Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Vì sao Phật giáo không tin vào đấng sáng thế?

Thứ Năm, 13/12/2018 10:31 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Phật giáo không tin vào đấng sáng thế và điều này đã được khẳng định khá rõ ràng vì Đức Phật tin rằng chỉ có chính con người mới kiểm soát cuộc sống của họ, tránh tâm lý phụ thuộc, buông xuôi.

Đối với thời điểm khủng hoảng hiện nay, con người sống với nhau đầy nghi hoặc và thiếu niềm tin vào nhau, đó là khi chúng ta quay lại với tín ngưỡng để mong được cứu rỗi. Có người tin vào một đấng thiêng liêng đặc biệt, và lời cầu nguyện của họ được đáp ứng. Nhưng những người theo Phật giáo lại khuyên răn hãy thôi xem Đức Phật là Thần linh cứu thế

Theo quan niệm nhà Phật thì là con người ai cũng như nhau, đều phải rèn luyện thân, tâm để có tấm lòng như Phật. Hơn nữa Phật cũng là người, chỉ là người đã tìm ra con đường giải thoát khỏi khổ nạn trước chúng ta mà thôi. Đặc biệt, theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế.

​​Xuyên qua nhiều thế kỷ, triết học Phật giáo đã trình bày các lập luận chi tiết bác bỏ học thuyết của một vị thần sáng thế. Nó sẽ được quan tâm để so sánh những việc này với những cách mà các triết gia phương Tây đã bác bỏ các thông tin chứng minh thần học về sự tồn tại của Đấng Sáng tạo.

Vì sao Phật giáo không tin vào đấng sáng thế


Quan điểm về Thượng Đế có cùng một nguồn gốc là sự sợ hãi. Đức Phật từng nói: "Vì sự sợ hãi bất an mà con người thần thánh hóa núi non, cây rừng, lăng miếu." (Pháp cú 188)
 
Đối mặt trước những thứ họ không thể làm gì như dịch bệnh, các hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, núi lửa luôn đe dọa mạng sống, con người chỉ còn biết nhờ dựa vào yếu tố tâm linh, chính con người đã tự tạo ra những tư tưởng thần thánh để tự an ủi bản thân trong hoàn cảnh khó khăn, có thể khơi dậy lòng can đảm khi họ lâm nguy. 

Đó là lý do Đức Phật dạy rằng ý niệm về Đấng thiêng liêng là do sự sợ hãi và thất vọng của con người mà có. Vì thế, chúng ta cần tìm cách buông bỏ những tham muốn để đón nhận mọi thứ một cách bình tĩnh thì sẽ sợ hãi sẽ tiêu tan. 

Ý niệm về đáng sáng thế không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của Đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu. 
 
Niềm tin về một đấng Sáng thế được đặt trong cùng thể loại như những quan điểm sai lầm về mặt đạo đức, đặt thân phận con người dưới sự an bài của đấng vô hình như là định mệnh tuyệt đối và không thể thay đổi.

Lý do thứ hai, trong khi các tôn giáo khác cố chứng tỏ rằng họ có Thượng Đế riêng nhưng Đức Phật không tin vào thần linh vì ở đó dường như không có một bằng chứng nào để xác tín cho ý tưởng ấy. Theo quan niệm của Phật giáo thì không nên phán xét, chỉ là đợi cho đến khi những chứng cứ đó được phơi bày.
 
Lý do thứ ba Phật giáo không tin vào đấng sáng thế không tin vào Thượng Đế, vì tin tưởng như thế không cần thiết. Có thể nhiều tôn giáo dựa vào hình ảnh đấng sáng thế để lý giải về nguồn gốc của vũ trụ. Một vài người tuyên bố rằng tin tưởng Thượng Đế là cần thiết để con người được cứu rỗi. Thực tế là có hàng triệu người không theo tôn giáo nào và có tư tưởng tự do, không đặt niềm tin nơi Thượng Đế mà vẫn có một cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa và hữu ích.  

Đức Phật bằng trải nghiệm của chính mình mà nhìn thấy rằng mỗi chúng sanh đều có khả năng tịnh hóa tâm hồn, phát triển lòng từ bi và hoàn thiện sự hiểu biết. Ngài đã gạt bỏ sự chú ý về thiên đàng và nhắc nhở chúng ta nên tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề của chúng ta qua sự hiểu biết của chính mình. 
 
Phat giao khong tin vao dang sang the
 
 

Đức Phật đã nói gì về nguồn gốc của vũ trụ 

 
Mọi tôn giáo đều có những chuyện huyền bí để giải đáp cho nguồn gốc của vũ trụ thế nhưng trong thời đại vật lý, thiên văn học và địa chất học, những điều huyền bí như thế sẽ bị những cơ sở khoa học đẩy lui. Khoa học đã giải thích nguồn gốc của vũ trụ mà không theo ý niệm của Thượng Đế. 
 
Bên cạnh đó Đức Phật giải thích về nguồn gốc của vũ trụ khá tương đồng với quan điểm khoa học. Trong Kinh Trường A-Hàm, Đức Phật mô tả vũ trụ bị hoại diệt và rồi tái tiến hóa thành hình dạng hiện nay vô số triệu năm. Cuộc sống sơ khai hình thành từ những sinh vật có dạng đơn giảng đến dạng phức hợp trên mặt nước trải qua vô số triệu năm. Tất cả những tiến trình đó không có khởi đầu và kết thúc, và được vận hành theo những nguyên lý tự nhiên. 
 
Nền y học trước đây chưa phát triển, người ta không biết đâu là nguyên nhân gây ra bệnh và tin rằng Thần linh hay Thượng đế tạo ra bệnh tật để trừng phạt con người. Ngày nay chúng ta đã biết được lý do nào gây ra bệnh và khi đau bệnh chúng ta uống thuốc. 
 
lieu dang sang the la co thuc
 
 

Không tin vào đáng sáng thế thì Phật giáo tin tưởng điều gì?


Theo quan niệm Phật giáo thì chỉ tin vào con người. Mỗi con người là cao quý và quan trọng, rằng tất cả đều có một tiềm lực để thành một vị Phật - một con người toàn hảo. Đó là lý do con người sống ở cõi này để học cách vượt thoát được vô minh, những điều phi lý và thấy được mọi sự vật đúng như thật.
 
Vì tin tưởng vào một đấng Sáng thế Brahma mà hằng nghìn năm xã hội Ấn Độ đã duy trì sự phân chia bốn giai cấp, gây nên sự chia rẽ trầm trọng, mỗi giai cấp đều tùy thuộc vào ý chí của đấng Phạm thiên, cố định vị trí nơi thân của Phạm Thiên: giai cấp Bà La Môn (Brahman) được cho là con chính thống của Phạm thiên, sinh ra từ miệng Phạm thiên là chủng tánh tối thượng an hưởng cuộc đời sung sướng; giai cấp Sát Đế Lỵ.

- Giai cấp hoàng tộc (Kshastriya) sinh ra từ cánh tay Phạm thiên thay mặt cho Phạm thiên nắm giữ quyền hành thống trị 

- Giai cấp Vệ Xá (Vaisya) được cho là sinh ra từ bắp vế Phạm thiên, là giai cấp thương gia, nông phu và thợ thuyền phụ trách về kinh tế;

- Giai cấp Thủ Đà La (Sùdra) được cho là sinh ra từ gót chân của Phạm thiên được cho là hạng bần cùng hạ tiện, và chỉ làm nô lệ suốt đời cho các giai cấp trên.
  
Với sự tin tưởng hão huyền này đã gây nên sự cuồng tín, không khoan dung, nâng cao tự ngã; thông thường hay gây ra sự căm thù và những bạo lực khi người khác không có cùng niềm tin và quan điểm với mình.
 
Phật giáo được xem như là “chủ nghĩa vô thần” đối với những người có tư tưởng độc lập hay những nhà Hữu thần, chỉ vì Phật giáo không tin tưởng vào một đấng sáng tạo, toàn năng và vĩnh cửu, đúng hơn đó là sự sáng tạo từ ý tưởng con người. 
 
Mặc dù Phật giáo được xem như là một tôn giáo, tuy nhiên lý thuyết, triết học và sự thực hành của nó vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo; Phật giáo đặt con người làm mục tiêu thể nghiệm sự khổ đau và sự giải thoát khổ đau ngay trong đời sống thay vì khái niệm hão huyền về một đấng Sáng thế toàn năng và vĩnh cửu.

Sáu cõi luân hồi và các cảnh giới Thánh hiền thanh tịnh đủ để chứng minh rằng quan điểm của Phật giáo không phải là sự hủy diệt hoàn toàn sau khi chết, mà là sự thay đổi không ngừng. Mỗi chúng sinh là một đấng sáng tạo muôn vẻ cho chính mình xuyên qua sự vô hạn của kiếp luân hồi.

Xem thêm: Hiểu về luân hồi không để đi tìm quá khứ mà để tìm ra lẽ thật của kiếp người
 
Theo Phat giao con nguoi tu kiem soat va tao ra tat ca
 

Nguồn gốc của con người


 
Theo đạo Phật con khỉ chỉ là một loài động vật cao cấp gần giống như con người. Nếu lấy con người làm tiêu chuẩn thì con khỉ chỉ là con khỉ mà thôi, chứ không thể tiến hoá làm con người được, chỉ có nghiệp lực của con khỉ, khi con khỉ chết nó sẽ tiếp tục luân hồi tái sanh làm người.
 
Đừng hiểu rằng con người chết là sẽ tiếp tục sanh làm con người nữa, hiểu như vậy là không đúng luật nhân quả.  loài người là khỉ vượn. Đó là cái hiểu sai của các nhà khoa học.
 
Muốn gây tạo giống con người thì phải có môi trường thích hợp với con người. Chính các duyên của con người, chứ chưa có các duyên của con người thì không thể nào gây tạo giống con người được, cho nên thuyết tiến hóa từ con vật thành con người thì mơ hồ, trừu tượng không chính xác. Bởi phần sắc uẩn của con người đầy đủ hơn loài động vật, nhất là sự cấu tạo bộ óc của con người về tế bào não phần sử dụng về tinh thần tưởng uẩn và thức uẩn thì loài khỉ vượn không thể có được.
 
Loài khỉ vượn không có trí tuệ thông minh như con người, nó thường sống theo bản năng tự nhiên thường bắt chước loài người hơn là sáng tạo phát minh như con người. 
 
Vì cấu trúc cơ cấu cơ thể của loài người, tuy có giống như loài khỉ vượn, nhưng hoàn toàn không giống hẳn, có những chỗ còn sai khác, vì thế con người không thể dùng sức mạnh để bảo vệ sự sống như loài mãnh thú, cũng không thể trốn chạy chuyền nhảy nhanh nhẹ như loài khỉ vượn hươu nai được.
 
Loài người bảo vệ sự sống bằng trí tuệ thông minh của mình, nên thường phát minh và sáng tạo đều do bộ óc, đó là điều cần thiết của loài người mà các loài động vật khác không thể có được, cho nên loài khỉ vượn là thủy tổ của loài người là mơ hồ trừu tượng.
 
Luật nhân quả đã xác định mọi tiêu chuẩn của mọi loài chúng sanh, nếu chúng sanh sống và tạo những tiêu chuẩn đó thì sẽ sanh làm loài vật đó, chứ không phải tiêu chuẩn đó mà làm loài vật khác được, có nghĩa là loài động vật đó sống thiện ở cấp độ thiện đó sẽ sanh làm loài chúng sanh đó, còn ngược lại sống ác ở cấp độ ác đó thì sẽ sanh làm loại chúng sanh đó.

Làm chủ sanh, già, bệnh, chết là làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân quả là làm chủ mọi sự đau khổ và chấm dứt tái sanh luân hồi. Chấm dứt tái sanh luân hồi tức là giải thoát ra khỏi thân nghiệp.

Như lời Phật dạy:
 
"Không ai có thể cứu giúp được ta ngoại trừ chính ta.
Không ai có thể và không ai có thể làm được.
Chính ta phải bước vào con đường này.
Chư Phật chỉ là người dẫn đường."
 
(Kinh Pháp Cú 165)

Minh Minh (Tổng hợp)
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X