Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Lời Phật dạy: Tu đủ lục độ để sống đời an lạc, hưởng mọi phúc báo

Thứ Tư, 08/11/2017 09:40 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chư Phật Bồ tát phổ độ chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh tới con đường đúng đắn, xa rời vô minh, tìm thấy hạnh phúc. Lục độ là 6 lời Phật dạy để tu tâm dưỡng tính, thân tâm an lạc, nên học để tự chấn chỉnh bản thân và giúp đỡ những người xung quanh.

Loi Phat day - Tu du luc do de song doi an lac, huong moi phuc bao
 

1. Bố thí

 
Đứng đầu trong tu lục độ là độ bố thí, người học Phật hướng Phật phải hiểu được bố thí. Bố thí này không để cho mình mà để cho người, bố thí có tâm, không đòi hỏi đền đáp, không mong cầu lấy lại. Bố thí không cần hóa duyên, không cần khuyến giáo, nhìn thấy người khó khăn thì trợ giúp tùy duyên. 
 
Bố thí có thể loại bỏ lòng tham, bởi vì tham nên mới giữ, nếu mở lòng, không còn tham lam luyến tiếc mà cho người, mà bố thí vô tư, trợ giúp vô tư ấy là học được độ thứ nhất trong những lời Phật dạy. Bố thí cho người nhưng phúc báo cho mình, đó là loại ơn nhân quả đến tự nhiên, không cưỡng cầu, ta làm vì ta muốn như vậy, ta thấy như vậy là cần thiết chứ không phải là để mong được nhận lại. Nếu bố thí gượng ép thì chính là điều tưởng nhỏ mà không nhỏ, điều gây tổn hại phúc đức.
 

2. Trì giới

 
Trì giới tức tuân thủ quy củ, không làm việc ác, tích cực hành thiện. Điều này cũng tương tự như bố thí, bố thí là tận lực trợ giúp người, cũng chính là hành thiện tích đức. Trì giới thì bố thí mới trọn vẹn, bởi nếu sau khi bố thí mà đi phóng hỏa giết người thì bố thí vô dụng. 
 
Nếu nói cướp của người giàu chia cho người nghèo, đánh giết kẻ có tiền để chia cho kẻ khó khăn, đó là không thể. Một việc ác không thể là tiền đề của một việc thiện, tất cả đều phải tận lực tránh xa ác nghiệp, sai thì sửa, chính niệm phát quang chứ tuyệt đối không phải bạo lực. 
 
Nắm giới chính là tuân thủ quy củ, tuân thủ pháp luật, trong gia đình không nên cùng người thân cãi vã; ngoài xã hội phải giữ gìn nguyên tắc, không gây trở ngại cho người khác. 
 

3. Nhẫn nhịn

 
Nóng giận là nguồn cơn của sân hận, độ thứ 3 theo triết lý Phật giáo là nhẫn nhịn có thể hóa giải. Học một điều thôi, có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành, nhu hòa, kiềm chế bạo tính, tu được chữ nhẫn, việc nhẫn được mà nhẫn là bình thường, việc không nhẫn được mà nhẫn ấy mới là tu. Hãy học Phật Di Lặc, bụng to miệng cười tươi tắn, tấm lòng quảng đại rộng rãi, không bao giờ cau có, đó chính là cảnh giới cao nhất của nhẫn.
 
Học theo Phật Di Lặc công phu này không có nghĩa là lúc nào cũng treo trên miệng nụ cười, giả dối không thật lòng, bụng đầy oán giận mà thể hiện bên ngoài lại khác, đó không phải nhẫn. Bất luận trong trường hợp nào đều chân tâm, không đeo mặt nạ, không cần cố gắng mà vẫn nhẫn được, ấy là diện mạo đích thực của tín đồ đạo Phật. 
Phật không nói dối, người hướng Phật không nói dối, thẳng thắn với tâm tư của mình. Tu nhẫn không phải là luyện vẻ mặt giả tạo mà là kiềm chế tính nóng của bản thân, luôn giữ được thiện tâm và những hành động chuẩn mực. Nhẫn này xuất phát từ nội tâm, từ sự phóng khoáng hiểu biết và chừng mực của mình. 
 

4. Tinh tiến


triet ly Phat giao
 
Con người sống ở trên đời sợ lười biếng, vì lười sinh tính ỷ lại vô năng, vô minh. Người tu hành Phật pháp phải có tinh thần tinh tiến, đọc kinh niệm Phật, bái Phật hàng ngày thôi chưa đủ, trong lòng lúc nào cũng phải có sự tiến lên, không nhác lười, không thụ động, không dối gạt chính mình.
 
Đối với mình lúc nào cũng cung kính và chân thật như đối với Phật, đó là tinh tiến. Miệng miệm Phật, tay dâng hương nhưng vừa quay đầu là làm việc ác, là mắng ngươi tạo nghiệp thì không phải là tinh tiến, chỉ là đồ giả. Mỗi ngày phải học hỏi thêm được điều mới, hôm nay phải thiện hơn, trí hơn hôm qua và ngày mai sẽ tu thêm được nhiều hơn hôm nay. 
 

5. Thiền định

 
Tại sao trong Phật giáo rất coi trọng phương pháp và tác dụng thiền định? Bởi tinh thần tán loạn, lãng phí nhiều tâm tư, tập thiền có thể loại bỏ tạp loạn, trầm tĩnh để sinh trí tuệ. Có trí thì không làm chuyện ngu ngốc, càng ngày càng tinh tiến, hướng tới những điều tốt đẹp, có trí thì xóa bỏ vô minh, bài trừ tham lam sân hận. 
 
Thiền định còn thải trừ buồn phiền, tĩnh tâm tĩnh thân, đưa con người vào cõi hư vô trong chốc lát để tự phản tỉnh chính mình. Người thiền định lâu ngày sẽ hiểu được nhẫn, biết tinh tiến, biết trì giới, sẽ có lòng bố thí và quan trọng nhất là bồi dưỡng được trí tuệ.
 

6. Trí tuệ

 
Muốn có trí phải được Bát Nhã, Bát Nhã chính là trí tuệ. Tại sao có kẻ phạm tội? Vì kẻ đó quá ngu si nên khi hành động đã lầm đường lạc lối. Hãy để trí tuệ dẫn đường, hãy để thiện tâm dẫn lối. Thiện mà không trí thì thiện vô năng, tinh tiến mà không trí thì tinh tiến vô dụng. Đối với giáo lý nhà Phật thâm sâu, thiền định chính là phương pháp để bồi dưỡng trí, cũng là con đường dẫn tới Phật Pháp nhiệm màu.
 
Tu Lục độ là 6 phương tiện đưa con người thoát khỏi mê muội, đến với thế giới Phật pháp nhiệm màu, xa rời những khổ đau tầm thường, hoàn thiện cuộc sống của chính mình. Lời Phật dạy không dài nhưng ý nghĩa lớn, mong rằng mọi người có thể hiểu và thấm nhuần, tự soi mình và hành động. 
  
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X