Ai cũng có một nỗi buồn: Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình?

Thứ Hai, 11/07/2022 14:32 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chắc bạn chẳng dám nghĩ tới việc ông Trời công bằng tới mức: Ai cũng có một nỗi buồn. Nhưng đó là sự thật, vậy nên thay vì kể lể thì hãy học cách vượt qua nó như cách mọi người vẫn làm mỗi ngày.


Ai cũng có một nỗi buồn


Hôm nay có cơ hội gặp lại một người bạn Việt kiều sống ở nước ngoài lâu năm mới về - người mà ai cũng trầm trồ rằng họ có nhà cửa, có xe sang ở nước ngoài. Ai cũng chắc mẩm rằng họ có cuộc sống sung sướng lắm ở xứ người.

Thế nhưng hỏi han ra mới biết họ cũng từng phải sang đó đi làm thuê, mỗi đêm phải cọ hàng loạt toilet ở nhà hàng. Sau một thời gian dài gom góp hai vợ chồng mới mở được nhà hàng riêng cho mình, cuộc sống khấm khá từ đó.

Vậy nhưng dù bao nhiêu năm làm ăn xứ người cũng không tiết kiệm được gì vì thói quen tiêu xài hoang phí, đến khi dịch Covid kéo dài đã đẩy họ rơi vào khó khăn, đó là chưa kể tới chuyện khác biệt ngôn ngữ, văn hóa khiến họ từng vướng các vấn đề liên quan tới pháp lý...

Mới nghe sơ vậy thôi ta đã cảm nhận được rằng cuộc sống như mơ mà họ "trình bày" trên mạng xã hội chỉ là một khía cạnh nhỏ trong cuộc sống của những người này mà không phải ai cũng biết hết được.

Chỉ đến khi ta thực sự được lắng nghe tâm sự của họ mới biết những khó khăn mà họ từng đối mặt. Thế mới thấy rằng, chính người có cuộc sống sung sướng thực ra cũng có nỗi khổ, niềm đau riêng.

Vậy nên nếu có một ngày bạn buồn, bạn cảm thấy chán ghét cuộc sống này thì cũng hãy nhớ rằng ai cũng từng rơi vào hoàn cảnh như bạn. Họ có giàu, có được yêu thương cỡ nào thì cũng đã từng trải qua những nỗi đau.

Thế nên, đừng bi kịch hóa, đừng tự biến mình thành "drama queen", mà biết rằng ai mà chẳng phải trải qua bi kịch một lần, thậm chí vài lần, đâu phải ai ra đời cũng hoàn hảo, đâu phải ai sống trên đời đều được hạnh phúc trọn vẹn, không chút tì vết đâu.

Ta cứ ngỡ rằng hiểu bản thân mình nhất nhưng thực ra là không hiểu gì cả. Buồn phiền, rắc rối của ta cũng chỉ là tạm thời, đừng nuôi dưỡng thứ cảm xúc ấy quá lâu, hãy tin vào những điều tốt đẹp rồi sẽ tới.
 
 
Khi ta hiểu ra rằng ai cũng có một nỗi buồn riêng cho dù bạn giàu hay nghèo, sướng hay khổ, hạnh phúc hay bế tắc,... thì đó vẫn là điểm chung.
 
Bởi vậy, không có gì là lạ khi mỗi người có một thế giới khác nhau, một cuộc sống khác, từ đó mà nỗi buồn hay niềm vui đương nhiên cũng chẳng thể giống nhau chút nào. Chúng ta không nên chỉ nhìn vào bề ngoài mà đoán con người bên trong của họ được, hình thù nỗi buồn của mình không giống họ thì không có nghĩa là họ chưa từng biết buồn.
 
Do đó, nỗi buồn mà ta đang nắm giữ cũng chẳng có gì là lớn lao là khủng khiếp như cách ta vẫn nghĩ. Hãy học cách buông bỏ những điều không đáng, những thứ khiến cho chúng ta cảm thấy mặc cảm và tội lỗi để làm thanh sạch tâm hồn, giữ lại chút bình yên cho mình.

Nếu như chúng ta không biết đứng dậy để chiến đấu với nó, thì đừng bao giờ hy vọng ai đó sẽ giúp ta vượt qua.
 
Hãy sống và giữ gìn cho bản thân, hãy luôn nghĩ rằng "không có chuyện gì là không thể giải quyết", mọi chuyện vẫn luôn luôn ổn nếu chúng ta biết phấn đấu để vượt qua nó, vượt qua giới hạn của cả chính mình. 

Đau không đồng nghĩa với khổ - Hiểu được điều này bạn sẽ mở được nút thắt ở trong lòng
Đau không đồng nghĩa với khổ vì thực tế có nhiều người dù chịu đau nhưng trong tâm họ không cảm thấy khổ vì hiểu rằng có những nỗi đau là cần thiết cho sự
 

Học cách lắng nghe nhiều hơn...

 
Làm sao bạn biết rằng một cô dâu rạng rỡ trong bộ váy cưới cũng có nỗi buồn, một người thừa hưởng số tài sản khổng lồ cũng đang trải qua nỗi buồn, cô lao công có con học xuất sắc cũng đang có sự khổ tâm riêng....

Chỉ khi bạn thể hiện thái độ lắng nghe, đồng cảm thì mới mong họ tỏ bày. Nếu còn thái độ "phủ đầu" rồi khẳng định: "Mày giàu thế còn kêu ca nỗi gì?" hay "Cô gặp may thế kia thì còn gì mà than thở?"... thì chỉ khiến người ta khép lòng mình lại, chẳng muốn chia sẻ với bạn bất cứ điều gì nữa.

Thực tế là quá nhiều người bị những câu nói vô tâm này của người khác làm họ phải "đóng miệng" lại, không thể trò chuyện với bất cứ ai đến mức rơi vào trầm cảm, bức bách và cuối cùng là tự tử. Đôi khi để "cứu" lấy họ không chỉ ở việc mang người ta tới bệnh viện khi họ tự vẫn mà là biết ngồi bên cạnh để họ được trút bầu tâm sự.

Có thể, chúng chưa bao giờ đặt mình vào vị trí người khác để biết vấn đề thực sự sâu bên trong họ là gì. Hầu hết ai trong chúng ta cũng có phần yếu đuối, cũng cần có chỗ dựa tinh thần. Trong một cuộc trò chuyện, thay vì nói nhiều, cố gắng tỏ ra mình thấu hiểu thì hãy im lặng để lắng nghe, cũng chớ vội nói ra giải pháp nào đó mà bạn cố nghĩ ra trong đầu.

Bạn chỉ cần biết lắng nghe đúng lúc họ cần, cho họ cơ hội giải tỏa nỗi buồn của mình. Có như thế họ mới có sức mạnh vượt qua điều đó, vượt qua sóng gió cuộc đời mình, sau này họ sẽ cảm ơn bạn nhiều lắm.
 

 Học cách lắng nghe để người khác có cơ hội tỏ bày nỗi lòng mình


Nhưng biết nỗi buồn của họ rồi để làm gì? Có phải để hả hê, chê cười rằng mày cũng chẳng hạnh phúc được như tao?

Thực ra, cốt lõi vấn đề là để ta biết rằng cuộc sống này không hoàn toàn màu hồng, cũng chẳng phải bao phủ một màu tối đen. Ta biết vậy để nhắc nhở bản thân rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng sẵn sàng đối mặt. Nỗi buồn nếu có tìm đến thì cũng ung dung đón chào vì biết rằng chốc lát nữa thôi nó sẽ rời đi.

Hơn nữa, khi biết ai cũng có một nỗi buồn, ta cũng thôi việc so sánh bản thân mình với bất cứ ai: Không bới móc chuyện chồng mình chẳng giỏi bằng chồng người, chẳng đem con mình ra đọ với con hàng xóm, không tức giận vì bố mẹ chẳng để lại thừa kế thứ gì cho mình,... Ta bình yên đón nhận cuộc sống như nó vốn là.

Có những nỗi khổ, có những phiền muộn của con người chúng ta luôn bắt nguồn từ những khó khăn mà cuộc sống đã mang lại, và nó luôn tồn tại ở dưới nhiều trạng thái rất khác nhau. Dù cho thế nào đi nữa thì cũng cần có sự kiểm soát để cảm xúc đó tốt lên, để cho lòng của mình thanh thản và trở nên bình yên hơn.