3 đặc tính của người có mệnh thành Phật, được Phật ĐỘ nhiều kiếp, sống an lành và hạnh phúc

Thứ Tư, 12/06/2024 08:56 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ai cũng đều có thể thành Phật, vì tất cả mọi người đều có Phật tánh. Vậy đặc tính của người có mệnh thành Phật là gì? Mời bạn tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Thành Phật nghĩa là gì?

 
 
Nếu mục tiêu của cuộc đời bạn là hạnh phúc lâu dài cho bản thân và người khác thì việc nỗ lực hướng về mục tiêu ấy một cách thực tế là điều có ý nghĩa và hợp lý nhất.
 
Dù vật chất có thể mang lại chút ít hạnh phúc, nhưng cội nguồn của hạnh phúc chân thật chính là đạt được sự an yên trong tâm mình. Khi đã phát triển trọn vẹn khả năng và khắc phục mọi khiếm khuyết thì ta sẽ trở thành Phật, là cội nguồn hạnh phúc không chỉ riêng cho bản thân, mà cho tất cả mọi người.
 
Ai cũng đều có thể thành Phật, vì tất cả chúng ta đều có những yếu tố đầy đủ bên trong để giúp mình đạt được mục tiêu ấy. Tất cả mọi người đều có Phật tánh.
 
Phật giáo nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều có thể thành Phật, nhưng thành Phật có nghĩa là gì? Người thành Phật là người đã hoàn toàn loại trừ tất cả các khiếm khuyết, sửa sai mọi thiếu sót và chứng ngộ mọi tiềm năng.
 
Ngay từ đầu, họ cũng giống như ta, là chúng sanh phàm trần, gặp nhiều khó khăn trong đời sống chứ không phải là một thế lực thần thánh siêu nhiên, không có thật nào.
 
Vì họ đã từng vô minh về thực tại, có những vọng tưởng phi thực tế mà lại tin vào chúng, nên khó khăn tiếp tục xảy ra ngoài vòng kiểm soát của họ, và kết quả là sinh ra nhiều phiền não và hành vi bốc đồng.
 
Tuy nhiên, tự bản thân họ đã nhận thức rằng đó là những vọng tưởng không phù hợp với thực tế, và nhờ có quyết tâm mạnh mẽ để thoát khỏi nỗi khổ mà tâm vô minh đã tạo ra, nên cuối cùng, họ không còn tin tưởng vào những ảo tưởng trong tâm nữa. Nhờ vậy mà họ không còn phiền não và chấm dứt mọi hành vi bốc đồng.
 
Nhờ sức mạnh của lòng từ bi mãnh liệt hướng về tất cả, cùng tâm nguyện phổ độ tất cả chúng sinh mà sự thấu hiểu về thực tại của họ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Họ thấy rõ, không một chút trở ngại nào, rằng tất cả các pháp tồn tại đều tương quan và phụ thuộc lẫn nhau.
 
Nhờ thành tựu này mà họ đạt được giác ngộ và trở thành Phật. Thân tâm và khả năng truyền đạt tư tưởng của họ đã vượt qua mọi giới hạn. Giờ đây, họ có thể phổ độ tất cả chúng sinh một cách tối đa và thiết thực, nhờ hiểu rõ mỗi một chúng sinh sẽ có được lợi lạc gì từ bất kỳ sự giáo hóa nào.
 
Nhưng ngay cả Phật cũng không toàn năng. Phật chỉ có thể tạo ra tác động tích cực đối với những người cởi mở, chấp nhận lời khuyên của ngài, và những ai theo đúng lời dạy.
 
Đức Phật nói rằng tất cả chúng sinh đều có thể đạt được điều mà ngài đã thành tựu, tất cả đều có thể thành Phật. Đó là vì chúng ta đều có yếu tố cơ bản để hỗ trợ cho mình. Yếu tố này chính là “Phật tánh”.
 
Bởi vì ai cũng có chất liệu để thành Phật, nên chỉ cần có động lực và nỗ lực bền bỉ là sẽ đạt được thành tựu giác ngộ. Sự tiến triển không bao giờ là con đường thẳng: có ngày thì khá hơn, có ngày thì tệ hơn; đường đi đến Phật quả thì dài và không dễ dàng, nhưng nếu càng tự nhắc nhở bản thân về những yếu tố Phật tánh thì ta sẽ càng tránh xa sự thối chí hơn. 
 

2. Nguyên tắc để được thành Phật

 
 
Một người muốn thành Phật, thì phải trải qua 3 nguyên tắc tu tập. Nếu không hoàn thành 3 nguyên tắc này thì người đó dù ở địa vị nào hay ở cấp bậc nào cũng sẽ không bao giờ được thành Phật.
 
Ba nguyên tắc đó là: Tự giác tự độ, Giác tha độ tha và Hạnh giác ngộ giải thoát viên mãn. Ba nguyên tắc này đọc qua ai cũng đều cho là quá tầm thường, nhưng nếu quán chiếu lại mình, nghĩa là phản tỉnh lại tâm hồn của mình thì ba nguyên tắc này không dễ gì thực hiện nếu họ muốn thành Phật.
 
Trên phương diện tự giác tự độ, người tu tập phải xóa sạch những cặn bã phiền não chướng và sở tri chướng do tư hoặc và kiến hoặc gây tạo từ vô lượng kiếp về trước trong tâm thức A Lại Da của hành giả. 
 
Nếu hành giả đã không xoá sạch theo công thức của đức Phật chỉ dạy mà lại còn thu vào đầy đặc những thứ ô nhiễm của ngũ trược ác thế nơi cõi này thì chứng tỏ hành giả không thể nào hoàn thành tự giác tự độ được. Thế thì nguyên tắc căn bản giác tha độ tha của hành giả lại không thể nào thực hiện, cho nên con đường đi đến thành Phật đối với hành giả thật vô cùng mù mịt xa thẳm.
 
Như thế, hành giả muốn thành Phật chỉ còn có con đường vãng sanh Tịnh Độ để hoàn thành ba nguyên tắc tự giác tự độ, giác tha độ tha và hạnh giác ngộ giải thoát viên mãn. 
 
Chúng ta cảm thấy mình bất lực trên con đường tự lực cô đơn, thì phải chuyển qua con đường tha lực gia hộ của các vị Bồ Tát hộ trì, nhất là Bồ Tát Quán Thế  m mà chúng ta đã từng giao cảm. Tóm lại chúng ta muốn thành Phật chỉ còn đi con đường vãng sanh Tịnh Độ là dễ dàng nhất và bảo đảm hơn.
 

3. Đặc tính của người có mệnh thành Phật

 
 
Khi đạo Phật nói đến việc cứu độ tất cả chúng sinh, có hai câu: “Thuốc có thể chữa khỏi bệnh, Phật có thể cứu độ những người có duyên được cứu độ”.
 
Đức Phật dạy rằng mọi hành động đều vô thường, do duyên phận gây ra và vạn vật đều sinh khởi. Cũng vậy, việc học Phật và tu tập cũng không thể tách rời khỏi nhân quả. Một thân an nhàn, một cuộc sống bình yên là lý do để chúng ta tu tập, nhưng nếu chúng ta không có mối liên hệ với Đức Phật, thì sẽ không có cơ hội được nghe lời dạy của Đức Phật.
 
Vì vậy kinh Phật thường nói: “Đức Phật không thể chuyển hóa những người không có mối liên hệ.” Người có mối liên hệ sâu xa với Đức Phật, mang mệnh thành Phật thường có bốn đặc tính này.
 

3.1 Người hiếu kính với cha mẹ có thể thành Phật

 
Cốt lõi của đạo Phật nằm ở chữ “hiếu”. Trong nhà Phật, có rất nhiều kinh nói về chữ hiếu. Không luận là người tại gia hay xuất gia, đều được Đức Phật dạy cho biết cách hiếu thuận.
 
Lời Phật dạy về chữ hiếu không phải là những câu kinh lớn lao, nó giản đơn thuần hậu, nhưng lại vô cùng sâu sắc. Đạo hiếu cũng là phẩm hạnh mà Phật giáo đề cao nhất ở người Phật tử: “Tu đâu cho bằng tu nhà – Thờ cha kính mẹ mới là đi tu”.
 
Như chúng ta đã biết, khi Đức Phật nhập diệt, Ngài đã cảnh cáo các thế hệ đệ tử tương lai phải “lấy giới làm thầy”. Và nếu chúng sinh có thể hiếu thảo với cha mẹ, thậm chí coi tất cả chúng sinh như cha mẹ, thì người đó sẽ tự nhiên có thể ngăn chặn các điều ác và giữ giới luật trong sạch và viên mãn.
 
Phật ra đời là để khai mở sự thấy biết này cho chúng sanh, trước khi khai mở tuệ giác giải thoát. Nói cách khác, Phật dạy cho chúng sanh hiếu thuận với cha mẹ trước, để làm tròn bổn phận con người trước rồi mới dạy cho pháp giải thoát.
 
Chữ hiếu có nhân quả hay không? Thưa là có. Hành động của chúng ta với cha mẹ mình hôm nay sẽ là tấm gương phản ánh cuộc sống của chúng ta khi về già. Nếu nhân quả kiếp này chưa báo, thì kiếp sau nhất định sẽ nhận. Lời Phật dạy về chữ hiếu khẳng định rằng: trong tất cả các tội của người, bất hiếu là tội nặng nhất. Hiểu được điều này, mỗi người chúng ta phải biết tôn kính mẹ cha.
 
Đạo Phật vô cùng đề cao lòng hiếu thảo của con người. Sự hiện diện của cha mẹ trong chánh điện giống như có hai “Phật sống” sống trong nhà. Khi Đức Phật nhập diệt, công đức phụng dưỡng cha mẹ cũng tương tự như công đức cúng dường Đức Phật. Chỉ những người có căn lành lớn lao và có mối liên hệ sâu xa với Đức Phật mới có thể làm được điều này.
 

3.2 Người chăm chỉ niệm Phật và tu Phật

 
Phật vô xứ bất tại, tu Phật không ở vẻ bên ngoài mà cốt ở trong tâm. Người trong tâm luôn có Phật, sống đẹp theo tư tưởng của Phật chính là có duyên với Phật, mang mệnh có thể thành Phật.
 
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu tất cả chúng sinh nhớ đến Phật và niệm Phật thì nhất định sẽ thấy được Phật hiện tại và tương lai. Đức Phật không ở đâu xa”.
 
Người nào hằng ngày thành tâm niệm câu Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật” liên tục thì cũng có nghĩa người đó là một vị Bồ Tát cứu cả gia đình, cả dòng họ và những chúng sanh khác thoát những tai ương, kiếp nạn xảy đến.
 
Hơn thế nữa, họ mãi mãi gieo mầm đạo vào tâm chúng sanh khiến cho tất cả đều tín niệm câu Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật” và phát nguyện cầu vãng sanh Tịnh Độ dứt hẳn luân hồi.
 
Chúng ta nhất định phải hiểu rõ rằng người đời sống trong thế gian này thân thể rất yếu đuối, sinh mạng rất ngắn ngủi, một khi mất thân người thì đọa vào ác đạo. Nghĩ đến đây, lòng thấy sợ hãi. Nếu không đọa ác đạo, còn có thể thành Phật cũng chỉ nhờ vào một câu Phật hiệu này.

Xem thêm: 4 kiểu người không cần bái Phật vẫn tự kết Phật duyên là những ai?
 

3.3 Người biết kiềm chế bản thân

 
Đức Phật dạy tất cả các pháp đều cứu độ tất cả tâm, nhưng tất cả chúng sinh đều phải tự mình làm công việc “tu tâm”. Đức Phật đã tìm ra con đường giải thoát tối thượng và giảng dạy cho thế gian, dù Đức Phật có ba thân, bốn trí, năm mắt và sáu lực, nhưng Ngài không thể thay người khác mà thành Phật.
 
Hãy thử tưởng tượng, nếu Đức Phật có thể thành Phật thay cho tất cả chúng sinh, tại sao lại không trực tiếp ban Phật quả cho tất cả chúng sinh? Như câu nói: “Người biết tự cứu mình là người có duyên.”
 
Kinh dạy rằng: “Tất cả chúng sinh đều có trí tuệ và đức hạnh của Như Lai, nhưng vì vọng tưởng và cố chấp nên không thể thành tựu được.” Phật là người quá khứ, con người là Phật tương lai. Phật tánh, làm sao có chúng sinh không có Phật tánh?
 
Đức Phật khuyến khích mọi người hãy nên giảm bớt ham muốn quá đáng, tham cầu trong khả năng của mình, biết tiết độ trong mọi nhu cầu để có sự an lạc thảnh thơi, mà không bị những lo lắng, thất vọng, sợ hãi…làm mình phiền não khổ đau.
 
Tâm mong cầu, tham muốn các dục là động lực thúc đẩy con người tích cực làm việc để có đời sống ổn định. Vì thế sự tham muốn, mong cầu về các dục khiến cho con người khổ não nhiều hơn là an vui.
 
Khi chúng ta tham muốn điều gì cũng mang đến niềm vui, hạnh phúc cho chính mình, chẳng hạn như ta cảm thấy thích thú khi ăn ngon mặc đẹp; sung sướng khi ở nhà cao cửa rộng; thoải mái khi đầy đủ các tiện nghi; vui vẻ hạnh phúc khi có vợ đẹp con xinh, và được quyền cao chức trọng, có nhiều tiền của, kẻ hầu, người hạ…