(Lichngaytot.com) Sĩ tử cầu thi cử đỗ đạt ở đâu để cầu được ước thấy, công thành danh toại? Văn khấn khi đi cầu thi cử đỗ đạt thế nào? Hãy tham khảo trong bài viết sau.
- Đầu xuôi đuôi lọt, xem ngay hướng tốt xuất hành trong kỳ thi giúp sĩ tử gặt hái thành tích vẻ vang năm 2022
- Stt chúc thi tốt hay khỏi phải nói - Nhận được lời chúc sĩ tử tự tin đạt thành tích xuất sắc!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Sĩ tử cầu thi cử đỗ đạt ở đâu?
1.1 Văn Miếu Quốc tử giám
Địa chỉ: Quận Đống Đa, Hà Nội.
Đây là quần thể di tích về trường đại học đầu tiên của nước ta, cũng là nơi đào tạo ra rất nhiều người tài giỏi cho đất nước.
Bởi thế mà Văn Miếu không chỉ là di tích lịch sử văn hóa mà còn luôn là điểm đến của học sinh trên cả nước trong các đợt thi cử. Người ta tin rằng thành tâm hành hương, chiêm bái tại đây sẽ đem lại sự thông minh, sáng suốt, giúp thi cử đỗ đạt cao.
Bởi thế mà Văn Miếu không chỉ là di tích lịch sử văn hóa mà còn luôn là điểm đến của học sinh trên cả nước trong các đợt thi cử. Người ta tin rằng thành tâm hành hương, chiêm bái tại đây sẽ đem lại sự thông minh, sáng suốt, giúp thi cử đỗ đạt cao.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau.
Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: Cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.
1.2 Đền Ngọc Sơn
Địa chỉ: Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đền được xây dựng từ thế kỷ 19. Lúc đầu nơi này được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.
Công trình kiến trúc xung quanh Đền Ngọc Sơn bao gồm tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt lâu, đền thờ, trấn Ba Đình.
Hàng năm, sĩ tử thường đến đền Ngọc Sơn để cầu công danh, đỗ đạt.
1.3 Chùa Trấn Quốc
Địa chỉ: Quận Tây Hồ, Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc là 1 trong những ngôi chùa cầu học hành ở Hà Nội. Đây là ngôi chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội.
Kiến trúc chùa uy nghiêm, cổ kính nhưng cũng không kém phần thanh nhã, tĩnh lặng. Ngôi chùa cũng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần.
Kiến trúc chùa uy nghiêm, cổ kính nhưng cũng không kém phần thanh nhã, tĩnh lặng. Ngôi chùa cũng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần.
Chính vì sự thiêng liêng cũng như giá trị văn hóa, lịch sử của chùa mà nhiều sĩ tử cũng tới nơi đây để cầu đỗ đạt trước mỗi kì thi cử.
1.4 Đền Quán Thánh
Địa chỉ: Quận Ba Đình, Hà Nội.
Đền Quán Thánh thuộc “Thăng Long tứ trấn”, một trong bốn ngôi đền linh thiêng bảo vệ cho mảnh đất Thăng Long kinh kỳ.
Nổi bật nhất trong đền Quán Thánh phải kể tới là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen với chiều cao gần 4m và nặng khoảng 4 tấn trên tảng đá cẩm thạch cao hơn 1m. Tương truyền nếu dùng tay phải xoa vào chân trái của tượng Huyền Thiên Trấn Vũ thì người xoa sẽ nhận được nhiều may mắn và suôn sẻ.
Hàng năm, nhiều sĩ tử thường đến đây dâng hương, lễ lạt để cầu mong đỗ đạt, con đường học tập thuận buồm xuôi gió.
1.5 Chùa Láng
Địa chỉ: Quận Đống Đa, Hà Nội.
Đây là một trong những công trình kiến trúc có số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội, tiêu biểu là tượng của vua Lý Thần Tông ngồi trên ngai vàng và tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn bên ngoài.
Chùa Láng rất đặc biệt, ấn tượng và linh thiêng. Ngôi chùa được xem là vùng đất “tiền Phật, hậu Thánh”, có nghĩa là vào ngày lễ đặc biệt liên quan đến thiền sư, thì được quyền dâng lễ mặn để cúng ngài.
Những người hữu duyên, thường đến đây để cầu cho gia đạo bình yên hạnh phúc, cầu có con nối dõi. Vào các đợt thi cử, sĩ tử cũng ghé tới dâng hương, cầu mong một mùa thi may mắn, suôn sẻ.
1.6 Đền Chu Văn An
Địa chỉ: Phường Chu Văn An, xã Chí Linh, TP. Hải Dương.
Đền thờ Chu Văn An, người có công lớn đầu tiên trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng Giáo ở Việt Nam.
Nơi đây bao gồm một quần thể kiến trúc bề thế, mang đậm phong cách thời Nguyễn, có địa thế linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
Vào đầu năm mới hoặc vào mùa thi cử, có rất nhiều học sinh, sinh viên và giáo viên đến đây để cầu cho việc thi cử, học hành được hanh thông, vạn sự như ý.
Ngoài việc hành hương, người ta còn tới đây để xin chữ, mua bút với hi vọng sẽ đạt được thành tích cao khi thi cử như một "tấm bùa hộ mệnh".
2. Văn khấn cầu thi cử đỗ đạt
Sau khi biết sĩ tử cầu thi cử đỗ đạt ở đâu, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến các văn khấn cầu công danh, thi cử phù hợp. Dưới đây là bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt thường được sử dụng.
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Kính nguyện Phật Thánh chứng tâm thiện thần bảo hộ.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là ....
Hữu duyên hữu ngộ Thánh độ chỉ đường, mà hôm nay nhằm ngày... tháng... năm..., đệ tử được đem thân về hầu đê đầu bái yết cửa... linh từ.
Con xin kêu cho... (nêu đầy đủ họ tên, phòng thi, số báo danh) được đỗ đạt trong kỳ thi… sắp tới.
Con nguyện noi gương sáng đức Thánh để tỏ rạng trí tâm chuyên cần sự học.
Nguyện xin ngài bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho con Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện.
Con chẳng dám quên công ân trời bể nhà ngài. Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin xin được tha thứ, mở lối cho con đi. Độ cho con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn.
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy).
3. Lưu ý khi đi cầu thi cử đỗ đạt
- Trang phục giản dị, lịch sự, khiêm tốn, đầu tóc gọn gàng. Không ăn mặc quá xuề xòa nhưng cũng không được quá diêm dúa.
- Bước đi nhẹ nhàng, từ tốn, thể hiện sự trang nghiêm, thành kính.
- Nói năng lịch sự, đúng mực, không nói to, bàn tán bình phẩm hay cãi cọ trong khuôn viên chùa, miếu.
- Ngoài ra, sau khi tới chốn tâm linh cầu nguyện, không nên chờ đỗ đạt, có cơ hội mới quay lại tạ lễ. Đỗ đạt hay không người đi lễ cũng nên quay lại để lễ tạ.
*Đi lễ đền, chùa chỉ là một hình thức tâm linh, giúp cho thí sinh và người nhà thêm an tâm trước mỗi kì thi quan trọng. Tuy nhiên, muốn gặt hái được thành tích cao thì sĩ tử không thể chỉ dựa vào việc cầu cúng thành tâm, quan trọng là phải dựa vào sự nỗ lực học hành, ôn luyện của mỗi người.
Xem các bài viết khác: