Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cắt nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh đơn giản, ai cũng hiểu được và trì tụng dễ dàng

Thứ Tư, 18/03/2020 11:02 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ý nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh không phải ai cũng thấu tỏ, có người hiểu thì ứng dụng, còn có người chưa hiểu thì chỉ tụng để tụng mà thôi như vậy có công đức nhưng chưa nhiều.
 
Bát Nhã Tâm Kinh là bài kinh viết bằng tiếng Sanskrit là bài kinh quan trọng chủ yếu nên người ta gọi là trái tim (Tâm Kinh), được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, lan truyền khắp các nước Đông Nam Á.

Với mức phổ biến như Kinh Bát Nhã Ba-la-mật-đa mà chúng ta chỉ tụng mà không hiểu ý nghĩa của lời kinh quả là thiếu sót lớn. Theo Phật pháp, trong bất cứ việc gì phải dùng trí tuệ để thấu hiểu, mới đạt được hiệu quả mong muốn.
 
Sau đây, chúng tôi cắt nghĩa đơn giản cho các bạn dễ hiểu nhất có như thế thì tụng kinh niệm Phật thành tâm.
 
Y nghia Bat Nha Tam Kinh
 

Nội dung Bát Nhã Tâm Kinh 

 
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
 
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc, thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. 

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
 
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.
 
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
 
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
 
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

2 loại người và 5 thời điểm nhất định đừng quên tụng kinh niệm Phật
Niệm Phật tu thân, đời đời phúc báo. Niệm Phật không những mang tới sự thanh thản, bình yên mà còn khiến con người tìm ra phương hướng cho cuộc sống của chính
 

Ý nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh:

 
Quán Tự Tại Bồ Tát: Trong Phật học Bồ Tát là danh xưng gọi những người tu tập, có mục tiêu muốn đạt tới quả vị Phật. Ở trong kinh Đức Phật cũng tự xưng mình là Bồ Tát khi ngài đang tu tập khổ hạnh.

Hành thâm: Thực hành ở trong định, sâu sắc trong Trí tuệ kiện toàn

Câu này mang ý nghĩa thường xuyên thực hành quán chiếu một cách tự tại ngày càng uyên thâm Tâm đại thừa trải rộng vô biên (Từ, Bi, Hỉ, Xả)
 
Bát nhã Ba la mật đa thời: Trí xuyên suốt đến tận cùng, nghĩa là ngài đã đi qua hết chặng đường tu tập, bây giờ đã tới mức cuối cùng, nghĩa là đã qua tới bờ giải thoát, và kết quả là ngài đạt trí tuệ siêu vượt, nhận ra bản thể của Ngũ uẩn là trống không. 
 
Chiếu kiến ngũ uẩn giai không: Kiến là thấy. Chiếu kiến là cái thấy soi sáng, thông hiểu vấn đề, để nhận thức rõ ràng Ngũ uẩn đều là trống không, Bồ Tát nhận biết rõ ràng.
 
Giai không: Giai là tất cả. Giai không là tất cả đều trống không để soi thấy Danh và Sắc đều Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã)

Ngũ uẩn giai không: Ngũ uẩn gồm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức kết hợp thành con người, Đức Phật giảng rằng mỗi khối đó không thường hằng, không thực chất cố định nên nó trống không, gọi là Vô Ngã. 
 
bat nha tam kinh quan trong vi the phai hieu y nghia cua no
 Ý nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh rất quan trọng với chúng sinh
 
Độ nhất thiết khổ ách: Ách là cái gông buộc ngang đầu con bò, những đau khổ đè nặng lên mình gọi là khổ ách. Chính là con đường duy nhất thiết thực giúp thoát khổ nạn
 
Xá Lợi Tử (Quảng Trí): Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng
 
Sắc bất dị Không: Sắc (Đất, nước, gió, lửa. Hay là thân) không khác gì Danh (Thọ, tưởng, hành, thức. Hay là không sắc). Cũng có nghĩa rộng là không phải Thân đang xét đều cùng chung tính chất Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã).
 
Không bất dị Sắc: Danh (Không sắc) chẳng khác gì Thân đang xét hoặc thân khác (Sắc) cũng đều là vô thường và vô ngã như nhau.

Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc: Theo Khoa học, Sắc là vật chất, chúng ta tưởng là nó cứng cỏi, vững bền, nhưng thực ra nó có là do nhiều nguyên tử kết hợp. Theo Phật giáo "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc" chữ Không của vế đầu là tỉnh từ trống không, trống rỗng. Chữ Không của vế thứ nhì là danh từ Sự Trống Không, Sự Trống Rỗng có nghĩa là "Vật chất không khác với Không, Không cũng không khác với Vật chất", vì bản thể của vật chất là trống không.
 
Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị: Thọ, Tường, Hành, Thức cũng đều như vậy
 
Xá Lợi Tử! (Quảng Trí): Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm: Phần ở trên bàn về bản thể, về cái tánh của hiện tượng thế gian. 
 
Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm: Tướng là những cái gì biểu lộ ra bên ngoài gọi là tướng. Chữ tướng hiểu theo tục đế là dấu hiệu bề ngoài, giác quan có thể nhận ra. Để nhận định rõ mọi sự vật hiện tượng đều không cố định (không tướng, do nhân duyên hình thành), không tự sinh, không tự diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm
 
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức: Cố gắng nhận rõ ra Tính Không để không bị vướng vào Sắc, Không bị vướng vào Danh (Thọ, tưởng, hành, thức)
 
Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý: không chấp vào lục căn
 
Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp: không chấp vào Lục thức
 
Vô nhãn giới: Không vướng vào sự thấy trong tam giới (Dục, sắc, vô sắc)
 
Nãi chí vô ý thức giới: cho đến không vướng chấp ý vào tam giới
 
Vô Vô minh diệc, vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận: Cũng vậy không còn không sáng suốt, chấm dứt vô minh (mê muội) cho đến không còn già chết nữa, tức chấm dứt sự già chết.
 
Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo: không còn phải Khổ, không còn những yếu tố gây khổ – Tập đeo bám nữa, không còn phải lo Diệt khổ nữa, không còn phải tu Bát Chánh Đạo nữa
 
Vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố: Trí là trí tuệ, cũng không có đạt được cái gì. Nếu nói đạt được cái gì là còn nằm trong Tục đế. Bởi vì khi nói có cái Trí đạt, tức là chưa đạt, là vì còn Ta và đối tượng, còn năng sở, còn cái Ngã, thì làm gì có đạt.không còn vướng vào suy nghĩ (trí) nữa, không còn đắc thành, không còn phải bám vào sự đắc thành nữa
 
Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố: cố Phát Tâm Bồ Tát tỏa sáng cùng với Trí Bát Nhã đúng đắn đến cùng cực
 
Tâm vô quái ngại: tâm không còn vướng mắc vào mọi chướng ngại nữa
 
vô quái ngại cố: không phải cố gắng để vượt chướng ngại nữa
 
vô sở hữu khủng bố: tâm không còn bị rối loạn nữa
 
Viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn: vĩnh viễn cắt đứt điên đảo mộng – tưởng, đó là cứu cánh Niết bàn
 
Tam thế chư Phật: mọi sự tu tập để đạt Giác Ngộ (chư Phật) trong tam giới (tam thế giới)
 
Y Bát nhã Ba la mật đa cố: Cần cố gắng hành trì đúng đắn hoàn hảo đến cùng cực
 
Đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề: đạt đến thành tựu được tuệ giác viên mãn
 
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa: Cố gắng thấu quán tính Bát Nhã đến cùng cực
 
Thị đại thần chú: bằng cách tập trung (chú) tinh thần rộng khắp
 
Thị đại minh chú: tập trung tỏa sáng Tâm Bồ Đề rộng khắp
 
Thị vô thượng chú: nhận thức đúng không còn chấp vào sự tối cao
 
Thị vô đẳng đẳng chú: tập trung một cách đúng đắn không chấp bình đẳng đó là bình đẳng
 
Năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư: phát công năng giúp chúng sanh tiêu trừ mọi khổ nạn, đó chính là lẽ thật không hoại

Cố tri Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư: Như vậy phải biết Trí tuệ kiện toàn này giống như linh chú vĩ đại nhất, sáng suốt nhất, cao thượng nhất, không có cái nào cao hơn. Nó trừ tất cả mọi thứ Khổ trong đời, và nó là cái thực tại tối hậu không hư dối.
 
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú: cố gắng thuyết giảng Tính Không đến tận cùng.
 
Tức thuyết chú viết: Nghĩa là
 
Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha: Đây chỉ là một câu tiếng Phạn bày tỏ niềm vui tán thán của người đã đạt được sự giác ngộ, đã tới được bến bờ bên kia. Chỉ vì câu này viết sau mấy chữ thần chú...  nên vô tình người ta tưởng nó huyền bí, chứ nó không có ý nghĩa huyền bí, nó chỉ có nghĩa là: "Đã tới rồi, đã tới rồi, tới bờ bên kia, tới bờ Giác ngộ rồi!" 

Như vậy bài Ý nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh là nói về 2 chủ đề lớn là Không và Chân Như. Chủ đề Không đưa đến thoát khổ. Chủ đề Chân Như đưa tới Trí huệ kiện toàn. Đó là căn cứ nơi sự kiện lịch sử của Đức Phật Thích Ca. Ngài đã chứng ngộ cái Chân Như. Từ đó Trí huệ phát sinh giải thích tất cả những bí ẩn thầm lặng của con người và vũ trụ.

Loi phat ran day trong kinh bat nha
 

Kinh Bát Nhã tiếng Việt 

 
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
 
Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
 
Này Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
 
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
 
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
 
Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
 
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
 
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
 
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
 
Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
 
Cho nên phải biết rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.
 
Cho nên khi nói đến Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức là phải nói câu chú:
 
"Yết Đế, Yết Đế, Ba la Yết Đế, Ba la tăng Yết Đế, Bồ Đề tát Bà Ha" (3 lần).

Video trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh có chữ dễ đọc theo, dễ hiểu:



Nguyệt Minh

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X