Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

3 ngày đẹp nhất để làm lễ cúng Táo quân năm Đinh Dậu

Thứ Sáu, 27/03/2020 09:49 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Năm Đinh Dậu nên cúng ông Táo ngày nào? Nên làm lễ cúng ông Công ông Táo vào giờ nào thì tốt nhất? Lịch ngày tốt sẽ tiết lộ câu trả lời giúp các bạn nhé.
 
Chẳng còn bao lâu nữa là tới lễ cúng Táo quân 23 tháng Chạp. Năm Đinh Dậu này có 3 ngày tốt để làm lễ cúng ông Công ông Táo, tiễn các táo lên chầu trời. Đó là những ngày nào, mời các bạn độc giả cùng theo dõi.

cung ong tao ngay nao tot nhat
 

Tại sao phải làm lễ cúng ông Công ông Táo

 
Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch là các gia đình Việt Nam đều sẽ làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Tục cúng Táo quân là nét đẹp văn hóa phong tục truyền thống của người dân đất Việt, đã được lưu truyền qua ngàn đời nay.
 
Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, còn Táo quân (gồm 2 ông, 1 bà) là những vị thần cai quản việc bếp núc trong nhà. Các vị thần linh này có quyền năng rất lớn, ngăn cản ma quỷ xâm phạm vào thổ cư, giúp mọi người trong gia đình được bình an, định đoạt chuyện may rủi, phước họa của gia chủ theo những việc làm đúng đạo lý của mọi người trong nhà.
 
Người dân ai cũng mong muốn các vị Táo quân sẽ phù hộ cho gia đình mình được nhiều may mắn nên cứ tới ngày 23 tháng Chạp là làm lễ cúng long trọng để đưa tiễn Táo quân về chầu trời.
 

Năm Đinh Dậu nên cúng ông Táo ngày nào thì tốt nhất?

 
Theo các chuyên gia tâm linh, trong tháng Chạp năm Đinh Dậu có 3 ngày tốt để cúng Táo quân, sẽ mang tới cho gia chủ nhiều điều may mắn tốt lành trong năm mới. Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết năm Đinh Dậu nên cúng ông Táo ngày nào là tốt nhất thì hãy tham khảo nhé.
 
Theo lời giải thích của các chuyên gia nghiên cứu tâm linh, tốt nhất nên làm lễ cúng Táo quân vào ngày 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ), bởi đó là lúc vừa vào tiết Lập Xuân, khí trời tươi mới, rất phù hợp để tiễn ông Táo về trời.
 
Cúng ông Công ông Táo giờ nào chuẩn nhất? Với ngày 22 tháng Chạp, nên làm lễ cúng trong hai khung giờ là giờ Ngọ (11 – 13h) và giờ Mùi (13-15h) là tốt nhất. Tuy nhiên, riêng ngày tuổi Tý không nên làm lễ cúng tạ Táo vào ngày 22 tháng Chạp bởi đó là ngày kị tuổi với con giáp này.
 
Ngày cúng ông Công ông Táo tốt thứ hai là ngày 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn). Trong ngày 20 tháng Chạp, gia chủ nên làm lễ cúng tiễn Táo quân về chầu trời vào khung giờ Tị (9 – 11h) hoặc giờ Mùi (13 – 15h). Hôm đó là ngày kị tuổi với người sinh năm Tuất nên con giáp này nên tránh làm lễ cúng vào ngày 20 tháng Chạp. 
 
Ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ cúng Táo quân cổ truyền. Với ngày này, tất cả các tuổi đều có thể yên tâm làm lễ cúng ông Công ông Táo về trời mà không phải lo lắng chuyện kị tuổi.
 
Theo quan niệm dân gian, giờ cung tiến Táo quân về trời đẹp nhất là giờ Ngọ (11 – 13h), tức giờ Long Mã hay còn gọi là giờ Ngọ hóa Rồng, là thời điểm mà chư Phật thần linh thụ lộc, gia chủ nhờ thế mà cũng được các vị thần linh ưu ái hơn.
 

Cúng gì vào ngày ông Táo chầu trời?


co cung tao quan
 
Chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân, lệ thường mọi nhà đều sắm 3 bộ mũ áo mới, 2 bộ cho 2 ông và 1 bộ cho bà Táo. Ngoài ra, tùy theo vùng miền mà người dân sẽ sắm thêm ngựa mã (miền Trung) hoặc cá chép (miền Bắc) để làm ngựa cho các Táo cưỡi lên thiên đình. Tiền vàng mã sắm sửa tùy tâm, riêng cá chép có thể chọn cá thật hoặc cá chép giấy.
 
Mâm cỗ cúng Táo quân có thể là lễ chay hoặc lễ mặn, nhưng không được thiếu nhang đèn, hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, trầu cau, rượu… cùng 3 bộ mũ áo, hia hài cho các Táo, tiền vàng mã, cá chép và sớ cúng Táo quân.
 
Cá chép phóng sinh nên chọn con cá khỏe mạnh, bơi nhanh quẫy mạnh thì tốt hơn là cá to mà khù khờ. Cá chép hóa rồng đưa các Táo bay về chầu trời, gia chủ nên chú ý lựa chọn cá cho phù hợp. Khi làm lễ cúng, thả cá vào chậu nước, bát nước đặt dưới ban thờ hoặc cạnh mâm cỗ cúng, nhớ không bày cá sống lên ban thờ.
 
Mâm cỗ cúng Táo quân có thể ít món, có thể nhiều món tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, nhưng nhất thiết phải thể hiện được sự trang trọng, bày tỏ được tấm lòng thành của gia chủ. Các món ăn từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó không nên đem làm đồ cúng. Vàng mã cũng tránh mua quá nhiều, vừa tốn kém lại vừa ô nhiễm môi trường.

tha ca o noi nuoc sach, rong rai
 
 
Sau khi bày mâm cỗ, gia chủ sẽ thắp hương và khấn vái, chờ khi gần tàn tuần hương thì thắp thêm một tuần hương nữa. Mời bạn tham khảo Văn khấn cúng ông Táo chầu trời ngày 23 tháng Chạp trên Lịch ngày tốt. Khi hương tàn thì lễ tạ rồi đem vàng mã đi hóa, đem cá chép đi phóng sinh ở ao hồ, sông suối… Chú ý thả cá ở nơi rộng lớn, nước sạch, cá có thể sống được. Thả cá nhẹ nhàng vào nước, gỡ túi nilon và bỏ vào nơi quy định, không thả cả túi và cá xuống nước, cá mắc kẹt trong túi, không làm nhiệm vụ rước Táo quân, vô tình khiến gia chủ đắc tội với thần linh.
 
Tùy theo hoàn cảnh mà gia chủ có thể dùng cá sống hay cá giấy mã, điều này không quan trọng bởi việc cúng bái nằm ở lòng thành tâm.
 

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X