(Lichngaytot.com) Hiểu được Pháp phục là gì và tầm quan trọng của chúng thì ta cũng hiểu hơn giá trị tốt đẹp của Đạo Phật mang lại cho mỗi người ngay trong những việc tưởng chừng như rất đơn giản trong cuộc sống thường nhật.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Pháp phục là gì?
Pháp phục là quần áo dành cho Phật tử, thường dùng để đi lễ Phật, cúng bái đảm bảo được sự tôn nghiêm, trang nhã, kính trọng khi đi lễ chùa. Ngoài ra, Pháp phục còn dành cho những người có duyên với Phật giáo, tâm hướng theo Phật, muốn tu học Phật pháp, họ mặc mỗi khi đọc kinh tại gia.
Thiết kế của pháp phục trang nhã, giản dị, thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính và đức tin của người mặc đối với đạo Phật.. Đây cũng là trang phục phù hợp nhất để đi chùa vì để đảm bảo được sự trang nghiêm, không lẫn với trang phục đời thường khác.
Ngoài các ngày lễ lớn trong Phật giáo, Pháp phục còn được mặc vào những ngày thông thường bởi các cư sĩ và phật tử.
2. Ý nghĩa của pháp phục bạn nên biết
Pháp phục không chỉ là một bộ quần áo thông thường mà nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Phật giáo. Một số ý nghĩa của pháp phục được kể đến như:
- Biểu tượng của sự tôn nghiêm và kính trọng: Pháp phục kín đáo, đơn giản là để thể hiện sự tôn trọng đối với giáo lý và nguyên tắc của đạo Phật.
- Sự kết nối với đạo Phật: Khi chọn Pháp phục thay vì trang phục thông thường khác có nghĩa là chọn sự cam kết mạnh mẽ và kết nối sâu sắc với đạo Phật. Đây là một lời tuyên bố về tình yêu và lòng thành kính với Phật giáo.
- Tôn vinh sự thanh tịnh và đức tin: Chất liệu và kiểu dáng của Pháp phục mang lại cảm giác thoải mái và thanh tịnh. Sự đơn giản, màu sắc nhã nhặn của Pháp phục giúp người mặc không quá tập trung vào vẻ ngoài, có thể tập trung vào việc tu tập và thực hành đạo Phật một cách hiệu quả nhất.
- Giúp thuận tiện khi tu tập: Mọi người khá lúng túng khi không biết chọn trang phục nào khi tu tập vì không phải bộ đồ đời thường nào cũng phù hợp. Nhưng chỉ cần chọn Pháp phục là đã đỡ phải nghĩ nhiều. Kiểu dáng đơn giản, dễ đi lại, ngồi cũng thuận tiền, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tu tập và tập trung trong các hoạt động khác nhau. Sự thoải mái này cũng hỗ trợ người mặc trong việc duy trì sự tập trung tu học.
- Bảo tồn và phát triển văn hóa Phật giáo: Pháp phục không chỉ là một trang phục, mà còn là một phần quan trọng của truyền thống văn hóa Phật giáo. Mặc Pháp phục cũng là bảo tồn và phát triển giá trị tinh thần của đạo Phật trong thế hệ ngày nay và tương lai.
3. Áo tràng là gì?
Áo tràng hay còn gọi là áo Lễ, áo pháp, là một loại áo choàng bên ngoài, là pháp phục dành cho cư sỹ tại gia, cũng như xuất gia và trong các hoạt động tôn nghiêm của Phật giáo.
Áo tràng là Pháp phục cần thiết cho cư sĩ phật tử khi đi lễ chùa, tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật.
Áo tràng là Pháp phục cần thiết cho cư sĩ phật tử khi đi lễ chùa, tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật.
Vì thế, áo tràng Phật tử được mặc trong các hoạt động như đi lễ chùa, khóa tu, hộ niệm, tụng kinh tại nhà hoặc tại các đạo tràng. Đây là một trang phục truyền thống có ý nghĩa tôn nghiêm và thể hiện sự tôn trọng đối với các nguyên tắc và giáo lý của đạo Phật.
Mặc áo tràng còn cho thấy sự cam kết của Phật tử đối với con đường tu tập và tu học của mình. Mặc áo tràng là để che đậy bớt những thứ bất tịnh của con người.
Ngoài ra, trang phục bên trong người nam nên mặc thêm bộ La Hán, người nữ mặc bộ vạt hò hoặc bà lai. Bởi những chiếc áo này thoáng rộng, chất liệu mát thích hợp khi ngồi thiền hay tụng kinh.
Mặc áo tràng còn cho thấy sự cam kết của Phật tử đối với con đường tu tập và tu học của mình. Mặc áo tràng là để che đậy bớt những thứ bất tịnh của con người.
Ngoài ra, trang phục bên trong người nam nên mặc thêm bộ La Hán, người nữ mặc bộ vạt hò hoặc bà lai. Bởi những chiếc áo này thoáng rộng, chất liệu mát thích hợp khi ngồi thiền hay tụng kinh.
4. Pháp phục nên mặc màu gì?
Đức Phật từng khuyên các đệ tử của mình nên dùng y áo có màu xấu xí, không cần chất liệu tốt để có thể xả bỏ tâm tham chấp vào những vật ngoại thân.
Trong các kinh điển từng ghi chép lại rằng các Tỳ kheo đi khất thực nếu thấy có mảnh vải nào rơi rớt trên đường không có chủ sở hữu thì lượm về giặt sạch rồi may thành y áo cho mình, không nên cầu kỳ quá việc sẽ mặc gì.
Hiện nay, Phật giáo gia nhập vào các dân tộc khác nhau và mỗi nơi có quan niệm và quy tắc màu sắc khác nhau nhưng nhìn chung thường gam màu nhạt nhẹ như là đen, nâu hoặc xám. Màu sắc nhạt cũng thể hiện sự thanh tao và sự giản dị mà đạo Phật đề cao. Mặt khác, màu sắc nhạt còn giúp người mặc tạo được sự thanh lịch và trang nhã mà không cần đến sự phô trương, thể hiện sự tập trung vào việc tu tập và tiến trình giác ngộ.
Trong các kinh điển từng ghi chép lại rằng các Tỳ kheo đi khất thực nếu thấy có mảnh vải nào rơi rớt trên đường không có chủ sở hữu thì lượm về giặt sạch rồi may thành y áo cho mình, không nên cầu kỳ quá việc sẽ mặc gì.
Hiện nay, Phật giáo gia nhập vào các dân tộc khác nhau và mỗi nơi có quan niệm và quy tắc màu sắc khác nhau nhưng nhìn chung thường gam màu nhạt nhẹ như là đen, nâu hoặc xám. Màu sắc nhạt cũng thể hiện sự thanh tao và sự giản dị mà đạo Phật đề cao. Mặt khác, màu sắc nhạt còn giúp người mặc tạo được sự thanh lịch và trang nhã mà không cần đến sự phô trương, thể hiện sự tập trung vào việc tu tập và tiến trình giác ngộ.
4.1 Phân biệt áo Phật tử Bắc Tông và Nam Tông
Phật giáo Việt Nam hiện nay là tổng hòa của nhiều hệ phái khác nhau nên màu sắc trang phục cũng có sự khác nhau. Y phục trong Phật giáo chính là hệ phái mà người đó theo, ở Việt Nam chủ yếu là phái Bắc tông và Nam tông.
+ Phật giáo Bắc tông có 2 loại y phục là y phục thường nhật (gồm thường phục trong chùa và thường phục tiếp khách) và y phục nghi lễ.
Ở chùa, nhà sư thường mặc áo vàng, nâu hoặc lam cùng quần dài. Những người mới xuất gia hay còn gọi là chú tiểu thì mặc màu lam. Trang phục lúc tiếp khách là áo dài màu nâu cho chư tăng và màu lam cho chư ni. Áo thường nhật và áo nghi lễ có thể phân biệt được ở ống tay áo, áo thường nhật có ống tay nhỏ và áo nghi lễ ống tay rộng.
Ở chùa, nhà sư thường mặc áo vàng, nâu hoặc lam cùng quần dài. Những người mới xuất gia hay còn gọi là chú tiểu thì mặc màu lam. Trang phục lúc tiếp khách là áo dài màu nâu cho chư tăng và màu lam cho chư ni. Áo thường nhật và áo nghi lễ có thể phân biệt được ở ống tay áo, áo thường nhật có ống tay nhỏ và áo nghi lễ ống tay rộng.
+ Phật giáo Nam tông thì không có trang phục may thành quần như phái Bắc tông mà chỉ dùng một tấm vải màu vàng vắt lên người.
4.2 Ý nghĩa của màu sắc của áo tràng
Áo tràng có màu nâu và lam vì những gam màu đó đều là màu của thiên nhiên như đất, của khói hương, của cây lá,.. mang lại sự gần gũi với đời thường. Trong thời đại cuộc sống xô bồ như hiện nay thì màu sắc của những chiếc áo Phật tử gợi lên cảm giác thật yên bình.
Áo tràng màu nâu
Màu nâu sòng (kết hợp giữa đen và đỏ hoặc vàng và đỏ sẫm) là màu tối, màu của đất, mang cảm giác chân chất, tượng trưng cho sự giản dị, bền bỉ, trầm mặc có khả năng kham nhẫn, chịu thương chịu khó.
Mặt khác, màu nâu còn biểu trưng cho sự thanh đạm nhưng đầy hùng lực của đời sống phạm hạnh, ly tục.
Chư Tăng Ni và Phật tử miền Bắc hầu hết trang phục là màu nâu này vì tương thích với khí hậu lạnh của miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Màu này mang lại sự ấm áp phù hợp với điều kiện thời tiết miền Bắc.
Mặt khác, màu nâu còn biểu trưng cho sự thanh đạm nhưng đầy hùng lực của đời sống phạm hạnh, ly tục.
Chư Tăng Ni và Phật tử miền Bắc hầu hết trang phục là màu nâu này vì tương thích với khí hậu lạnh của miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Màu này mang lại sự ấm áp phù hợp với điều kiện thời tiết miền Bắc.
Áo tràng màu lam
Mùa nắng nóng của miền Nam, màu lam đã trở thành sự lựa chọn thích hợp hơn, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về mặt thực tiễn.
Màu lam là màu hoà hợp không rực rỡ cũng không quá u trầm. Màu lam, với sự thanh cao và giản dị của nó, thể hiện tinh thần tôn trọng và tôn vinh lời dạy của Đức Phật. Màu tượng trưng cho tinh thần bình đẳng, hòa đồng, tinh tấn và nhẫn nhục của người con Phật.
Màu lam là màu hoà hợp không rực rỡ cũng không quá u trầm. Màu lam, với sự thanh cao và giản dị của nó, thể hiện tinh thần tôn trọng và tôn vinh lời dạy của Đức Phật. Màu tượng trưng cho tinh thần bình đẳng, hòa đồng, tinh tấn và nhẫn nhục của người con Phật.
Đặc điểm của màu lam là dễ bẩn nhưng khó thấy. Giống như tâm chúng sanh bao hàm nhiễm ô và thanh tịnh. Tịnh hay nhiễm cũng đều xuất phát từ nơi tâm.
Nhìn chung, chọn màu sắc áo tràng không chỉ phản ánh văn hoá và phong tục của mỗi quốc gia mà còn thể hiện sự tôn trọng và cam kết đối với con đường tu tập và lời dạy của Đức Phật.
5. Những lưu ý khi mặc trang phục khi vào chùa
5.1 Một số lưu ý chung
- Khi vào chùa cần ăn mặc kín đáo, quần áo dài, lịch sự, ăn mặc một cách trang nghiêm, không hở hang.
- Nên mặc quần áo tối màu (màu nâu, đen), không nên mặc quần áo màu sắc sặc sỡ.
- Người nữ vào chùa không được để xõa tóc
- Không được ăn mặc lôi thôi suồng sã, tránh mặc đồ ngủ.
5.2 Vì sao cần mặc Pháp Phục kín đáo, trang nghiêm khi vào chùa?
Nhiều người cho rằng quan trọng nhất là có tâm thành kính với Đức Phật là đủ, còn trang phục không thực sự quan trọng. Tuy nhiên, với văn hóa phương Đông thì việc ăn mặc cũng thực sự quan trọng như việc giữ tâm thanh tịnh. Cần phải ăn mặc đoan trang, nghiêm chỉnh khi đi chùa là điều bắt buộc chứ không phải là việc tùy thích.
Thực tế hiện nay có nhiều cô gái khi đi chùa vẫn mặc quần ngắn, áo hở lưng, hở eo, áo hai dây, hoặc cho dù kín đáo nhưng bộ đồ lại sát người, khoe đường cong cơ thể, nhìn rất khêu gợi.
Họ không biết rằng bộ trang phục mà họ cho là đẹp thì sẽ khiến gia tăng dục vọng cho người nam, nhất là không tốt cho những bậc tu hành trong chùa khi nhìn thấy hình ảnh này.
Họ không biết rằng bộ trang phục mà họ cho là đẹp thì sẽ khiến gia tăng dục vọng cho người nam, nhất là không tốt cho những bậc tu hành trong chùa khi nhìn thấy hình ảnh này.
Hơn nữa, nhiều nguyên nhân gây ra tội tà dâm như ngoại tình, cưỡng hiếp là vì đàn ông thường xuyên tiếp xúc, nhìn thấy hình ảnh gây kích thích trong các bộ đồ hở hang, khêu gợi, dần dần sẽ khơi dậy dục vọng, theo thời gian dục vọng tích tụ nhiều sẽ có nguy cơ phạm tội cao.
Có thể thấy, điều mà phụ nữ xem nhẹ là một bộ đồ thôi cũng có thể là nguyên nhân tiềm tàng gây ra bất an cho xã hội.
Có thể thấy, điều mà phụ nữ xem nhẹ là một bộ đồ thôi cũng có thể là nguyên nhân tiềm tàng gây ra bất an cho xã hội.
Còn ở khía cạnh Phật giáo thì khi người nam khởi lòng dâm dục thì cả người nữ và người nam đều có thể bị đọa địa ngục do cái Nhân vô tình mình đã gây ra.
>> Mua sản phẩm uy tín: Pháp phục đi chùa, đi khóa tu cao cấp
>> Mua sản phẩm uy tín: Pháp phục đi chùa, đi khóa tu cao cấp
Sản phẩm bán: Pháp phục đi chùa, đi khóa tu cao cấp |