Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Quả báo lãng phí thức ăn đáng sợ hơn bạn nghĩ, không đọc sẽ hối hận

Thứ Bảy, 15/09/2018 09:02 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đừng đợi đến khi đổ bệnh lại than thân trách phật cho rằng ông trời bất công, bạn sẽ phải nhận quả báo lãng phí thức ăn nếu tiếp tục không biết kiểm soát lượng thức ăn từng bữa nhỏ trong ngày của mình.
Chúng ta thường xuyên xem thường những gì mình có sẵn cho đến khi không còn nữa thì có nuối tiếc cũng đã muộn màng. Nên nhớ rằng không phải tự nhiên bạn có đôi dép để đi, chiếc xe để di chuyển hay chiếc bút để viết, chiếc ghế để ngồi, gạo để ăn...

Tất cả có được đều từ công sức lao động, sáng tạo của rất nhiều người mà thành. Vì thế phải biết trân trọng mọi thứ, chớ nên lãng phí, nếu không bạn sẽ nhận quả báo về những gì mình đã làm, trong đó quả báo lãng phí thức ăn sẽ thường là bệnh tật nào đó mà bạn không hiểu lý do vì đâu.

Chuyện hạt cơm bé nhỏ trấn áp được sóng cả


Xưa kia có một đôi vợ chồng nghèo đến mức phải mặc chung nhau một bộ quần áo, hai người phải thay nhau ra ngoài vì chỉ có một người mặc đồ còn người kia phải ở hang động giấu mình.
 
Có lần, họ nghe được tin Phật Thích Ca Mâu Ni đi khất thực ở gần chỗ ở của hai vợ chồng. Người chồng nói: “Chúng ta đã từng chẳng cho ai cái gì, không gieo trồng phúc nên mới khốn khổ thế này. Cơ hội Phật Thích Ca Mâu Ni đi đến nơi này giáo hóa hiếm có, sao có thể thờ ơ?". Người vợ than phiền: "Nhưng chúng ta có gì đâu để quyên tặng?". 
 
Nghĩ ngợi một lúc, người chồng dứt khoát: “Thà chúng ta chết đói cũng không được để lỡ dịp này. Bây giờ chúng ta còn duy nhất bộ quần áo này, hãy mang nó đi quyên tặng đi!”.
 
Nói rồi họ quyết định cầm bộ quần áo đi quyên tặng nhưng các đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni cảm thấy khó xử họ không dám nhận bộ đồ cũ. Cuối cùng, Ananda đành mang bộ quần áo đến trước mặt Phật Thích Ca Mâu Ni để hỏi: “Bạch thầy! Bộ quần áo này thực sự là không thể mặc được, hay là chúng ta vứt bỏ đi ạ?”.
 
Phật Thích Ca Mâu Ni từ tốn chỉ bảo: “Con không thể nghĩ như vậy được. Sự quyên tặng của người nghèo là vô cùng đáng quý! Hãy mang đến cho ta mặc đi!”.

Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà để không nhầm lẫn
Không ít người nhầm tưởng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là một. Bởi khi nhắc tới hai vị Phật này, mọi người thường hay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “Nam Mô
 
Ananda cảm thấy hổ thẹn trong lòng, liền cùng với đệ tử khác của Phật Thích Ca Mâu Ni là Mục Kiền Liên mang bộ quần áo ra bờ sông giặt giũ. Không ngờ, chiếc quần vừa mới thấm nước thì cả sông đột nhiên sóng lớn cuộn trào mạnh mẽ, dâng cao. Mục Kiền Liên vội vàng vận thần thông đem núi Tu Di ra trấn áp (núi Tu Di được xem là vua của các ngọn núi theo quan niệm của Phật giáo). Nhưng vẫn không thể trấn áp được sóng cả, hai người đành phải vội vã trở về báo với Phật Thích Ca Mâu Ni.
 
Lúc này, Phật Thích Ca Mâu Ni đang ăn chay nên nhẹ nhàng cầm một hạt cơm lên và nói với hai người: “Nước sông dâng cuồn cuộn là bởi vì Long Vương khen ngợi người nghèo có tâm nguyện tận lực quyên tặng, cứu tế. Các ngươi hãy cầm hạt cơm này đi, nó có thể trấn trụ được sóng lớn!”.
 
Ananda cảm thấy kỳ quái liền hỏi: “Bạch thầy! Núi Tu Di cao lớn như vậy còn không trấn áp được sóng cả, một hạt cơm nhỏ bé như thế này làm sao có thể trấn áp được sóng lớn như vậy ạ?”.
 
Phật Thích Ca Mâu Ni cười và trả lời: “Các ngươi cứ cầm đi thử đi, rồi sẽ nói sau!”.
 
Ananda và Mục Kiền Liên nửa tin nửa ngờ cầm hạt cơm đi và ném xuống sông. Không ngờ, thoáng một cái mà cả con sông trở nên gió êm sóng lặng.
 
Hai người họ trong sâu thẳm thật sự không thể tưởng tượng nổi: “Chẳng lẽ sức mạnh của một tòa núi Tu Di mà không bằng một hạt cơm nhỏ bé sao?”. Sau khi trở về, hai người họ lập tức thỉnh giáo Phật Thích Ca Mâu Ni.
 
Phật Thích Ca Mâu Ni lúc này mới nói rõ: “Một hạt thóc ban đầu được gieo trồng, trải qua tưới tiêu nước, bón phân, thu hoạch, chế biến, buôn bán… Tức là phải trải qua đủ loại sức lực và nỗi vất vả mới có thể tạo thành một hạt gạo. Công đức mà một hạt cơm ẩn chứa là vô lượng (không tính đếm được). Cũng giống như vậy, đối với hai vợ chồng người nghèo kia, bộ quần áo là tài sản duy nhất của họ, là toàn bộ gia sản của họ. Tâm lượng mà nó ẩn chứa cũng là vô hạn.
 
Tứ Hải Long Vương hiểu được công đức của một hạt cơm và của bộ quần áo là to lớn như nhau, đều là do một niệm thành kính mà dẫn xuất ra, cho nên mới nhanh chóng nhượng bộ. Bởi vậy có thể thấy được rằng, chỉ cần một niệm thành kính thì một hạt cơm nho nhỏ hay một bộ quần áo rách cũng sẽ có sức mạnh lớn như một tòa núi Tu Di vậy!”.
 
Về sau, có người đem chuyện này viết thành một lời hát trong kinh Phật để cảnh tỉnh con người: “Phật quan nhất lạp mễ, đại như tu di sơn; nhược nhân bất liễu đạo, phi mao đái giác hoàn”, tạm dịch: Phật xem một hạt cơm to lớn như núi Tu Di, nếu như con người không hiểu đạo lý này thì sẽ phải mang lông đội sừng để hoàn trả. Mang lông đội sừng ở đây ý chỉ là làm kiếp trâu ngựa.

Bài học cuộc sống


Chúng ta, nhất là những người sống dựa trên sự tiện lợi của cuộc sống hiện đại chỉ biết quý vàng, bạc, châu báu,... nhưng lại lại lãng phí những thứ tưởng như rẻ tiền: cơm gạo, thực phẩm… Bởi vì họ cho rằng những thứ này rất dễ có được, vậy nên không cần phải quý tiếc, cứ thế tùy tiện lãng phí.
 
Tuy nhiên, nên biết rằng, lãng phí những thứ gì trong giới tự nhiên, thì càng sớm đánh mất phúc báo của mình. Ví dụ như nhiều người dùng nước công cộng và để mặc vòi nước chảy mà không quan tâm vì mình không mất tiền để trả, điện chỗ nào không phải của mình thì bật và dùng thoải mái, không lo nghĩ. Hoặc là khi đi dùng một bữa ăn không hết thì đổ bỏ đi, bởi họ nghĩ rằng chẳng đáng là bao... thì họ sẽ sớm nhận lấy quả báo lãng phí thức ăn mà mình đã tạo ra.
 
qua bao lang phi thuc an
 
 
Thực sự đây là quan niệm sai lầm khiến bạn nghèo mãi không ngóc đầu lên được. Đó là chưa kể đến dù bạn có giàu có đến mấy, lương thực được ăn, lượng nước được dùng trong một đời đều là có định số cả. Nếu không có phúc báo, thì có tiền cũng mua không được lương thực. 
 
Luật Nhân Quả không trừ một ai, khi hết phúc báo thì bạn sẽ dễ bị hạn chế việc ăn uống khi hết phần lương thực của mình, ví như bị ung thư vòm họng chẳng hạn, thì đồ ăn có ngon tới đâu, có đắt tiền tới đâu cũng không ăn nổi.
 
Nước dùng cũng như vậy, chớ nên nghĩ rằng nước ở đâu cũng có, nếu như đi đến những vùng sa mạc xa xôi, nơi đó muốn có nước để dùng thật sự là điều rất khó khăn. Vậy nên, lãng phí nước như vậy, đời sau chính là sẽ phải chuyển sinh đến vùng không có nước.

Nước rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Những người lớn lên ở vùng không có nước, thì sức khỏe bị ảnh hưởng, có nhiều trường hợp bị thiểu năng trí tuệ. Quả thận lưu trữ nước, có liên quan với trí thông minh của con người. Ở những vùng sông ngòi trù phú, nguồn nước dồi dào, thì có rất nhiều người thông minh. Vậy nên, lãng phí nước, cũng chính là đời sau sẽ thiếu trí tuệ.
 
Con người cần phải có tâm kính trọng đối với tự nhiên, nước, thực phẩm, cũng như tất cả những thứ mà con người dùng. Chúng đều là từ thiên nhiên ban cho con người, vậy nên cần phải biết quý trọng.

Người xưa đối với ngũ cốc thì có Thần ngũ cốc, nước có Thần nước, điều này chính là thể hiện sự quý trọng và biết ơn của người xưa đối với những gì mà thiên nhiên ban tặng.
 
Con người ta đến Trái Đất này, không tạo nên được gì cả, đều là dùng của tự nhiên, cái ăn cái mặc, đều là đến từ tự nhiên.
 
Vậy nên cần phải biết quý trọng. Con người hiện vẫn may mắn sống trong nghiệp lành, cho nên lương thực phẩm, nước uống đều rất rẻ mạt. Nhưng nếu như ác nghiệp đến, mùa màng thất thu, hoặc là hạn hán thiên tai, làm thế nào dùng tiền để đo lường giá trị của nước và thực phẩm này đây?
 
Không có vàng bạc châu báu thì vẫn không bị đói chết, nhưng nếu không có đồ ăn thức uống thì con người không thể tồn tại được. Vậy nên, hãy nhớ rằng, những thứ như thực phẩm, nước, rau củ nuôi dưỡng nên sắc thân con người, đều là Thiên Thượng ban cho, cần phải biết trân quý.

Tin cùng chuyên mục

X