Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

5 điều ĐẠI KỴ trong lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025 ai cũng cần lưu tâm nếu không muốn bất kính

Thứ Sáu, 07/01/2022 11:47 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Để nghi lễ cúng tiễn Táo quân về chầu trời được diễn ra suôn sẻ và đảm bảo yếu tố linh thiêng, mỗi gia đình cần lưu ý 5 điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo sau đây.
 
Kieng ky khi cung ong cong ong tao
 

1. Đồ cúng có nhưng không chu đáo


Việc cúng lễ quý ở thành tâm, đồ cúng lễ 23 tháng Chạp không quá cầu kì nhưng cần sự chu đáo, tỉ mỉ để không bỏ sót điều gì. Mâm lễ cúng ông Công ông Táo có thể là lễ chay, cũng có thể là lễ mặn, tùy theo điều kiện gia đình.
 
Đồ vàng mã cũng vậy, không cần phải quá nhiều, cốt ở đủ đầy. Theo tích xưa, các Táo ở đây là 2 Táo ông và 1 Táo bà, vì thế gia chủ cần chú ý chuẩn bị đủ 3 bộ mũ áo vàng mã cho 3 vị. Đồ vàng mã sẽ được hóa cho các vị thần linh sau khi lễ cúng hoàn thành.
 
Tùy theo từng địa phương mà khi cúng ông công ông táo có nơi dâng ngựa vàng mã, có đầy đủ yên cương. Song ở hầu hết các nơi thì người dân sẽ chuẩn bị 3 con cá chép thật hoặc 3 con cá chép giấy để làm “ngựa” tiễn Táo về trời.
 
Số lượng cá không nên quá ít, 3 con là đủ. Cũng không nên mua quá nhiều cá chép thật, nếu có ý định thả phóng sinh thì nên có kế hoạch từ trước để chọn nơi thả phóng sinh cho phù hợp. 

Dâng cúng đồ phạm kỵ - Tiền âm phủ


Ngoài việc chuẩn bị đồ cúng lễ chưa chu đáo, việc dâng lên đồ phạm kỵ cũng là điều cấm kỵ khi cúng ông Công ông Táo như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó...

Ngoài ra, việc cúng tiền âm phủ và đốt vàng mã quá nhiều cũng là một trong những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo năm nay.

Theo ông Trịnh Sinh, nhà nghiên cứu văn hóa, khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ tuyệt đối không đốt tiền âm phủ. Vì Táo quân là thần tiên, không phải là vong hồn người âm.
 
Ngoài ra, trong dịp này, nhiều gia đình cũng sẵn sàng bỏ hàng triệu đồng mua vàng mã về đốt. Họ tin rằng dâng mâm cao cỗ đầy sẽ được Táo quân ban nhiều phước lộc, bỏ qua những việc làm xấu trong năm. Tuy nhiên, điều này không chỉ gây tốn kém tiền của, không có lợi ích mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
 
nhung dieu kieng ky trong le cung ong Cong ong Tao
 

2. Tiến hành cúng lễ quá muộn hoặc quá sớm

 
Thời gian cúng lễ Táo quân không quá nghiêm ngặt, có thể làm lễ từ ngày 20 tháng Chạp, nhưng nhất thiết không được làm lễ quá muộn hoặc quá sớm. Từ 23h đêm ngày 23 tháng Chạp trở đi đã được tính sang ngày mới, nếu làm lễ cúng vào thời điểm này thì không đúng với phong tục, là điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo không được quên.
 
Theo quan niệm dân gian, từ 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Táo bay về trời. Tuy nhiên theo thời gian thì quan niệm này cũng dần thay đổi, tùy theo điều kiện gia đình mà làm lễ cúng, vẫn có gia đình làm lễ vào tối ngày 23.
 
Có điều, tốt nhất là gia chủ nên sắp xếp công việc để làm lễ cúng trong khoảng thời gian phù hợp, có thể làm từ ngày 20 tháng Chạp đến trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Khi hương cháy được hết 2/3 cây là coi như lễ cúng hoàn thành, gia chủ có thể hóa vàng, thả cá phóng sinh để tiễn Táo về trời. 
 

3. Đặt mâm lễ sai nơi thờ cúng


Nhiều người thắc mắc nên làm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu, trên bàn thờ hay ở dưới bếp. Sở dĩ có câu hỏi này là vì theo tích xưa kể lại, ông Táo cai quản việc bếp núc trong nhà, người dân theo đó mà luận ra rằng nên thờ cúng ông Táo dưới bếp.
 
Có điều, thờ cúng là việc linh thiêng, không phải bất cứ nơi nào cũng có thể đặt mâm lễ mà cúng bái, điều đó có thể khiến cho thần linh phật ý bởi gia chủ có phần tùy tiện, không đủ thành tâm.
 
Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà. Cúng ông Công ông Táo thì phải chú ý điều này.
 
Ngoài ra, xét theo ý nghĩa tâm linh thì việc cúng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Bếp là nơi đun nấu, dù có lau dọn sạch sẽ đến mấy thì cũng vẫn là không gian sinh hoạt chung, không đủ trang nghiêm.
 
Ban thờ chính của gia đình là nơi thờ phụng các vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh. 
 
dat le khong dung cho
 

4. Cầu khấn sai ý nghĩa lễ cúng 

 

Có thể nhiều người quên mất ý nghĩa thực sự của lễ cúng ông Công ông Táo là để tiễn các Táo lên thiên đình báo cáo tình hình của gia đình trong suốt 1 năm vừa qua với Ngọc Hoàng.
 
Trong lễ cúng này, gia chủ nếu có cầu khấn gì thì chỉ nên xin các Táo thương tình giơ cao đánh khẽ, báo cáo những việc tốt đẹp và xin Ngọc Hoàng phù hộ cho năm mới bình an mà thôi.

Làm lễ cúng ông Công ông Táo mà cầu xin tài lộc, công danh, tình duyên là không phù hợp, không nên phát tâm cầu khấn những điều này. 
 

5. Ném cá chép, đồ phóng sinh từ trên cao xuống

 
Như đã nói ở trên, cá chép cúng lễ trong dịp này là để dâng cho thần linh làm phương tiện về trời. Cá chép ở đây phần nào cũng mang tính chất tâm linh, chính vì thế khi thả cá phóng sinh càng không được tùy tiện.
 
Khi thả cá, nên chọn nơi nước sạch, là môi trường tốt mà cá có thể tiếp tục sinh tồn, chớ nên chọn nơi ao tù nước đọng, sông hồ ô nhiễm hay nơi mà nhìn thấy rõ những kẻ xấu bụng đang chực chờ vớt cá.
 
Khi thả cá nên chọn nơi gần mặt nước nhất, nhẹ nhàng thả cá xuống cho cá không bị choáng, ngất. Tuyệt đối không thả cá từ trên cao, ném từ trên cầu, đường xuống nước, cá dễ bị chết, càng không được thả nguyên bao nilon đựng cá xuống nước gây ô nhiễm môi trường. Hành động không thành tâm, không kính ngưỡng thì khó lòng được thần linh chứng giám. 

Trên đây, Lịch Ngày Tốt đã chia sẻ đầy đủ thông tin về những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo. Mong rằng thông tin hướng dẫn bạn cách cúng đúng chuẩn để được Táo quân độ trì bình an, may mắn.

Tin bài cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X