(Lichngaytot.com) Vì học Pháp luân công là miễn phí, chữa được bệnh nên rất đông đảo người dân theo học nhưng không phải ai cũng hiểu Pháp luân công là gì?
1. Pháp luân công là gì?
Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công hay Pháp Luân Tu Luyện Đại Pháp là một phương pháp tu luyện cả thân và tâm có nguồn gốc từ xa xưa, được công bố ra công chúng bắt đầu tại Trung Quốc vào năm 1992.
Hình thức tu luyện thực hành những bài tập động tác nhẹ nhàng (năm bài tất cả), dễ dàng thực hiện và lan truyền cho nhiều người. Trọng tâm đặt vào trau dồi tâm tính qua học đạo lý Chân Thiện Nhẫn, gọi là tu tâm tính.
Là một phương pháp tu luyện được Sư Phụ Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, sau đó Sư phụ giảng Pháp trong hai năm. Từ đó Pháp Luân Đại Pháp tiếp tục phát triển rộng chủ yếu thông qua truyền miệng. Học viên, thể hiện sự tôn trọng theo truyền thống Trung Quốc, thường gọi ông là Sư phụ.
2. Vì sao Pháp luân công chữa được bệnh?
Nhiều thông tin cho rằng Pháp luân công kỳ diệu, chữa được nhiều bệnh tật, thậm chí có người bị ung thư cũng khỏi. Vậy thực hư của việc này thế nào, Pháp luân công là gì mà có năng lực siêu phàm đến vậy? Thực tế, khi bạn hiểu rồi sẽ nhận ra sẽ không có gì là phản khoa học hay là vấn đề gì quá cao siêu cả.
Pháp luân công đơn giản môn tập dùng nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Nó bao gồm các bài giảng về đạo đức, một bài tập thiền và bốn bài tập nhẹ nhàng giống như thái cực quyền và được biết đến trong văn hóa Trung Quốc như là “khí công”. Khí công là cách thức thực sự độc đáo và đầy thú vị để cải thiện sức khỏe và tình trạng thân thể con người.
Cốt lõi của Pháp Luân Công là các giá trị Chân, Thiện và Nhẫn. Pháp Luân Công dạy rằng đó là những đặc tính gốc rễ nhất của bản thân vũ trụ, và lấy đó làm chỉ dẫn cho luyện tập và trong cuộc sống thường ngày.
Được biết, một số học viên đã từng bị những bệnh khó hoặc không chữa được, hoặc các trường hợp mà không thể chẩn đoán được bằng kỹ thuật y tế hiện đại. Một số bệnh nhân cũng đã được bệnh viện thông báo là bị bệnh nan y chờ chết. Tuy nhiên, thông qua việc tập Pháp Luân Công, nhiều người trong số họ đã hồi phục một cách thần kỳ.
Thực tế, thuốc tốt trên đời này, mỗi một loại thuốc chỉ có thể chữa một loại bệnh, còn thuốc tốt của tâm linh, trí tuệ và từ bi thì có thể chữa trị tất cả mọi đau khổ.
Bản chất hầu hết các bệnh tật của chúng ta nguyên nhân là do stress mà ra, vì thế khi áp dụng Pháp Luân Công bao gồm bài thực hành một bài thiền và bốn bài thái cực quyền thì tâm ta trở nên thanh tịnh, cũng giống như cách thực hành Thiền đơn giản tự chữa bệnh cho mình ngay tại nhà mà ai cũng có thể làm được. Vì thế, việc chữa bệnh nhờ Pháp Luân Công không có tính cao siêu hay màu nhiệm như mọi người vẫn tưởng, lợi ích nó mang lại giống như việc thực hành Thiền định mà thôi.
Con người vẫn hay than phiền không thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, nhưng kỳ thực, trước giờ nó vẫn ở sâu trong lòng, bạn không cần phải tìm kiếm. Chỉ cần bạn có thể giữ tâm bất động, không “vì dục vọng mà cực khổ, bận rộn suốt cả ngày” thì tự nhiên sẽ cảm nhận được sự tồn tại của nó.
Có những nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta làm việc không hề gây ra stress hay căng thẳng nào cả, mà chính nỗi lo trong từng việc mình làm mới khiến bản thân trở nên kiệt sức sau một ngày làm việc. Vì thế, chỉ cần giải tỏa nỗi lo là chúng ta đã không còn phải nghĩ tới bệnh tật.
Có những nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta làm việc không hề gây ra stress hay căng thẳng nào cả, mà chính nỗi lo trong từng việc mình làm mới khiến bản thân trở nên kiệt sức sau một ngày làm việc. Vì thế, chỉ cần giải tỏa nỗi lo là chúng ta đã không còn phải nghĩ tới bệnh tật.
Thế giới mà bạn đang nhìn thấy, chỉ là phản ứng của nội tâm. Trong lúc tâm trạng cởi mở, nhìn thấy ai cũng là bạn bè thân thiết, còn khi đang buồn bực, đi đâu cũng chỉ thấy những khuôn mặt đáng ghét.
Thậm chí, khi bạn biết cách thực hành Thiền còn có thể vượt qua nỗi đau thậm chí là đau đớn tới tột cùng. Khi tâm bình an, đón nhận niềm vui ngay hiện tại, trong lòng bạn ngập tràn sự yên vui, thì đi đến đâu cũng đều là hoan hỷ tự tại, khi trong tâm tràn đầy trí huệ thì một cành hoa, cọng cỏ cũng khiến bạn thấy được chân lý.
Thậm chí, khi bạn biết cách thực hành Thiền còn có thể vượt qua nỗi đau thậm chí là đau đớn tới tột cùng. Khi tâm bình an, đón nhận niềm vui ngay hiện tại, trong lòng bạn ngập tràn sự yên vui, thì đi đến đâu cũng đều là hoan hỷ tự tại, khi trong tâm tràn đầy trí huệ thì một cành hoa, cọng cỏ cũng khiến bạn thấy được chân lý.
3. Pháp luân công có liên quan gì đến Phật giáo
Đối chiếu so sánh với kinh sách của Tam giáo (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo) và các kinh sử trước tác nổi tiếng hàng nghìn năm qua thì không có Pháp môn nào là Phật gia mà Phật gia chỉ đơn giản là những gì liên quan đến Phật giáo.
Trong toàn bộ kinh sách của Phật giáo cũng thấy Phật Thích Ca chưa từng nhắc đến Pháp Luân Công là một pháp môn của Phật Pháp.
Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công cũng không hề đưa ra được bất cứ bằng chứng nào về sự tồn tại của Phật gia. Trong các tài liệu của Pháp Luân Công sử dụng các triết lý cơ bản nổi tiếng của Phật giáo nhưng thay thế Phật giáo bởi Phật gia do vậy Phật gia mà Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí sử dụng chỉ là một khái niệm na ná, khá giống, rất dễ gây hiểu nhầm cho các tín đồ Phật giáo.
Giáo chủ Lý Hồng Chí khi mới truyền bá Pháp Luân Công giới thiệu Pháp Luân Công có nguồn gốc từ Phật giáo, được học với các cao tăng của Phật giáo và Pháp Sư của Lão Giáo nhưng sau này lại phủ nhận cho rằng là nguồn gốc của Phật gia không liên quan đến hai tôn giáo này.
Vì thế, Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật Gia, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo, cũng như bất kỳ tôn giáo nào, kể cả Đạo giáo, Nho giáo. Hình thức hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp cũng không liên quan đến tôn giáo: không có tổ chức phân cấp (chỉ một Sư phụ và các học viên đồng đẳng), không có nghi thức tôn giáo, không có lệ phí tham gia, không có đăng ký (ai thích thì học, không thích thì thôi). Pháp Luân Đại Pháp là phi tôn giáo, phi chính trị, phi kinh tế.
Phật giáo không can ngăn bất cứ ai có nên theo giáo phái nào hay không nhưng trước khi tham gia hãy nhớ rằng việc từ bỏ hết công việc gia đình, xã hội để tham gia vào các hoạt động phát chính niệm, tuyên truyền, quảng bá và lôi kéo tín đồ các tôn giáo khác một cách mất kiểm soát là việc không nên làm.
Hơn nữa, không nên chê bai, xem thường các tôn giáo khác để nâng cao vị thế của mình. Ai cũng có quyền tự do tín ngưỡng nhưng việc bỏ bê gia đình chỉ là cách trốn tránh trách nhiệm, không đấng Tối cao nào ủng hộ việc này. Không “tu thân” sao có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”? Vì thế, thân mình chưa an thì sao có thể "cứu độ chúng sinh"?
Kathy