(Lichngaytot.com) Khả năng là viên kim cương của sự nghiệp , và tính cách là giấy thông hành của cuộc sống, cùng nghe lời Phật dạy về sống tử tế nhé.
1. Tử tế - sự khôn ngoan cao nhất
Sự tử tế rất đơn giản |
Theo lời Phật dạy về sống tử tế, sự tử tế rất đơn giản, trên thực tế, nó là tính trung thực, nhân ái, biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân từ, hoà hợp với thế giới xung quanh.
Người được gọi là tử tế thì luôn luôn trung thực và làm việc bằng cái tâm, không lừa lọc gian dối, là một người tốt bụng và có đức tính cao cả.
Lòng tốt không chỉ là một tính cách, mà còn là một loại khôn ngoan cao nhất. Người tử tế thì mọi người đều sẵn lòng kết giao, bởi vì người như vậy khiến người ta cảm thấy an toàn, thoải mái.
Từ trong đáy lòng người tử tế luôn được tôn trọng và tin tưởng, vì thế nên có thể tích lũy danh tiếng, càng nắm quyền cao chức trọng thì càng cần đến sự tử tế để nhiều người biết đến, mang đến tiếng thơm cho đời sau.
Sự nổi tiếng chính là sự giàu có, đức hạnh và tử tế là một điều may mắn, và đó là sự tự tin lớn nhất khi làm người.
2. Lòng tốt - phước lành lớn nhất
Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử viết: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý nói rằng Đạo Trời vô cùng công bằng, không hề thiên vị cho bất kỳ ai, nhưng Trời thường hay giúp đỡ những người có lòng tốt, sống lương thiện.
Lòng tốt là điều đẹp nhất trong bản chất con người, nó có thể làm cho con người ấm hơn và thế giới tươi đẹp hơn. Bạn có thể xem Phật dạy về ý nghĩa khi làm việc thiện để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lòng tốt.
Việc tốt là gì? Nó nằm ở lời nói và việc làm của mọi người. Một là nói những điều tốt đẹp hơn. Lời nói tốt với người ấm hơn chăn bông mùa đông, lời nói tổn thương người ác hơn cả con dao 2 lưỡi.
Thứ hai là làm việc thiện, làm việc thiện không có hồi kết, không có giới hạn, thiện từ trong tâm, từ những thứ nhỏ nhặt nhất.
Người có lòng tốt trước sau cũng được hưởng phước lành trời ban cho, không ngại gặp họa vì luôn có tâm niệm mọi thứ xảy đến với mình đều có nguyên do của nó, hoan hỉ chấp nhập.
Lòng tốt đem đến đâu cũng được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt, không có ai tốt bụng mà bị hắt hủi hết, khi lòng tốt của bạn lan tỏa ra thế giới này thì giống như ánh Mặt Trời chiếu sáng trong mùa đông lạnh lẽo, cứu rỗi hàng vạn người.
3. Trung thành - nguyên tắc cao nhất
Nếu một người không tin những gì mình nói và làm những không có nguyên tắc thì những gì họ nhìn thấy trong mắt một người chỉ là lợi nhuận, sống chỉ vì lợi ích của riêng mình. Một người như vậy chắc chắn sẽ bị mọi người từ chối và chẳng đạt được thành tựu gì.
Điều này không có gì khó hiểu, nếu một người không giữ lời và lời họ nói không ra gì, người ta sẽ tự nhiên không tin tưởng vào những gì họ nói và những gì họ làm.
Ai không tin vào lời nói của chính họ sẽ thất bại trong việc họ làm. Nếu một người phá vỡ lời hứa của mình, danh tiếng của họ sẽ không được xem trọng.
Người đáng tin cậy phải là người có tính chính trực, nguyên tắc, ngay thẳng, chân thành, được mọi người sẵn sàng kết bạn, hợp tác trong mọi việc.
Đó là lý do tại sao người xưa coi trọng "lời nói phải đi đôi với hành động", đó không chỉ là niềm tin trong cuộc sống, mà còn là sự trung thành.
4. Lòng khoan dung - phương pháp tốt nhất
Theo lời Phật dạy về sống tử tế, kết quả của lòng khoan dung là sự vĩ đại. Vì vậy, lòng khoan dung là một loại tu dưỡng bản thân, đồng thời cũng là một loại khí chất. Những gì nó đem lại là sự bình tĩnh và khí chất, có lòng khoan dung chính là có sự đức độ cao cả.
Làm thế nào để tu dưỡng lòng khoan dung? Một là phải nhẫn nại, nhẫn nại thì khó chịu, không dễ dàng, nhưng không có cách nào khác hết, người mà không biết nhẫn thì rất dễ làm hỏng việc.
Thứ hai là tha thứ, để tha thứ cho người khác, bạn cần phải đối phó với sự ích kỷ của bản thân và nhìn nhận khó khăn của người khác, không vội vàng phán xét một ai đó khi chưa biết hoàn cảnh của họ ra sao.
Thứ ba là có thể so sánh trái tim của một người với trái tim của mình. Hãy tự trách mình bằng trái tim khi đổ lỗi cho người khác và tha thứ cho người khác bằng trái tim tha thứ cho chính mình.
Bao dung và tu dưỡng bản thân là một loại thành tựu, chịu đựng làm nên một quý nhân chân chính.
5. Trung thực - động thái tuyệt vời nhất
Nếu bạn cảm động người ta bằng lòng thành, người ta cũng sẽ đáp lại bằng lòng thành. Bạn có thật lòng hay không đều có thể bị người khác cảm hóa, cho dù có thể lừa dối một lần thì lần sau cũng không thể lừa dối tiếp.
Nếu bạn thành thật với người khác thì người khác cũng sẽ thành thật với bạn, còn nếu bạn không trung thực thì người khác sẽ tránh xa.
Thiện ác luôn đi với nhau như bóng với hình. Cho nên trong tâm mà nuôi dưỡng cái thiện, chưa làm việc thiện, phước lành đã đến rồi. Trong tâm mà nảy sinh cái ác, dù chưa làm việc ác, hung thần đã theo rồi.
Nếu đã từng làm việc ác mà sau này hồi tâm ăn năn hối cải, lâu dài ắt sẽ ược cát lành, ấy gọi là chuyển họa thành phúc.
Trung thực được hay không là tùy vào mỗi người, các bạn đừng có tư tưởng lừa lọc người khác, có lần đầu thì sẽ có những lần sau, dần dần mất hết uy tín.
Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kỳ việc gì và không bao giờ đi lừa dối bản thân và những người khác, cảnh giới này bạn đã làm được chưa?
6. Khiêm tốn - phẩm chất tốt nhất
Sống khiêm tốn có tác dụng gì đối với con người? Nếu bạn phụ người, lương tâm cắn rứt, nếu lương tâm trống rỗng, bạn sẽ thu nhận rộng rãi, nếu bạn lấy rộng rãi mà đối đãi với người khác, bạn sẽ lên cảnh giới cao hơn.
Chỉ có khiêm tốn mới có thể mở mang tâm trí và nâng cao cảnh giới của chính mình, bởi vì trái tim khiêm tốn thì biết cởi mở và chấp nhận, trong khi trái tim không khiêm tốn thì đóng kín và keo kiệt.
Sự khiêm tốn còn liên quan đến hình mẫu của một người, sẽ ảnh hưởng đến những thành tựu mà một người có thể đạt được theo thời gian.
Đối lập với khiêm tốn là tự cao tự đai, bệnh hiểm nghèo trong nhân cách của con người chính là sự tự cao, tự đại.
Người kiêu ngạo không được hoan nghênh, chỉ có người khiêm tốn mới được hoan nghênh. Nếu bạn làm việc khiêm tốn thì sẽ được lòng nhiều người, nếu bạn kiêu ngạo thì nhiều người sẽ bỏ đi.
Vì vậy, khiêm tốn hay không kiêu ngạo thực sự liên quan đến cách mọi người làm mọi việc và liệu họ có thể làm được những việc đó hay không.
7. Chính trực - chiến lược cao nhất
Khát vọng của một người không được đi kèm sự giả dối, hành động phải ngay thẳng. Điều này cho chúng ta biết rằng mặt trái của liêm chính, chính trực là đạo đức giả và xấu xa, và người không trung thực thường là người đạo đức giả và xấu xa.
Vì nó liên quan đến thiện ác, liêm khiết hay giả dối, nó liên quan trực tiếp đến kết quả khi làm việc cho người khác, nên bạn phải hết sức đề cao tính chính trực trong công việc.
Muốn dạy người khác hay làm việc cho bất cứ ai thì nên đặt tính chính trực lên hàng đầu. Một người sinh ra đã ngay thẳng, lòng ngay thẳng làm cho nhân cách ngay thẳng, hiên ngang với cuộc đời.
Người ngay thẳng đi theo con đường chân chính, nói một cách hợp lý, họ công bằng và vị tha, không vụ lợi, không tham lam.
Người ngay thẳng là người sống hợp tình hợp lý, công bằng, có nguyên tắc trong cách cư xử và hành động của mình, chỉ có người như vậy mới có thể là người tốt, làm nên việc tốt.
8. Sự kiên trì - kỹ năng tuyệt vời nhất
Không cần nói cũng biết đến tầm quan trọng của sự kiên trì, bền bỉ, cho dù là tu dưỡng bản thân hay làm việc cũng không thể thiếu đi sự kiên trì.
Kiên trì là nền tảng của sự thành công khi trưởng thành, nó là điều dễ nói nhất và cũng là điều khó làm nhất. Nhưng dù đơn giản đến đâu cũng phải lắng nghe, dù khó đến đâu cũng phải làm.
Học được kiên trì thì mọi việc ắt sẽ thành công hơn mong đợi. Thái độ sống với mọi người, hành vi ngay thẳng, tính tình trong sạch, tướng mạo tốt, tất cả đều nhờ vào lòng kiên trì.
Người thành công là người biết kiên trì từ việc nhỏ làm được đến việc lớn. Khi đối mặt với thử thách, người biết kiên trì sẽ điều tiết tốt cảm xúc và luôn hướng tới mục tiêu.
Những người nóng nảy, không biết kiên trì thường hại thân, vì khi tức giận chúng ta thường nói những lời khó nghe ảnh hưởng đến người khác hoặc khi không kiềm chế được cơn nóng giận, chúng ta đã đưa ra những quyết định sai lầm.