Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Làm gì để tái sinh làm người: Thân mạng đáng quý đừng lãng phí nó!

Thứ Sáu, 26/08/2022 21:16 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chỉ khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Làm gì để tái sinh làm người chúng ta mới nhận ra rằng cơ hội này vô cùng mỏng manh, thế nhưng không phải ai cũng biết mình đang may mắn đến nhường nào khi đang ở trong cõi này.


1. Phải làm gì để tái sinh làm người?


Nhiều người tin rằng khi đã giữ năm giới (không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện) là đã đủ điều kiện để tái sinh làm người ở kiếp sau thế nhưng đó chỉ mới là điều cần, vẫn còn những điều kiện khác tuân theo luân hồi, nghiệp quả mà không phải ai cũng có thể hiểu rõ chi tiết.

Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người, nhưng với điều kiện là không có biến cố gì quá lớn xảy ra trong cuộc đời hay trong lúc lâm chung.

Tuy nhiên việc tái sinh làm người không chỉ dựa vào việc giữ giới mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác nữa như cận tử nghiệp và các trạng thái tâm lý cũng rất nhiều nhân tố khác.
 
lam gi de tai sinh lam nguoi

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi làm gì để tái sinh làm người

- Cận tử nghiệp:


Cận tử nghiệp có nghĩa là kề chết, còn nghiệp ám chỉ thức hành của Ý.

Một người gần chết thì không thể hành động gì được bằng thân, hay bằng khẩu (miệng), mà chỉ còn bằng Ý, là ý muốn hay thức hành. Do đó cái nghiệp cuối cùng ấy là ý muốn sốngtương ứng với tất cả những gì mình đã làm, đã nói, và đã nghĩ suốt cuộc đời. Nó chính là cái nghiệp cuối cùng của một tâm thức, như vừa nói trên đây.

Và nó cũng là cái “ý nghiệp” đầu tiên của tâm thức cho kiếp sau.
 
Chính trong giây phút cuối cùng ở kiếp này mà các hình ảnh của việc thiện lẫn việc ác lại hiện ra trong ý thức của người hấp hối, với đầy đủ kết quả của nó (thường là kết quả hài lòng ít, kết quả hối tiếc ăn năn nhiều). Đây chính là một sự chuyển tiếp trộn lẫn giữa cái dữ và cái lành, giữa cái sáng suốt và cái tối tăm của một giác linh, trước tổng hợp quả báo.
  
Ví dụ, một người dù giữ vững năm giới nhưng tâm tham luyến quá lớn đối với vật sở hữu nào đó thì sau khi chết sẽ tái sinh làm ngạ quỷ hay súc sinh để gắn bó với vật sở hữu đó, như làm con chó để giữ của, làm con sâu trong vườn trái cây mà họ yêu thích, làm ngạ quỷ để quanh quẩn với người thân.

Câu chuyện một đạo sĩ Ấn Độ dù đã tu luyện rất tốt nhưng chỉ vì lúc gần chết chỉ một niệm sân khởi lên thì liền tái sinh làm con phi ly là một điển hình.

Chúng ta đừng chủ quan nghĩ rằng, sân si một chút cũng không hại gì, lúc hấp hối chỉ cần chuyên tâm niệm Phật là được. Nói thì dễ nhưng làm thì rất khó. Một khi đã thành thói quen rồi thì khó kiềm chế. Cho nên muốn được chánh niệm lúc lâm chung thì ngay từ bây giờ ta phải tập kiểm soát tâm mình. Phải làm sao cho tâm không còn dễ sân si nữa, ít bị tác động bởi hoàn cảnh bên ngoài. Có như vậy thì mới mong sinh thuận tử an cũng như đảm bảo tái sinh về cõi lành.
 
Có người hỏi, cả đời mình giữ giới mà khi lâm chung chỉ cần một niệm sân khởi lên cũng đọa ác đạo, vậy người không giữ giới mà khi lâm chung tâm được bình an thanh thản thì được sinh về cõi lành không? Và nếu được vậy thì đâu cần cả đời giữ giới, tu thiện, chỉ cần tu lúc lâm chung thôi.

Người cả đời làm nhiều việc ác thì không bao giờ có chuyện tâm được bình an lúc lâm chung. Thật ra, nếu cả đời làm ác thì khi lâm chung họ sẽ đọa ngay vào ác đạo mà không cần phải có tâm bất thiện hay sân hận.
 
Trong cuộc sống ta cũng hay thấy một số con vật rất thông minh, một số con vật mà sự hưởng thụ của chúng còn hơn cả nhiều người. Rất có thể kiếp trước của chúng là những người có tu phước nhưng một niệm bất giác lúc lâm chung mà đọa làm cầm thú. Tuy làm cầm thú nhưng chúng vẫn hưởng được những gì tốt đẹp mà chúng đã tạo ở kiếp trước. Tất nhiên chắc chúng ta không ai muốn mình như vậy. Thà làm người kém cỏi vẫn tốt hơn là làm loài vật có phước.
 

- Giới luật

Là hành vi đạo đức, giúp tăng phước và hỗ trợ cho tâm thanh tịnh. Tâm mới là quan trọng, quyết định xu hướng tái sinh.

Dù cả đời giữ giới tinh nghiêm, đạt được các tầng thiền, hay tạo được nhiều phước báo nhưng lúc lâm chung chỉ cần một niệm bất thiện (như niệm sân chẳng hạn) khởi lên thì người đó ngay lập tức rơi vào ác đạo nhanh như tên bắn.

Cho nên giữ giới không thôi vẫn chưa đủ để đảm bảo sinh vào cõi lành mà còn phải tu tập các phương diện khác nữa như bố thí, xả ly, từ bi, nhẫn nhục, diệt trừ các tâm tham, sân, si, mạn.
 
Có những người rất nhạy cảm, hay tự ái, mau nóng giận. Bất cứ chuyện gì cũng làm họ phật lòng. Có những chuyện không đáng cũng dễ khiến họ nổi trận lôi đình.

Đức Phật dạy những người như thế giống như toàn thân bị ung ghẻ, đụng nhẹ vào bất cứ chỗ nào cũng khiến họ đau đớn vô cùng. Và nếu không tu tập sửa đổi thì sẽ rất nguy hiểm đối với sự tái sinh vào cõi dữ.
 
Đức Phật dạy được làm người là khó giống như một con rùa nghìn năm vớ được một cái cọc giúp nó trôi vào bờ vậy. Cơ hội này vô cùng nhỏ nhoi. Vì thế để được tái sinh làm người thì cơ hội cực kỳ hiếm hoi.
 
Người nào mà ba nghiệp thân, khẩu và ý hoàn toàn thanh tịnh tức là không còn gây nhân thiện ác, không còn tham sân si, phiền não mới chấm dứt tái sanh, chứ nếu còn gây nhân thiện ác, còn tham sân si, phiền não thì sẽ sanh trở lại để thọ nhận quả báo, vòng sinh tử vì thế sẽ tiếp nối mãi không ngừng.

Chỉ riêng còn sót lại nhân tham ái là vẫn còn tái sinh. Chính Đức Phật, trong bài thuyết pháp đầu tiên, Ngài đã nói rằng: "Chính Ái Dục dẫn dắt chúng sanh đi tái sanh".

Có được thân người quả là khó khăn thế nên hãy tận dụng thân người để làm những việc có ích, dù vô thường có xảy ra thì ta cũng sẽ ra đi rồi có cơ hội làm tiếp những dự định của mình ở kiếp sau. Chớ nên tự tử kẻo phạm tội bất hiếu, cơ hội tái sinh làm người vô cùng khó khăn.

2. Sự khác biệt giữa người kiếp này, kiếp sau? 


Cho đến nay không phải ai cũng tin vào việc tái sinh, họ cho rằng chết là hết. Tuy nhiên, theo lời xác chứng của Đức Phật về vấn đề tái sinh, trong đêm giác ngộ, Đức Phật chứng ba minh, và minh thứ nhất là biết hết những tiền kiếp. Ngài đã nhớ lại Ngài đã sinh ra trong những hoàn cảnh nào ở tiền kiếp.

Ngài đã nhớ lại cả tên Ngài ở những kiếp trước, Ngài đã ở những địa vị nào,... Ngoài lời chứng của Đức Phật, các đại đệ tử của Ngài cũng đã nhớ được tiền kiếp của họ.

Chẳng hạn, Ngài A Nan đã nhớ lại tiền kiếp của mình ngay sau khi thọ giới quy y. Tương tự như vậy, qua lịch sử Phật Giáo, các thánh nhân, học giả và thiền sư đã có thể nhớ lại tiền kiếp của mình.

Người Á Đông rất quan tâm để tưởng niệm ngày lìa trần của ông bà cha mẹ bởi vì những gì sẽ diễn ra sau cái chết, nếu hiện tại chúng ta không quan niệm một cách chân chính, thì nhắm mắt rồi, hậu quả chắc chắn sẽ đến, không thể nào điều chỉnh được.

Vì vậy, càng hiểu biết đúng về sự chết là càng chuẩn bị tốt cho những giai đoạn nối tiếp trong mạch sống, tức là củng cố cho một tinh thần tích cực để tiến hóa về lâu về dài, chứ không thể nào hiểu lầm cho là bi quan, tiêu cực được.

Khi đã biết làm gì để tái sinh làm người rồi thì vậy người trong kiếp này và người của kiếp sau có phải cùng là một người không hay là hai người khác nhau?

Chắc chắn rằng, khi được tái sanh trở lại làm người, ta trong kiếp này và ta ở kiếp sau không phải là một, dù rằng, theo giáo lý Duy Thức Học, toàn bộ hạt giống tâm thức được tích hợp trong tàng thức (A lại Gia Thức hay thức thứ tám) chuyển sang kiếp sau. Tuy nhiên, ta trong kiếp này và kiếp sau cũng không phải khác vì sự thừa tự nghiệp gần như trọn vẹn của chính mình.

Muốn hiểu được điều đó, Phật Giáo cho rằng ngay cả trong một đời (hay còn gọi là kiếp), như kiếp hiện tại đang sống, cái tôi khi còn bé và cái tôi hiện tại là người lớn không thể là một với nhau được, vì cái tôi bây giờ rất khác với cái tôi lúc tôi còn bé về đủ mọi phương diện: tuổi tác lớn hơn, cách suy nghĩ chin chắn hơn, tính tình điềm đạm hơn, tài năng vượt trội hơn, khuynh hướng hướng nội hơn… nhưng cũng không thể nói là hai vì tôi vẫn biết rằng tôi bây giờ hay tôi khi trước thì vẫn là tôi cả.

“Danh sắc (hay còn gọi là thân tâm) cũ và danh sắc mới cũng chính là mình đấy chứ không phải ai khác.

Ví dụ như một kẻ cãi rằng quả xoài anh ta lấy ở nhà người khác là quả hái trên cây, người sở hữu cái cây chỉ sở hữu cái quả đầu tiên mà họ gieo xuống mà thôi. Nhưng thực ra anh ta vẫn là kẻ trộm vì  trái cây y hái trộm ấy cũng do từ trái kia sanh ra, nó nẩy mầm, tăng trưởng mà thành.Cho nên người ki a cũng không thoát khỏi tội.

Việc tái sanh từ đời này sang đời kia cũng vậy. Các nghiệp thiện ác trong đời giống như đã gieo hạt giống, nẩy mầm, tăng trưởng, mai sau tất có quả báo.
 
Nếu ta trong kiếp này và ta ở kiếp sau là một, thì ta là một linh hồn trường cửu bất biến. Đó là quan điểm của nhất thần giáo, tin có một đấng sáng tạo, có một linh hồn sống mãi.

Nói một cách khác dễ hiểu hơn, một người nào đó sau khi tái sinh thì sẽ không còn giống như trước nữa thế nhưng cũng không phải là hoàn toàn khác hẳn.

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X