- 1. Cúng ông Công công Táo
- 2. Dọn nhà cuối năm
- 3. Đi chợ Tết
- 4. Cây nêu ngày Tết
- 5. Xin chữ, câu đối Tết
- 6. Nấu bánh chưng
- 7. Thăm mộ tổ tiên, rước vong linh ông bà về ăn Tết
- 8. Cúng Tất niên
- 9. Cúng giao thừa
- 10. Đi lễ chùa đầu năm
- 11. Hái lộc đầu năm
- 12. Xông đất
- 13. Mừng tuổi
- 14. Chúc Tết
- 15. Lễ hóa vàng
- 16. Khai ấn, khai bút
Thế nên cụm từ “ăn Tết” bao hàm nhiều ý nghĩa: đón Tết, chơi Tết, chúc Tết, mừng tuổi Tết... Trong không khí náo nức chuẩn bị cho một cái Tết thật sự đầy đủ về vật chất và tinh thần có một thú vui mà có lẽ bất cứ ai, từ già đến trẻ đều rất thích.
1. Cúng ông Công công Táo
Cúng ông Công ông Táo 2020 ngày nào đẹp, cần lưu ý những điểm gì, sắm lễ vật gì, bài văn khấn nào chuẩn nhất, nên tiến hành vào ngày giờ đẹp nào, kiêng kỵ
2. Dọn nhà cuối năm
Tùy theo lịch làm việc và lịch nghỉ của mỗi người mà sắp xếp lịch dọn nhà cho phù hợp, thường việc dọn dẹp nhà cửa thường tiến hành từ ngày 24 - 30/12 âm lịch.
Trong ngày này, lần lượt các phòng trong nhà được lau dọn và sắp xếp lại gọn gàng, sạch sẽ, ai cũng muốn dọn đi những thứ cũ kỹ, chuẩn bị để rước tài rước lộc, làm tăng vận khí toàn gia khi bước sang năm mới.
Khi tiến hành dọn nhà cuối năm, người Việt cũng rất chú trọng lau dọn ban thờ, rút tỉa chân nhang để chuẩn bị đón Tết. Riêng về cách rút chân nhang bát hương, xem chi tiết ở bài viết sau:
Vệ sinh bát hương ngày tết là điều nên làm khi Tết đến Xuân về, chúng ta nên vệ sinh ban thờ vào ngày 23 hoặc 30 tháng Chạp hoặc ngày nào hợp mệnh gia chủ là
3. Đi chợ Tết
Dù ngày nay đã có khá nhiều siêu thị to nhỏ, lớn bé nhưng nét đẹp của chợ Tết quê luôn được mọi người háo hứng tham gia nhất vì chỉ khi bước chân vào chợ ta mới được hưởng trọn không khí ngày Tết ở nơi ấy.
Đi chợ Tết là một phong tục gắn liền bao đời với người dân ta và chợ ngày Tết luôn được đón chờ, luôn mang một ý nghĩa quan trọng trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt.
Bạn có biết:
Đồ trang trí Tết 2020 là một trong những điều được rất nhiều hộ gia đình quan tâm, nhất là khi Tết đang ngày một cận kề. Bạn có thể tham khảo những món đồ
4. Cây nêu ngày Tết
Cây nêu ngày Tết gần đây đã không còn phổ biến và chỉ còn bắt gặp tại các chùa, đình, một số vùng quê. Tuy nhiên, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc này không bao giờ bị mất đi.
5. Xin chữ, câu đối Tết
Ngày nay, câu đối đỏ còn dùng để làm món quà ý nghĩa lời chúc tụng nhau một năm mới ngập tràn may mắn, câu đối còn là cây cầu kết nối những tâm hồn đồng điệu cùng nhau của những người yêu văn thơ, thể hiện ý chí quan điểm tình cảm của tác giả.
Xin chữ đầu năm là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Tết Canh Tý 2020 xin chữ gì để năm mới ngập tràn niềm vui, may mắn và thành công là điều được rất
6. Nấu bánh chưng
Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết.
Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu sum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân, có thể nói, bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.
7. Thăm mộ tổ tiên, rước vong linh ông bà về ăn Tết
Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng đến ngày này, chốn quay về vẫn là gia đình.
Lễ tạ mộ cuối năm Kỷ Hợi 2019 thế nào cho đúng, tạ mộ vào ngày nào thì tốt, cần làm gì khi đi tạ mộ, văn khấn tạ mộ, ai nên đi tạ mộ... sẽ được Lịch Ngày Tốt
8. Cúng Tất niên
Ở mỗi vùng miền lại có những tập tục khác nhau, gia chủ có thể mời những vị khách như bạn bè hay người thân đến chung vui. Bởi đây là cuộc hội ngộ đầy đủ nhất mà mỗi năm chỉ có một lần.
Cả gia đình sum vầy bên mâm cơm đầy đủ món ăn truyền thống, cười nói vui vẻ để xua tan đi những nhọc nhằn, vất vả với cuộc sống bộn bề của năm cũ.
Cúng Tất niên là nghi thức truyền thống quan trọng và không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân sang. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cúng lễ Tất niên ngày nào
9. Cúng giao thừa
Cúng giao thừa hay lễ trừ tịch là lễ quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán được thực hiện vào nửa đêm 30, rạng sáng mùng một Tết. Lễ thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng Chạp.
Năm Canh Tý, cúng gạo muối đêm giao thừa có phải là sự lựa chọn hợp lý hay không? Nên để gạo muối ở mâm cúng trong nhà hay ngoài trời?
10. Đi lễ chùa đầu năm
Phong tục đi chùa đầu năm mới vừa là khởi đầu mùa Xuân, khởi đầu của sự sống và nó trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.
Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh, ngày đầu năm mới, người người nhà nhà cùng đi chùa là để hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện, đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật.
Ngày rằm mùng 1, đầu năm, cuối năm lên chùa dâng hương là điều nhiều người thường làm. Nhưng đi lễ chùa đúng cách như thế nào thì chưa chắc đã nhiều người
11. Hái lộc đầu năm
Tục hái lộc đầu năm đã có nguồn gốc từ xa xưa ở Việt Nam, là phong tục truyền thống mỗi khi Tết đến xuân về. Nhưng ý nghĩa thực sự của việc hái lộc đầu năm
12. Xông đất
Xem tuổi xông đất 2020 cần chú ý điều gì, chọn ai hợp tuổi hợp mệnh, tuổi nào tốt để xông nhà, tuổi nào xấu cần tránh?
13. Mừng tuổi
Đây là số tiền có ý nghĩa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, gọi là tiền mừng tuổi. Từ "lì xì" được cho là có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, là cách đọc của từ "lợi thị" hoặc "lợi sự" (phát âm theo giọng Quan Thoại là li shi, theo giọng Quảng Đông là lì xì, lầy xì), có nghĩa gốc là một món đồ hay món tiền mang đến lợi lộc, vận tốt, vận may. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ.
Phong tục lì xì ngày Tết tưởng như đã quá quen thuộc đối với mỗi người trong chúng ta, thế nhưng bạn có biết phong tục này có nguồn gốc từ đâu và những điều
14. Chúc Tết
Chúc Tết cũng là một trong những Phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán được gìn giữ qua biết bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, thầy cô - những người có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục ta nên người.
Tuyển tập những lời chúc Tết 2020 hay nhất, thơ Tết hay nhất, câu đối tết độc đáo nhất năm Canh Tý 2020, dành tặng ông bà, cha mẹ, thầy cô, đối tác, người
15. Lễ hóa vàng
Với suy nghĩ: "Trần sao âm vậy" nên từ lâu tục đốt vàng mã được du nhập từ Trung Quốc về đến Việt Nam đã biến tướng đi ít nhiều. Việc hóa vàng, thực chất mang ý nghĩa đón thần tài, thần lộc về cho gia đình.
Trong dịp Tết Nguyên Đán, ngoài lễ cúng giao thừa, cúng 3 ngày Tết, thì lễ hóa vàng ngày Tết cũng được các gia đình chú trọng tiến hành.
16. Khai ấn, khai bút
Đầu xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước khai ấn (đóng con dấu lần đầu tiên trong năm).
Trong khi đó các học trò, sĩ phu khai bút (viết bài hoặc một đoạn văn, một câu thơ… đầu tiên trong năm).
Còn nhà nông khai canh, (cày ruộng, làm đất, trồng, cấy lần đầu tiên trong năm); người buôn bán thì “khai thương”…