Hồi quang phản chiếu là gì? Thực hư về sự tỉnh táo trước khi qua đời

Thứ Hai, 14/03/2022 12:01 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hồi quang phản chiếu là gì? Hiện tượng này có phổ biến trong cuộc sống? Các nhà khoa học và Phật giáo có lý giải nào liên quan đến hiện tượng này? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Hồi quang phản chiếu là gì?


Theo hệ thống tự điển Phật học, "Hồi quang phản chiếu" còn gọi là hồi quang biến chiếu, phản quang tự kỷ, sự minh mẫn cuối hay lời tạm biệt cuối. 
 
Cụm từ "Hồi quang phản chiếu" bắt nguồn từ kinh Phật. Trong đó, chữ “hồi” là quay lại, “quang” là ánh sáng, “phản” là trở lại, “chiếu” là soi sáng. Theo đó, cụm từ này có nghĩa là ánh sáng quay trở lại, soi rọi chính mình. 
 
Đây là hiện tượng một người đang bị bệnh nặng, cơ thể suy yếu bỗng trở nên tỉnh táo, khỏe mạnh, hoặc nói cười sảng khoái, có nhu cầu ăn uống. Hiện tượng này được ví với hình ảnh ngọn đèn trước khi tắt, ánh lửa tự nhiên rực sáng.

Thông thường người bệnh rơi vào trường hợp này thì khoảng hai tiếng đồng hồ sau sẽ tử vong.

Xem thêm: Âm gian của phương Đông và phương Tây có gì?
 
 
 

2. Câu chuyện về Hồi quang phản chiếu

 

Câu chuyện thứ nhất:

 
Một trường hợp được ghi nhận là của một phụ nữ 91 tuổi bị bệnh Alzheimer. Trong suốt 15 năm, người phụ nữ này đã rơi vào tình trạng vô thức và không nhận ra bất cứ ai. 
 
Vào một buổi tối, bà bắt đầu trò chuyện rất thân tình với con gái. Bà nói về nỗi sợ chết và những khó khăn mà bà đã trải qua với gia đình. Vài giờ sau đó thì bà đã qua đời.  
 

Câu chuyện thứ hai:

 
Trong một bài báo viết cho tạp chí Time, tiến sĩ y học Scott Haig đã mô tả sự phục hồi ý thức trước khi qua đời của David – một bệnh nhân trẻ tuổi mắc căn bệnh u não. 
 
Vài tuần trước khi mất, David không thể nói và hoạt động; chụp CT cho thấy não của anh bị khối u xâm lấn hoàn toàn; không thấy đại não ở đâu nữa. Nhưng vào đêm David qua đời, anh hoàn toàn tỉnh táo trong 5 phút để nói lời từ biệt với người nhà.
 
 
Haig nói: “Thứ đánh thức David dậy để nói lời từ biệt với gia đình không phải là đại não của anh ta. Đại não của anh ta đã bị hoại.

Khối u di căn không chỉ là chiếm cứ không gian; vừa ép lên đại não, vừa giữ cho đại não trông như không bị tổn hại gì; nhưng trên thực tế, nó đã thay đổi tổ chức của bộ não…đại não đã bị biến mất rồi”.
 
“Điều khiến bệnh nhân phục hồi chỉ là ý thức của anh ta; ý thức đó mạnh mẽ vượt qua đại não đã bị hư hoại. Đây là hành động cuối cùng của một người để an ủi gia đình”.
 

Câu chuyện thứ ba:

 
Một người phụ nữ Đức tên là Anna Katharina Ehmer (1895-1922) cũng được cho là có hiện tượng "Hồi quang phản chiếu". Ehmer là bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Hephata; cô bị khuyết tật tâm thần nặng và hầu như không nói được; không nhận biết được ngày đêm. 
 
Tuy nhiên, vào ngày Ehmer qua đời, mọi thứ đều thay đổi. Các bác sĩ và nhân viên đều không thể tin nổi khi Ehmer cất tiếng hát trong nửa tiếng đồng hồ; khuôn mặt từ vẻ đờ đẫn quen thuộc trở nên sinh động, thanh thoát. Sau đó cô lặng lẽ ra đi và khiến tất cả những người chứng kiến đều xúc động.
 

3. Giả thuyết 

 
Có giả thiết cho rằng khi một người chuẩn bị qua đời là bước sang thế giới khác, linh hồn của người đó sẽ rút dần khỏi thể xác, từ chân, bụng, tay, cuối cùng là trái tim và trí não.

Khi trí não nhẹ nhàng, an yên, không còn bị ảnh hưởng của vật chất, người đó có thể trở nên tỉnh táo và mạnh mẽ đặc biệt.
 
Có giả thiết lại giải thích về mặt tình cảm, nói rằng thời điểm cận kề cái chết là lúc con người ta khao khát sự sống nhất và muốn tạo những kỷ niệm vui vẻ cuối cùng với người thân, vì vậy mà hiện tượng này xảy ra.
 

4. Góc nhìn khoa học về hiện tượng này

 
Khoa học cũng có ghi nhận hiện tượng này, dù thật sự vẫn còn rất mơ hồ – về cả cơ sở lẫn khả năng chứng minh, lý giải.

Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng một người sắp chết do hôn mê, bệnh nặng… thường đã trải qua nhiều ngày trong trạng thái bất động, hầu như không có hoạt động, và điều đó giúp cơ thể được nghỉ ngơi, "tích cóp" năng lượng.
 
Phần năng lượng này tuy rất nhỏ nhưng vẫn là đáng kể so với tình trạng trước đó, và có thể được xem như một sự hồi phục, cải thiện rõ rệt. Nhờ đó, người này có thể tương tác với những người xung quanh, thậm chí ăn uống và đi lại.
 
Giả thuyết khác cũng được đưa ra với những người có vấn đề ở não, chẳng hạn tai biến hoặc có khối u trong não: Người này thường cũng ở trạng thái bất động vài ngày, không tiếp nhận thêm dịch vào cơ thể, và do đó giảm sưng ở não; và do giảm sưng nên người này có thể tỉnh táo hơn, tuy rằng sẽ lịm đi nhanh chóng do bệnh vẫn phát triển.
 
Alexander Batthyany, giáo sư khoa học tại Đại học Vienna, vẫn luôn theo đuổi nghiên cứu về vấn đề này. Ông tổ chức một cuộc khảo sát với 800 điều dưỡng viên, nhưng chỉ có 32 người phản hồi. 
 
32 điều dưỡng viên này chăm sóc tổng cộng 227 bệnh nhân bị chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer. Theo quan sát, họ thấy có khoảng 10% bệnh nhân đột ngột khôi phục trạng thái minh mẫn trong khoảng thời gian ngắn trước lúc qua đời.

Con số này cho thấy hiện tượng này rất hiếm xảy ra, tuy nhiên có trường hợp hiện tượng chỉ diễn ra trong 30 phút đến vài giờ cho nên rất có thể đã bị bỏ sót.
 
 
Một số chuyên gia chỉ ra: “Đối với một số bệnh nhân không thể duy trì sự sống; huyết áp sẽ về 0 trước khi chết; và hoạt động sóng não tức thời của họ có thể hoạt động mà không thể giải thích được. Mặc dù không có bằng chứng lâm sàng nào cho thấy những bệnh nhân này có nhận thức trước khi chết; nhưng kết quả cho thấy, các dây thần kinh trong trạng thái nguy cấp có thể phức tạp hơn so với nhận thức truyền thống”.
 
Theo Lương y Nguyễn Viết Kết (Trung tâm Nghiên cứu và Chăm sóc sức khỏe), hiện tượng này có thể được lý giải như sau:
 
Một số người bệnh trạng thái nặng, bệnh lâu ngày, cơ thể quá suy yếu đột nhiên tinh thần tỉnh táo, thân thể tự nhiên khỏe mạnh, hoặc nói cười sảng khoái, muốn ăn uống, gò má đỏ là dấu hiệu chính khí muốn thoát, bệnh tình nguy hiểm, đây là hiện tượng bừng tỉnh trước khi chết.

Y học cổ truyền gọi là hiện tượng “Hồi quang phản chiếu” hoặc “Giả thần”. Cũng như ngọn đèn trước khi tắt, ánh lửa tự nhiên rực sáng, hiện tượng người bệnh tự nhiên đột tỉnh cũng như thế. Thông thường người bệnh rơi vào trường hợp này thì khoảng hai tiếng đồng hồ sau sẽ chết.
 
Hoặc, hiện tượng này được lý giải như sau: Sự chết là bước vào một đời sống mới, các sinh lực từ trước vẫn hướng ra ngoài thì nay quay vào trong, linh hồn từ từ rút khỏi thể xác bằng một bí huyệt trên đỉnh đầu. Do đó, hai chân từ từ lạnh dần, rồi đến tay và sau cùng là trái tim.
 
Lúc này, người chết thấy rất an tĩnh, nhẹ nhàng không còn bị ảnh hưởng của vật chất. Khi linh hồn rút lên óc, nhiều người lúc sắp chết, hoặc tưởng rằng sắp chết, bỗng thấy cả cuộc đời họ hiện ra trước mắt, đầy chi tiết và tuần tự như một cuốn phim; nhưng cuốn phim của cả cuộc đời có thể chỉ kéo dài khoảng 2 phút. Hiện tượng này chính là “Hồi quang phản chiếu” (Memory projection).
 
Đây là một giây phút hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cõi bên kia. Sợi dây từ điện liên hệ giữa thể xác và thể phách sẽ đứt hẳn.

Đây là lúc người chết hoàn toàn hôn mê, vô ý thức để linh hồn rút khỏi thể phách và thể vía, bắt đầu lo bảo vệ sự sống của nó bằng cách sắp xếp lại từng lớp nguyên tử, lớp nặng bọc ngoài và lớp thanh nhẹ ở trong. Sự thu xếp này ấn định cõi giới nào vong linh sẽ đến.
 
Các nhà nghiên cứu còn cho biết, hiểu được hiện tượng này là gì sẽ hữu ích cho việc hỗ trợ điều trị lâm sàng. Ví dụ, bác sĩ người Áo Julius Wagner-Jauregg (1857 – 1940) chỉ ra rằng các triệu chứng rối loạn tâm thần đôi khi được giảm bớt do sốt cao.

Sau đó, ông đã sử dụng liệu pháp sốt để điều trị chứng mất trí nhớ tê liệt (còn được gọi là viêm màng não giang mai, một chứng rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng não) và giành giải thưởng Nobel về Y học.

Xem thêm: Bảy cửa ải phải vượt qua sau khi chết.
 

5. Hồi quang phản chiếu theo quan điểm Phật giáo

 
Trong khi các nhà khoa học đến nay vẫn chưa thực sự giải mã được hiện tượng bí ẩn này thì quan niệm của nhà Phật, hiện tượng này lại không khó lý giải.

Phật gia cho rằng vật chất và tinh thần là có tác động qua lại với nhau; và linh hồn của một người tồn tại hoàn toàn độc lập với thân thể.
 
Do đó, việc một người có thể hoàn toàn tỉnh táo trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời là do linh hồn của người đó làm chủ; nó không phụ thuộc vào tình trạng của thân thể vào lúc đó.
 
Với những Phật tử, cụm từ “Hồi quang phản chiếu” không quá lạ lẫm, bởi cụm từ này bắt nguồn từ kinh Phật.
 
Trong kinh Lăng Nghiêm, khi Đức Phật đưa tay lên hỏi ngài A-nan thấy không, ngài A-nan trả lời thấy. Rồi Phật để tay xuống hỏi ngài A-nan thấy không, ngài A-nan trả lời không thấy. Ngay đó Phật liền quở ngài A-nan là quên mình theo vật. 
 
Tất cả chúng ta từ người trí thức cho tới kẻ bình dân đều phóng sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đuổi theo sáu trần bên ngoài, luôn luôn phân tích, chia chẻ, tìm hiểu.
 
Mắt vừa thấy hình tướng thì nói thấy, khi hình tướng mất đi thì nói không thấy, đó là do chúng ta phóng ánh sáng của mình đuổi theo vật, hay nói cách khác là “Phóng quang chiếu ngoại”, đem cái tri giác hiểu biết của mình phóng ra ngoài để phân tích, chia chẻ sự vật. Vì vậy khi có sự vật thì tưởng như có mình, khi mất sự vật tưởng như mất mình. Đó là một mê lầm rất đáng thương.
 
Như vậy “Hồi quang phản chiếu” nghĩa là soi ánh sáng trở lại mình. Thay vì trước kia ta phóng ánh sáng ấy theo sáu trần, bây giờ dừng lại, nhớ sáu ánh sáng đó hiện hữu nơi sáu căn của mình, không theo sáu trần nữa, đó là hồi quang. Hồi quang tức là nhớ lại mình chớ không có gì lạ. Các thiền sư luôn nhắc chúng ta phải quay lại mình nhớ mình, chớ đừng nhớ cảnh.
 
Xem các bài viết khác: