Cẩn thận kẻo thả cá phóng sinh không đúng cách là tạo thêm nghiệp

Thứ Tư, 31/01/2018 08:46 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thả cá phóng sinh trong ngày ông Công, ông Táo là việc vô cùng ý nghĩa nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách, tăng thêm phúc lộc cho bản thân và gia đình.
 
Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện để ông Công, ông Táo lên chầu trời, báo cáo những việc gia chủ đã làm trong năm qua. Sau khi làm lễ cúng ở nhà, người dân lại mang cá ra ao hồ, sông ngòi để thả. 

Xét từ góc độ Phật giáo, phóng sinh cá chép còn thể hiện sự từ bi, hỉ xả cũng như truyền thống nhân đạo của nhân dân ta. Không chỉ mang đậm các giá trị về mặt tâm linh, tín ngưỡng, thả cá chép xét về khía cạnh môi trường còn góp phần làm đa dạng sinh học tại những khu vực cá được thả. Tuy nhiên trên lý thuyết là vậy, còn thực tế có hay không lợi ích về môi trường vẫn còn là điều đáng bàn. 

Tham khảo: Tục lệ thả cá chép ngày 23 tháng Chạp có ý nghĩa gì? 
 
 

Thả cá phóng sinh không đúng cách là sát sinh

 
Theo phong tục truyền thống, các gia đình sau khi cúng Táo quân sẽ mang cá chép ra ao, hồ hoặc sông suối để thả phóng sinh, cho cá hóa rồng đưa các Táo lên thiên đình.

Tuy nhiên, thả cá thế nào để vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa với mục đích tái tạo nguồn lợi và vừa bảo vệ môi trường là điều mà không phải ai cũng có ý thức đầy đủ. Rất nhiều năm qua, việc thả cá chép còn kéo theo những hệ lụy gây bức xúc cho xã hội. 

Hành động thả cá phóng sinh thường công đức rất lớn, phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở. Nhưng phóng sinh thực hiện không đúng cách sẽ là tạo nghiệp.
 
Thả cá chép sai cách không tỏ được lòng thành kính trọn vẹn, còn gây thêm nghiệp khi làm cá chết vì lý do:

- Thả cả cá đang nằm trong túi bóng xuống ao hồ, cá không tự thoát ra được nên dễ bị chết.

- Cá đang sống yên ổn ở ao nhà lại bị bắt sống ở nơi ao lạ, cá sống ở nước ngọt lại đem thả ra vùng nước lợ (nhiễm mặn), cá vùng nước mặn đưa vào nước lợ, cá tung tăng bơi lội ở sông ngòi thì đưa vào ao nhà tù túng… sẽ không sống được bao lâu.

- Cá bị thả xuống môi trường lạ, ô nhiễm thì chả mấy con sống nổi, và phóng sinh hóa thành… sát sinh cá.

- Rất nhiều người dân đã đổ cả chậu cá, hoặc ném, quăng những con cá xuống nước, mà không cần biết cá rơi xuống nước, hay rơi vào kè bê tông hoặc đứng trên cầu rồi thả cá ở khoảng cách xa mà không biết rằng ở độ cao đó nước không hề mềm, mà rất cứng và không cá chép nào có thể sống được.
 
 

Cách thả cá phóng sinh đúng cách tiễn ông Công, ông Táo

 
Phóng sinh là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam nói chung và của Phật giáo nói riêng, nhưng thả cá thế nào để vừa có ý nghĩa, vừa có mục đích tái tạo nguồn lợi và bảo vệ môi trường là điều mà không phải ai cũng có ý thức.

Không có quy chuẩn về phóng sinh, nhưng các nhà sư đều cho rằng, phóng sinh là khơi lòng hiếu sinh, thương yêu của con người, cần phát xuất từ lòng từ bi, vì sự sống của cá. Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, không chạy theo số đông. Tuyệt đối không nên mê tín, hay vụ lợi, đầu cơ công đức.
 
Các phật tử khi phóng sinh có nghi thức riêng (gồm lễ quy y, sám hối, đọc kinh chú đọc cho cá “nghe” trước khi phóng sinh). Còn người dân cúng Táo quan xong là đem phóng sinh cá. Dù làm cách nào thì đều cần thao tác nhanh gọn trong thời gian ngắn – tính từ khi mua cá về - để tránh việc cá bị chết trước khi được phóng sinh.

Tham khảo: ĐẠI KỴ nên tránh ngày cúng ông Công ông Táo mà bạn nên biết!

- Cần quan sát và chọn mua những con cá chép khỏe mạnh (bơi nhanh, quẫy mạnh, không tróc vẩy) thì mới sống được lâu ở nơi nước lạ.

- Không nên gọi điện thoại đặt mua cá trước, mà ra chợ thấy cá thì mua tùy tâm. Như thế tránh được việc huy động người buôn bán mua nhiều cá để đáp ứng nhu cầu.

- Phóng sinh cá trước hết phải xuất phát từ lòng từ bi, bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chính kiến chứ không chạy theo số đông… kẻo việc làm thì tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Tâm thái khi đi khi đi phóng sinh cá cần vui vẻ, thoải mái, luôn tâm niệm phóng sinh cá là việc thiện lành, phúc đức.
 
- Nhiều người phải coi ngày giờ tốt xấu, chờ khi có lễ lớn thả cá để mong nhiều phúc đức – đó là mê tín. Phóng sanh là việc làm từ tâm, nên khi thấy cá là tâm phát khởi muốn phóng sinh. Nhưng trước khi thả cá, cần tìm hiểu về môi trường thả cá, kẻo vô tình làm cá chết. 
 
- Không nên mua cá nhiều lần ở một cá nhân, địa điểm và không có tính chất định kỳ… để tránh cá bị đánh bắt lại. Khi phóng sinh cần chọn nơi ít người câu cá để tránh lòng tham của những người săn bắt, tạo thêm nghiệp chướng cho họ mà chính chúng ta cũng bị giảm phần công đức. Cũng không nhất thiết thả ở ao hồ gần chùa (nhất là chùa đô thị sẽ làm người tham đánh bắt lại).
 
- Cá bị săn bắt ngày nào cũng có, sự nguy cấp như nhau. Tùy khả năng mua và phóng sinh 3 - 5, hay nhiều cá chép hơn, thì số lượng không quan trọng, cũng không phân lượng lớn nhỏ. Công đức phóng sinh không phụ thuộc vào cá to hay nhỏ, nhiều hay ít, mà phụ thuộc vào tâm rộng mở của người phóng sanh, và phóng sinh cá càng nhanh càng tốt.
  
- Nên tìm hiểu xem môi trường định thả cá có nhiều người câu không? Ao hồ chất lượng nước có ô nhiễm không, nông hay sâu, bề mặt rộng hay hẹp… có thích hợp để cá chép sống lâu không.
 
- Thả cá chép phải thả từ từ, nhẹ nhàng xuống ở nhiều nơi, không tập trung một chỗ, để tránh những va chạm mạnh có thể làm cá chết. Thả cá mang theo sự thành kính chứ không phải làm cho có lệ.
 
- Không nên cầm cả xô đổ cá. Không nên để cá nguyên trong túi nilon rồi ném xuống nước… vì như thế cá dễ chết. Cũng không nên thả cả túi nilon vì cá sẽ bị chết. Không phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót.

- Không thả túi nylon, rác thải mà gom lại một chỗ để nhờ nhân viên vệ sinh môi trường mang đi.
 
- Sau khi thả cá nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt, hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị xô dạt lại vào bờ. 
 
Kate Nguyễn