(Lichngaytot.com) Khi chưa hiểu Thần thông là gì mọi người cảm thấy lạ với cách cuộc sống này đang vận hành. Nhưng khi hiểu Thần thông rồi, bản thân bạn sẽ nhận ra rằng mình dễ tạo nghiệp mạnh hơn nếu hiểu sai và áp dụng sai khái niệm này.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Thần thông là gì?
Khi nói đến thần thông hay việc đánh thức con mắt thứ 3, chúng ta thường hiểu một cách chung chung có nghĩa là sự biến hóa kỳ lạ, là thăng thiên độn thổ, nhưng nếu hiểu cho đầy đủ hơn thì “thần” có nghĩa là không lường được, “thông” có nghĩa là không có gì ngăn lại được.
Vậy Thần thông là gì? Thần thông là một lực phi thường không thể lường được, không có gì ngăn trở được hay còn gọi là thông lực.
Thần thông có sáu loại: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, túc mạng thông, tha tâm thông và lậu tận thông.
Riêng lậu tận thông thì chỉ có Đức Phật và các đệ tử chứng A-la-hán của Ngài mới có. Nếu ai tu hành mà đạt được lậu tận thông, sạch hết nghiệp sanh tử, hoàn toàn an lạc giải thoát thì đó là bậc đạt đến trí tuệ viên mãn.
2. Làm cách nào để có được Thần thông?
Sau khi hiểu Thần thông là gì chắc chắn có nhiều người tò mò mong muốn bản thân sẽ có được nó và phần vân làm cách nào để có được Thần thông.
Đức Phật xưa kia nhờ Thiền định mới đạt quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chúng ta ngày nay không thể giỏi hơn Ngài được, vì thế để đạt Lục Thông, không có gì hơn là phải Thiền.
Ai cũng muốn biết bí quyết khai mở thiên nhãn của Phật giáo nhưng không dễ gì diệt được Tham (lam), Sân (hận), Si (ngu si) là đủ.
Trước tiên ta phải giảm thiểu cho đến từ bỏ 5 ham muốn phàm phu (Ngũ uẩn hay Năm ấm) là: tài (tiền), dục (tình yêu), danh (địa vị), thực (ăn uống), thuỳ (ngủ). Kết hợp với quán chiếu tính Không của vạn vật: tất cả là vô thường, hư ảo, được hôm nay, mai lại mất, không nên vương vấn, có thì tốt, không có thì thôi, chịu khó làm là có.
Trước tiên ta phải giảm thiểu cho đến từ bỏ 5 ham muốn phàm phu (Ngũ uẩn hay Năm ấm) là: tài (tiền), dục (tình yêu), danh (địa vị), thực (ăn uống), thuỳ (ngủ). Kết hợp với quán chiếu tính Không của vạn vật: tất cả là vô thường, hư ảo, được hôm nay, mai lại mất, không nên vương vấn, có thì tốt, không có thì thôi, chịu khó làm là có.
Nghĩ được như thế là ta đã dẹp được Tham lam, khi Tham diệt thì Sân và Si cũng vơi đi ít nhìều, vì khi lòng Tham không được toại nguyện thì nổi giận (Sân) rồi làm điều thiếu suy nghĩ (Si). Để dẹp bỏ Sân thì trong khi Thiền định phải Quán Từ Bi, trải lòng thương yêu mọi loài chúng sinh, kể cả hữu hình hay vô hình, thế giới này hay thế giới khác.
Trong cuộc sống phải biết nhẫn nhịn, bị người mắng chửi thì nghĩ rằng nhờ mắng mình mà họ bớt căn thẳng, đợi khi họ nguôi ngoai thì kiếm lời khuyên nhủ, đó là hành động của bậc quân tử. Khi gặp người khác phái thì phải xóa bỏ ý nghĩ dâm ô trước, rồi mới trải lòng Từ Bi sau.
Chỉ cần dẹp bỏ Tham và Sân là chúng ta đã sáng suốt lắm rồi, cái Si không còn cơ hội tồn tại nữa. Khi Tham, Sân, Si bị tiêu diệt thì Bản chất, hay Phật tính của ta hiển lộ, Bản chất của chúng ta là: Thần Thông, Từ Bi, Trí Tuệ.
Lục Thông là thanh tịnh 6 căn trong kinh Phật: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Khi tâm bị ô nhiễm thì 6 căn là lục tặc, là 6 tên giặc làm tâm xao động, vọng tưởng. Nên nhớ chỉ cần 1 trong 5 ấm (Ngũ uẩn) trỗi lên thôi là công phu của ta lui sụt tức khắc, vì thế phải biết làm chủ chính mình, đặc biệt là Dục.
3. Góc nhìn khoa học về Thần thông
3.1. Thiên Nhãn Thông
Thiên Nhãn Thông tăng khả năng nhìn của mắt, không bị trở ngại bởi khoảng cách, chướng ngại vật, thậm chí còn nhìn xuyên thời gian, nhìn thấy những sinh vật ở thế giới khác.
Cơ sở khoa học của Thiên Nhãn Thông là: bình thường con người chúng ta chỉ nhìn thấy những sắc chất có quang phổ từ màu đỏ đến màu tím. Nhờ luyện tập thiền định, hoặc một phép rèn luyện tinh thần nào đó, sóng não của chúng ta mạnh lên, có thể “bắt sóng” được những sắc chất ở tần số khác, ví dụ như sóng siêu ngắn (một loại sóng có thể xuyên qua vật cản, dùng trong thông tin vũ trụ), vì vậy người đạt Thiên Nhãn Thông có sức nhìn không hạn chế).
3.2. Thiên Nhĩ Thông
Thiên Nhĩ Thông tăng khả năng nghe của tai, không bị trở ngại của ngôn ngữ, giống loài, có thể nghe được mọi âm thanh trên thế gian, hiểu được tiếng muôn loài. Cơ sở khoa học tương tự Thiên Nhãn thông.
3.3. Tha Tâm Thông
Đây là khả năng biết được suy nghĩ của kẻ khác.
Cơ sở khoa học của Tha tâm thông: bộ não con người ví như một đài thu và phát sóng, mọi tâm tư, ý nghĩ của chúng ta đều tỏa ra xung quanh dưới dạng sóng. Nhờ tu tập Thiền định, hoặc một phép luyện tinh thần nào đó, chúng ta cải thiện được sức thu của não bộ, thì khi đó ta có thể thu được sóng não của người khác và hiểu họ đang nghĩ gì.
3.4. Thần Túc Thông
Là khả năng nhìn thấy được trăm ngàn kiếp quá khứ của mình và người khác.
Cơ sở khoa học của Thần Túc thông: khoa học nhân điện ngày nay đã chụp được luồng điện trường xung quanh con người, mà trong tôn giáo gọi là “Hào quang”, gồm 7 tầng, phản ánh tính cách, tình trạng sức khoẻ, suy nghĩ của người đó. Đặc biệt tầng thứ 7, nằm ở ngoài cùng, lưu giữ ký ức của người đó không chỉ từ thuở nhỏ mà từ vô lượng kiếp quá khứ. Người đạt thần túc thông có thể đọc hiểu tầng hào quang này.
3.5. Thần Cảnh Thông
Là khả năng di chuyển không hạn chế: phi thân, di chuyển tức thời. Thậm chí còn có thể tàng hình, hiện thân to, nhỏ tùy ý.
Cơ sở khoa học của Thần cảnh thông: con người vốn dĩ được tạo thành bởi vô số các tế bào. Khi luyện tập sức mạnh ý chí đến mức có thể làm chủ chính mình, làm chủ từng bộ phận trong cơ thể, thì việc làm cho cơ thể nhẹ nhàng, co nhỏ, phình lớn... là điều hoàn toàn có thể.
Nói thêm về khả năng di chuyển tức thời: khoa học ngày nay thừa nhận có sự tồn tại của chiều không gian thứ 4, người bước vào chiều không gian này có thể đi đến bất cứ đâu trong không gian 3 chiều (là nơi ta đang ở).
Nói thêm về khả năng di chuyển tức thời: khoa học ngày nay thừa nhận có sự tồn tại của chiều không gian thứ 4, người bước vào chiều không gian này có thể đi đến bất cứ đâu trong không gian 3 chiều (là nơi ta đang ở).
3.6. Lậu Tận Không
Đây là khả năng làm chủ bản thân tuyệt đối, ý nghĩ được kiểm soát, không còn vọng tưởng (suy nghĩ vẫn vơ), không còn nghi ngờ, không bị nhiễm ô dù trong hoàn cảnh nào, tâm thức tỉnh lặng, xóa bỏ mọi nghiệp chướng (tốt hoặc xấu). Người đạt Lậu Tận Thông sau khi chết (gọi là Viên Tịch hoặc Tịch Diệt) sẽ không còn luân hồi sinh tử, sẽ ở trong một trạng thái vô cùng trong sáng, thoải mái, mà Phật giáo gọi là Niết bàn.
Lậu tận thông là mục đích cuối cùng của bất cứ người xuất gia theo Đạo Phật nào. Năm thần thông kia (ngũ thông) thì quỷ (tà giáo), thần (người có phép mầu), tiên (người sống lâu), hoặc phàm phu (là người) chỉ cần luyện tập đều có thể đạt được. Còn bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật Như Lai mới có Lậu Tận Thông.
4. Chưa giác ngộ mà có được thần thông chỉ lợi bất cấp hại
Nếu bản thân chưa đạt được thiền định, chưa giác ngộ được tự tâm mà có thần thông thì chỉ có hại mà không có lợi. Những cái mầu biến mình thích đó chỉ có lợi nhất thời và nhỏ nhưng cái tai hại thì rất lớn.
Nếu chúng ta chưa giác ngộ được trọn vẹn như Phật Tổ hay mình chưa giác ngộ được phần nào hết mà nghe ai đó nói xấu gì về mình là chúng ta phiền giận liền. Bây giờ, tâm phiền giận còn nhiều như vậy mà có thiên nhĩ thông, ai nói gì ở xa mấy cũng nghe thấy hết thì tinh thần khi nào cũng bất an.
Hay chưa giác ngộ mà có tha tâm thông, thấy được tâm người khác nghĩ xấu về mình thì bản thân dễ sinh phiền não. Qua đó, có thể thấy, khi chúng ta chưa giác ngộ, lòng mình còn phiền giận mà có thiên nhĩ thông, tha tâm thông, ai nghĩ xấu, nói xấu mình dù xa mấy cũng nghe hết thì một ngày cộng lại, mình phiền não biết bao nhiêu mà kể!
Phiền não không bớt thì khổ vẫn hoàn khổ. Như vậy, chưa giác ngộ mà có thần thông thì thần thông đó khiến cho mình khổ hơn. Vì thế, tác hại muốn có thần thông trước đạo lý vô cùng ghê gớm, chưa nói đến cái tác hại khác là thích cái kỳ lạ, mê lầm chạy theo sự thần biến đó để rồi trở thành bệnh và sai lạc trên đường tu.
Khi chưa có đạo lý mà có thần thông thì đó chính là động cơ khiến mình dễ tạo nghiệp mạnh hơn. Tại sao? Khi mình giận ai hoặc bị ai chọc tức mà mình yếu hơn, không đủ sức để đánh lại thì dù không muốn nhịn cũng phải cố gắng nhịn.
Còn khi có thần thông, nếu bị chọc tức là mình đủ sức để hại họ, vậy là gây nghiệp với người ta, tự mình phải lãnh chịu quả báo xấu ác. Như vậy, nếu mình không xác định được cái nào là chính, cái nào là phụ mà theo cái phụ bỏ cái chính thì cái chính trở thành phụ và cái phụ lại khiến cho mình dễ dàng tạo ác hơn và phiền não thêm chứ không giúp giải quyết được cội gốc đau khổ cho mình.
Còn khi có thần thông, nếu bị chọc tức là mình đủ sức để hại họ, vậy là gây nghiệp với người ta, tự mình phải lãnh chịu quả báo xấu ác. Như vậy, nếu mình không xác định được cái nào là chính, cái nào là phụ mà theo cái phụ bỏ cái chính thì cái chính trở thành phụ và cái phụ lại khiến cho mình dễ dàng tạo ác hơn và phiền não thêm chứ không giúp giải quyết được cội gốc đau khổ cho mình.
Vì vậy, khi tu hành không đặt nặng ở Thần thông, nếu đặt nặng ở Thần thông, cầu cho được Thần thông thì đã sai lệch, không đúng với tinh thần Phật Tổ chỉ dạy.
Sử dụng thần thông không có gì sai. Tuy nhiên, những loại thần thông này, nếu có tác dụng và lợi ích, thì chỉ có một số ít người trực tiếp nhận được lợi ích ấy mà thôi. Tệ hơn nữa, nếu dùng thần thông chỉ để biểu diễn, thị uy, để nhận được sự ngưỡng mộ, tán thán của nhiều người để rồi thỏa hiệp với bản ngã là đi ngược lại lời Phật dạy.
Tôn chỉ của Đức Phật là nhân rộng mô hình sống đạo đức, thiện lành trong xã hội. Do vậy, điều cốt lõi của người hoằng dương Chánh pháp là dùng mọi phương tiện, kể cả thần thông, để hướng dẫn những người đủ duyên kỹ năng sống hạnh phúc, mới đúng là “thừa tự pháp” của Phật.
Những ai thực hành đúng theo Chánh pháp, càng lúc càng bớt tham, bớt ràng buộc, thêm bình an và hạnh phúc thì không để vướng mắc vào những phép lạ của thần thông biến hóa hay những lời tung hô khen ngợi tầm thường ấy.
Đức Phật khẳng định những thứ này chỉ là vỏ cây, cành lá không đáng cho ta hài lòng chỉ với bấy nhiêu. Chỉ khi nào thành tựu giải thoát phạm hạnh mới là rốt ráo, là lõi cây, bền vững, tối thượng, đáng cho ta trân quý giữ gìn (Trung bộ kinh, số 29: Đại kinh ví dụ lõi cây).
Tôn chỉ của Đức Phật là nhân rộng mô hình sống đạo đức, thiện lành trong xã hội. Do vậy, điều cốt lõi của người hoằng dương Chánh pháp là dùng mọi phương tiện, kể cả thần thông, để hướng dẫn những người đủ duyên kỹ năng sống hạnh phúc, mới đúng là “thừa tự pháp” của Phật.
Những ai thực hành đúng theo Chánh pháp, càng lúc càng bớt tham, bớt ràng buộc, thêm bình an và hạnh phúc thì không để vướng mắc vào những phép lạ của thần thông biến hóa hay những lời tung hô khen ngợi tầm thường ấy.
Đức Phật khẳng định những thứ này chỉ là vỏ cây, cành lá không đáng cho ta hài lòng chỉ với bấy nhiêu. Chỉ khi nào thành tựu giải thoát phạm hạnh mới là rốt ráo, là lõi cây, bền vững, tối thượng, đáng cho ta trân quý giữ gìn (Trung bộ kinh, số 29: Đại kinh ví dụ lõi cây).