Bạo lực bằng các áp lực xã hội - Social bullying: Là làm xấu mặt nạn nhân bằng việc lan truyền tin đồn, châm biếm, làm bẽ mặt... để cô lập, tách biệt nạn nhân ra khỏi nhóm, lớp hoặc trường học.
- Bạo lực tâm lý - Psychological bullying: Gây hại về tâm lý, có thể thao túng khiến đối phương căng thẳng, cảm thấy mình yếu kém. Việc này được xem là nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài tới tâm lý của nạn nhân.
- Bạo lực mạng - Cyber bullying: Thông qua các nền tảng xã hội, nạn nhân bị lăng mạ, chê bai, làm nhục,...
2. Tác hại của bạo lực học đường
Dù đã hiểu bạo lực học đường là gì nhưng hầu hết chúng ta nghĩ rằng việc này chỉ ảnh hưởng tới đứa trẻ bị bắt nạt nhưng thực ra nó ảnh hưởng tới cả những học sinh xung quanh cho tới trường học và bố mẹ của họ.
2.1 Đối với trẻ bị bắt nạt
Không chỉ bị ảnh hưởng tới thể chất mà tinh thần của nạn nhân cũng không được tốt, thường rơi vào tình trạng hoảng loạn, lo âu, trầm cảm, sợ phải đi học, sợ phải đến trường... Không khí và cuộc sống gia đình của nạn nhân cũng bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.
Nếu việc này xảy ra trong thời gian dài, không nhận được sự giúp đỡ, học sinh này mất niềm tin vào mọi người xung quanh, nghiêm trọng nhất là các em chọn kết thúc cuộc đời do áp lực về tâm lý và đau đớn về thể xác.
2.2 Đối với kẻ đi bắt nạt
Nếu những đứa trẻ này bị răn đe, sẽ phải chịu những hình phạt từ phía nhà trường hoặc tệ hơn là chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đã đủ tuổi vị thành niên.
Ngoài ra, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc chúng nghỉ học, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà phải nhận hình thức kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ bắt nạt về lâu dài có tâm lý không ổn định, cuộc sống nhiều bất ổn và có xu hướng ngược đãi bạn đời và con cái khi lớn lên. Trên con đường sự nghiệp, họ cũng luôn gặp khó khăn để phát triển bản thân cũng như duy trì một công việc ổn định.
Thậm chí, điều đáng ngại là những đứa trẻ này khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác.
2.3 Ảnh hưởng đến những học sinh khác
Những học sinh từng chứng kiến hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng tới cuộc sống. Các em cảm thấy sợ hãi, trong trường hợp tiêu cực hơn là hùa theo số đông, gây ra những tác hại đáng sợ, không lường trước được.
3. Cách phòng ngừa bạo lực học đường
3.1 Nhà trường
Trường học không chỉ là nên truyền đạt kiến thức mà còn là nơi tạo được môi trường tốt đẹp cho học sinh phát triển bằng cách tổ chức các hoạt động lành mạnh, hỗ trợ các em có kỹ năng sống như: kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng hòa đồng,...
Nhất là những giáo viên chủ nhiệm cũng không phải là người có thể "phủi tay" về trách nhiệm của mình mỗi khi có trường hợp bạo lực học đường xảy ra.
Giáo viên chủ nhiệm cần ý thức rằng mình đang nuôi dưỡng những con người. Vì thế, nên dành thời gian để quan sát, hiểu các học sinh để kịp thời bầu bạn, chia sẻ, giúp học sinh cảm thấy tin tưởng, thoải mái chia sẻ khó khăn, vướng mắc. Khi các vấn đề tâm lý của các học sinh, nhất là những học sinh cá biệt được giải tỏa thì các con cũng bớt hung hãn, hoặc tỏ ra chống đối, thù địch hơn.
Thay vì tập trung vào việc trừng phạt thì các giáo viên nên gần gũi với các em học sinh để hiểu tính cách, gia cảnh để kịp thời phát hiện, uốn nắn. Nhất là lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đang có sự thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì thường có những hành vi bột phát, khó kiểm soát.
Do đó, trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn của học sinh, giáo viên và phụ huynh cũng cần có phương pháp để các em nhận ra hành vi chưa đúng của mình và có ý thức sửa chữa nhưng không có nghĩa là bằng mọi cách phải “làm cho ra lẽ”, khiến cho “người sai” thì “bẽ mặt”.
Sức mạnh của sự sợ hãi khi dạy con bằng đòn roi tuy nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó không thực sự hiệu quả về lâu về dài. Sức mạnh của tình yêu thương sẽ mất
3.2 Các em học sinh
Bên cạnh đó, các em học sinh cũng cần tự trang bị thêm nhiều bài học về kỹ năng sống. Thông qua sách vở trong chương trình hay các buổi ngoại khóa để bản thân có được những đức tính tốt, có thái độ nhân văn khi ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia đình và những người xung quanh, khơi gợi tinh thần nhân ái, biết sẻ chia, bao dung, biết sống vì cộng đồng.
Thực tế là trẻ bắt nạt có xu hướng không biết kiềm chế cảm xúc của mình, đặc biệt là những cảm xúc nóng giận. Khi gặp một vấn đề, chúng dễ mất bình tĩnh và giải quyết vấn đề theo hướng bạo lực.
Do đó, mỗi học sinh nên rèn luyện cho mình cách giải tỏa cơn nóng giận, ví dụ như nên bỏ đi một chỗ khác vắng người để bản thân có thể bình tĩnh và suy nghĩ cách giải quyết vấn đề tốt hơn.
3.3 Gia đình
Không để xảy ra bạo lực trong gia đình
Nguyên nhân của hầu hết của những đứa trẻ bạo lực với người khác đó là con bị ảnh hưởng từ gia đình mình. Thế nên, cha mẹ rút kinh nghiệm, không nên xung đột trước mặt con. Bởi bạo lực dễ sinh ra bạo lực, cha mẹ có hành vi bạo lực thì con cái sau này cũng dễ có hành vi bạo lực.
Bạo lực trong gia đình thường xuyên xảy ra khiến các con lặp lại hành động tương tự mà không có cảm giác tội lỗi hay ăn năn. Vì thế, mỗi cá nhân trong gia đình phải luôn sống thương yêu nhau, cần đấu tranh để chống lại các hành vi bạo lực trong gia đình.
Trang bị kiến thức cho con
Cha mẹ cần cảnh báo cho con biết bạo lực học đường luôn có thể xảy ra, khuyến khích con có ý thức cảnh giác, có hành động phù hợp để hạn chế tối thiểu việc này xảy ra với mình.
Dạy cho con những kỹ năng cần thiết để đối phó với vấn nạn bạo lực học đường, cần có sự giám sát thường xuyên của cha mẹ. Đừng vì nghĩ rằng con không biết gì nên chỉ xem trận đánh nhau của con trẻ là không vấn đề gì.
4. Cách ứng phó với bạo lực học đường
4.1 Khi con bị bắt nạt
Khi thấy con đi học bị bắt nạt, nhiều cha mẹ không chịu tìm hiểu nguyên nhân mà đã vội phán xét: "Tại sao con lại yếu đuối như thế" và tìm cách chê bai chúng khiến trẻ rơi vào trạng thái tổn thương nặng nề, sau này không dám kể gì cho bố mẹ chúng nữa.
Cho trẻ nhiều cơ hội để nói lên những suy nghĩ của mình, đặc biệt khi bạn cảm nhận con luôn lo lắng, sợ hãi mỗi khi đến trường. Sau đó, bạn hãy đến gặp giám thị nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để cảnh báo các khó khăn của trẻ và đề nghị họ giúp đỡ.
Bên cạnh đó, nếu cần thiết có thể đến gặp trực tiếp phụ huynh của trẻ bắt nạt con mình với thái độ muốn hoà giải. Các phụ huynh nên cùng nhau tìm hiểu ngọn nguồn của câu chuyện nhằm dễ dàng đưa ra phương án giải quyết. Tránh tạo nên tranh chấp, mâu thuẫn dẫn đến việc chuyển lớp hay chuyển trường.
Nhưng bố mẹ cũng đừng quên hướng dẫn con cách đáp trả thích hợp. Chính sự yếu đuối, không có ý thức tự vệ mới là lý do những kẻ khác tìm cách tấn công con nhiều hơn. Do đó, để tránh con chịu đựng trong thời gian dài khiến xảy ra hậu quả khôn lường thì từ nhỏ phải chỉ con cách phản kháng.
Nói cho con hiểu rằng không ai thích con cái dùng bạo lực với người khác nhưng cần có ý thức bảo vệ bản thân. Con phải luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh, dùng lời nói cứng rắn để giải quyết. Hành động đáp trả của trẻ ở mức vừa phải, phù hợp để khiến đối phương thấy rõ mình không phải là người chỉ biết chịu đựng.
Hơn nữa, con phải thường xuyên tập luyện để khi trưởng thành có cơ thể cường tráng: Ngoài ra, để tránh bị bắt nạt thì trẻ cần có nội tâm mạnh mẽ hoặc ít nhất vẻ ngoài không yếu đuối. Vì thế, con nên học cách tập luyện để cao lớn, khỏe mạnh, rắn chắc.
4.2 Khi con là người đi bắt nạt
Hãy giải thích để trẻ nhận thức được hậu quả do những hành động, lời nói bộc phát của mình gây ra, tạo cho con cảm giác tội lỗi khi làm tổn thương người khác. Không nên ép con, chỉ khi con tự nhận ra lỗi của mình mới giúp con gặp nạn nhân trực tiếp để xin lỗi chân thành.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: