(Lichngaytot.com) Mưa sao băng Geminid bắt nguồn từ chòm sao Song Tử (Gemini), diễn ra vào tháng 12 và là sự kiện thiên văn được nhiều người trông đợi hàng năm.
Mưa sao băng Geminid là gì?
Mưa sao băng Geminid là một trận mưa sao băng gây ra các mảnh thiên thạch của tiểu hành tinh 3200 Phaethon, là cơn mưa sao băng với số lượng sao nhiều nhất nhì hàng năm và là cơn mưa sao băng duy nhất không tạo ra bởi sao chổi.
Phaethon được phát hiện vào tháng 10 năm 1883 và được đặt tên theo tên con trai của thần Mặt Trời Helios theo thần thoại Hy Lạp, vì quỹ đạo của nó tiến tới gần Mặt Trời. Tiểu hành tinh là một vật thể không gian cực kỳ lập dị, có màu xanh huyền hoặc và quỹ đạo phức tạp, có đường kính trung bình chỉ hơn 5 km.
Quỹ đạo tiểu hành tinh này quanh Mặt Trời là 1,4 năm. Nó đôi khi tiến tới gần Trái Đất và cũng ngang qua rất gần Mặt Trời, bên ngoài quỹ đạo Sao Thủy và chỉ cách 0,15 AU (hay đơn vị thiên văn, khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời: khoảng 93 triệu dặm hay 150 triệu km).
Những viên đá không gian va chạm với bầu khí quyển Trái Đất gọi là Thiên Thạch, những vệt sáng mà ta quan sát được sau khi thiên thạch ma sát với khí quyển được gọi là Sao Băng và nếu những sao băng ấy không cháy hết và chạm tới mặt đất thì được gọi là Vẫn Thạch, tuy nhiên vẫn thạch sẽ không xuất hiện trong mưa sao băng Song Tử bởi các hạt này quá nhỏ để có thể tồn tại đến lúc chạm mặt đất.
Mưa sao băng Geminids ước tính có tuổi thọ gần 200 năm, dựa trên những thông tin được ghi nhận lại - trận mưa sao băng này được quan sát đầu tiên vào năm 1833 trên sông Mississippi - và nó vẫn mạnh như thế.
Trên thực tế, mưa sao băng này ngày càng mạnh hơn. Đó là bởi vì lực hấp dẫn của sao Mộc đã kéo các dòng hạt từ nguồn gốc của sao băng, tiểu hành tinh 3200 Phaethon, gần Trái Đất hơn qua nhiều thế kỷ.
Mưa sao băng Geminid diễn ra vào tháng 12 và là sự kiện thiên văn được nhiều người trông đợi hàng năm. Mưa sao băng dường như bắt nguồn từ chòm sao Song Tử (Gemini), nhưng có thể xuất hiện khắp bầu trời.
Ngoài ra, mưa sao băng Geminid còn đặc biệt ở chỗ chúng có các vệt sao phát sáng bay ngang, chậm và ở sát đường chân trời. Theo giờ Việt Nam, mưa sao băng Geminid 2018 sẽ đạt cao điểm vào đêm giữa ngày 14 đến ngày 15/12.
Vì sao mưa sao băng Geminid đặc biệt
Mưa sao băng Geminid xứng đáng trở thành một trong những trận mưa sao băng tuyệt vời nhất hàng năm bởi những vệt sao băng sáng và chớp nhoáng: trong năm nay, sẽ có nhiều hơn 1 vệt trong một phút tại cực điểm, lượng sao băng có thể quan sát sẽ lên tới 100 vệt một giờ.
Bạn có thể nhìn thấy tới 60 – 120 vệt/giờ, lớn hơn nhiều so với lượng sao băng trung bình ở các trận mưa sao băng khác, chỉ khoảng 30 - 50 vệt/giờ.
Đây là mưa sao băng không phải sao chổi như tất cả các cơn mưa sao băng khác. Do vậy, nó thường là một trong những hiện tượng thiên văn được mong đợi nhất trong năm. Xem thêm: Từ giờ tới cuối năm, hành tinh “đi lùi” ảnh hưởng gì tới 12 chòm sao? Cách quan sát mưa sao băng Geminid
Để được kết quả tốt nhất, bạn nên quan sát xa hơn chòm sao này để có thể bắt trọn những ngôi sao băng có phần “đuôi” dài ngang qua, chỉ nhìn đúng vào chòm Song tử thì bạn sẽ chỉ thấy những vệt sao băng ngắn.
Cực điểm của trận mưa sao băng diễn ra vào khoảng 2h sáng, nhưng bạn cũng có thể quan sát chúng sớm hơn vào khoảng 9-10h tối. Năm 2018, từ Việt Nam, có thể quan sát giai đoạn đỉnh điểm của mưa sao băng từ khoảng 20 giờ thứ Sáu 14/12 đến tận 6 giờ thứ Bảy 15/12.
Tại Hà Nội, nếu các điều kiện trên thuận lợi, người xem có thể thấy mưa sao băng Geminid dày nhất từ khoảng 20 giờ ngày 14/12 đến rạng sáng ngày 15/12.
Bạn có thể nhìn thấy tới 60 – 120 vệt/giờ, lớn hơn nhiều so với lượng sao băng trung bình ở các trận mưa sao băng khác, chỉ khoảng 30 - 50 vệt/giờ.
Đây là mưa sao băng không phải sao chổi như tất cả các cơn mưa sao băng khác. Do vậy, nó thường là một trong những hiện tượng thiên văn được mong đợi nhất trong năm. Xem thêm: Từ giờ tới cuối năm, hành tinh “đi lùi” ảnh hưởng gì tới 12 chòm sao?
Mưa sao băng được cho là tăng cường hàng năm và như những cơn mưa rào gần đây đã thấy 120 đến 160 chùm sao băng mỗi giờ trong điều kiện lý tưởng, thường là khoảng 02:00 đến 3h GMT.
Ở phía Bắc của đường xích đạo, ánh sáng rực rỡ hình thành lúc hoàng hôn, đạt đến độ cao có thể nhận thấy được từ thời điểm buổi tối.
Ở bán cầu Nam, mưa sao băng Geminid rực sáng vào thời điểm khoảng nửa đêm giờ GMT. Các nhà quan sát ở bán cầu Bắc sẽ thấy tỷ lệ Geminid cao hơn vì độ rạng rỡ cao hơn trên bầu trời.
Khi đó, các thiên thạch di chuyển với tốc độ trung bình so với các trận mưa sao băng khác, vào khoảng 22 dặm mỗi giây (35 km /s), khiến họ khá dễ dàng để phát hiện.
Cách quan sát mưa sao băng Geminid
Các thiên thạch từ mưa sao băng này di chuyển chậm và không cần ống nhòm hay kính thiên văn chúng ta cũng có thể ngắm được bằng mắt thường. Bạn chỉ cần chọn địa điểm xa nơi có ánh sáng nhân tạo. Thời điểm quan sát lý tưởng nhất là nửa đêm về sáng.
Đầu tiên, bạn phải đứng ngoài trời đêm khoảng 20 - 30 phút để mắt quen với bóng tối, nếu có thể đó là nơi xa khỏi ánh điện, khoảng trời thoáng. Sau đó, bạn chỉ cần ngước nhìn lên bầu trời, định vị chòm Song Tử có hình dáng như hai anh em. Xem thêm: Infographic: Bản đồ sao chiêm tinh - Cấu trúc và kiến thức cơ bản
Đầu tiên, bạn phải đứng ngoài trời đêm khoảng 20 - 30 phút để mắt quen với bóng tối, nếu có thể đó là nơi xa khỏi ánh điện, khoảng trời thoáng. Sau đó, bạn chỉ cần ngước nhìn lên bầu trời, định vị chòm Song Tử có hình dáng như hai anh em. Xem thêm: Infographic: Bản đồ sao chiêm tinh - Cấu trúc và kiến thức cơ bản
Để được kết quả tốt nhất, bạn nên quan sát xa hơn chòm sao này để có thể bắt trọn những ngôi sao băng có phần “đuôi” dài ngang qua, chỉ nhìn đúng vào chòm Song tử thì bạn sẽ chỉ thấy những vệt sao băng ngắn.
Ảnh: SPACE |
Cực điểm của trận mưa sao băng diễn ra vào khoảng 2h sáng, nhưng bạn cũng có thể quan sát chúng sớm hơn vào khoảng 9-10h tối. Năm 2018, từ Việt Nam, có thể quan sát giai đoạn đỉnh điểm của mưa sao băng từ khoảng 20 giờ thứ Sáu 14/12 đến tận 6 giờ thứ Bảy 15/12.
Tại Hà Nội, nếu các điều kiện trên thuận lợi, người xem có thể thấy mưa sao băng Geminid dày nhất từ khoảng 20 giờ ngày 14/12 đến rạng sáng ngày 15/12.
Trung tâm cơn mưa sao băng sẽ đánh một hình vòng cung trên bầu trời, nằm ở hướng Đông Đông Bắc vào đầu buổi tối, di chuyển dần lên phương Bắc, đến điểm chính Bắc vào 2 giờ rạng sáng 15/12 để rồi di chuyển tiếp sang hướng Tây Tây Bắc khi trời dần về sáng.
Để xác định được chòm sao này ở Bắc Bán Cầu, bạn hãy đảo mắt về hướng Tây Nam của bầu trời để tìm kiếm chòm sao nổi tiếng Orion, dễ dàng có thể nhận ra bởi chòm sao này có ba ngôi sao tạo thành một hàng gần thẳng ở “thắt lưng” của chàng thợ săn.
Ở Nam Bán Cầu, Song Tử xuất hiện thấp hơn bên phải của thợ săn Orion và cả hai đều ở trên bầu trời hướng Tây Bắc.
Mặc dù những vệt sao băng sẽ xuất hiện từ chòm Song Tử nhưng chúng cũng có thể xuất hiện từ bất cứ nơi nào trên bầu trời.
Minh Minh (Tổng hợp)
Minh Minh (Tổng hợp)