Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Cúng Tất niên năm Quý Mão ngày nào tốt? Bài cúng Tất niên cuối năm ở cơ quan, ngoài trời, gia đình chuẩn nhất?

Thứ Ba, 06/02/2024 13:44 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nếu còn đang phân vân chưa biết cúng Tất niên ngày nào tốt năm Quý Mão, bài cúng Tất niên cuối năm ở cơ quan, ngoài trời, gia đình nào chuẩn nhất, bạn xem ngay nội dung bên dưới!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 
Huong dan le cung Tat nien hang nam
 

1. Tất niên là gì, cúng tất niên là gì?


- Tất niên (Ngày Tất niên)


Tất niên là gì? Theo tiếng hán, “Tất” nghĩa là xong, “niên” là năm. Chính vì vậy, Tất niên nghĩa là kết thúc 365 (hoặc 366) ngày trong năm.

Ngày tất niên là ngày cuối cùng của năm cũ, ngày kết thúc năm cũ. Ngày này thường rơi vào 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu).

Theo thông lệ, đây là ngày mà mọi thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị đón năm mới sang. Cũng trong ngày này (thường là buổi tối), người ta làm cỗ cúng lễ tất niên. 

- Cúng tất niên là gì?


Cúng lễ Tất niên là một nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết Nguyên đán cận kề của dân tộc ta. Tục lệ này nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Cúng lễ Tất niên cũng thể hiện nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng lễ tất niên và chuẩn bị đón Tết. 

Gia đình quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm cuối cùng của năm, cùng hướng về ông bà tổ tiên, cùng điểm lại việc đã làm được, đề cập những mục đích tiếp theo...
 
Những năm gần đầy đời sống phong phú hơn, các bữa tiệc Tất niên không còn gói gọn trong phạm vi gia đình mà còn diễn ra Tất niên công ty, Tất niên xóm, Tất niên bạn bè… 
 

Và thời gian diễn ra tiệc Tất niên cũng được đẩy lên sớm hơn vào một vài ngày trước đó tùy theo kế hoạch riêng của mọi người.


2. Cúng Tất niên năm Quý Mão 2023 ngày nào tốt?

 
Cúng lễ Tất niên là một ngày lễ truyền thống của dân tộc, có người chọn làm đơn giản vào ngay ngày cuối cùng của tháng Chạp, nhưng cũng có những người cầu kỳ muốn chọn một ngày thật đẹp để làm lễ lớn nhằm thể hiện gia thế và địa vị của mình.
 

Vậy cúng lễ Tất niên ngày nào tốt năm Quý Mão?

 
Thông thường, lễ cúng này sẽ được tiến hành vào chiều hoặc tối 30 Tết (với tháng đủ, hoặc 29 Tết với tháng thiếu), trước lễ cúng giao thừa. Một số gia đình có thể làm lễ cúng sớm hơn để có thời gian dành cho các hoạt động khác như về quê, du lịch, đến nhà họ hàng, bạn bè…
 
Xem ngày tốt xấu trong tháng Chạp năm Quý Mão, có một số ngày tốt có để làm lễ cúng lễ Tất niên gồm:
  • Ngày 26 tháng Chạp (5/2/2024 dương lịch): Thức thứ Hai, ngày Kỷ Hợi, Lục nhâm Đại An.
  • Ngày 28 tháng Chạp (7/2/2024 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Tân Sửu, Lục nhâm Tốc hỷ.
  • Ngày 29 tháng Chạp (8/2/2024 dương lịch): Tức thứ Năm, ngày Nhâm Dần, Lục nhâm Xích khẩu.
  • Ngày 30 tháng Chạp (9/2/2024 dương lịch): Tức thứ Sáu, ngày Quý Mão, Lục nhâm Tiểu cát.
Khung giờ tốt, phù hợp lễ cúng Tất niên năm Quý mão:
  • Ngày 26 tháng Chạp: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
  • Ngày 28 tháng Chạp: Mão (5h-7h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h).
  • Ngày 29 tháng Chạp: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
  • Ngày 30 tháng Chạp: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h).
Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình mà các gia đình chọn ngày cúng khác nhau, lễ cúng chỉ cần chuẩn bị tươm tất, có lòng thành tâm, bày tỏ sự tri ân đất trời, Phật thánh, thần linh, tổ tiên ông bà, người đã khuất, đã phù hộ gia đạo bình an trong một năm qua là được.
 

3. Mâm cơm cúng Tất niên gồm những gì?


Để lễ cúng ngày Tất niên được tươm tất và diễn ra suôn sẻ, bạn cần phải lau chùi và trang hoàng lại bàn thờ gia tiên cho sạch sẽ, có mâm ngũ quả, đèn nến, hương, hoa đầy đủ.
 
Sau khi đã trang hoàng bàn thờ, nhà cửa xong xuôi, bạn cần chuẩn bị mâm cỗ cúng.
 
Mâm cơm cúng ngày Tất niên thường sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ, một mâm cúng trong nhà và một mâm cúng ngoài trời. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không đủ điều kiện thì có thể gộp chung thành một mâm cúng cũng được.
 
Tất nhiên, nếu gộp chung thành 1 mâm cỗ thì gia chủ sẽ phải chuẩn bị chu đáo và thịnh soạn nhất có thể. Tùy vào vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cỗ có những món khác nhau.
  • Mâm cúng ngày Tất niên của gia đình miền Bắc gồm có: Bánh chưng/xôi, giò lụa/giò xào, canh bóng nấu thập cẩm, móng giò hầm măng, dưa hành muối, miến nấu… 
  • Mâm cúng ngày Tất niên của gia đình miền Trung gồm có: Bánh chưng/bánh tét, canh măng khô ninh xương, cá chiên/chả ram, thịt đông, gà bóp rau dăm, dưa món, giò lụa Huế, thịt heo luộc, giá chua, miến Huế…
  • Mâm cúng ngày Tất niên của gia đình miền Nam gồm có: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, củ kiệu, chả giò, thịt kho tàu, thịt heo luộc, nem, canh khổ qua nhồi thịt, canh măng.
Le cung Tat nien cuoi thang Chap
 
Chi tiết về mâm cơm cúng tất niên, bạn xem ngay:
Chuẩn bị mâm cơm cúng lễ tất niên như thế nào?
Cúng lễ tất niên tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm gia đình có mặt đông đủ, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong

4. Văn khấn cúng Tất niên ngày 30 Tết


Trong nghi thức cúng lễ Tất niên, quan trọng nhất là gia chủ phải chuẩn bị bài văn khấn cúng lễ Tất niên thật chuẩn. Dưới đây là bài cúng lễ Tất niên 30 Tết chuẩn văn khấn cổ truyền:


4.1 Bài cúng Tất niên ngoài trời


Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
 
Kính lạy: 
 
• Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.  
• Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần.  
• Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.  
• Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này. 
 
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm (chọn ngày cúng nào thì đọc ngày đó)........ 
Tín chủ chúng con là :……………Ngụ tại:…………
 
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới. Nay là ngày 30 Tết, chúng con cùng toàn thể Gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
 
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn Gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông.

Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
 
Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám. 
 
Cẩn cáo.

4.2 Bài văn khấn cúng Tất niên trong nhà


Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
  • Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
  • Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
  • Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
  • Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ: ...........
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm.............
Tín chủ (chúng) con là:....................................
Ngụ tại:............................................................
 
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
 
Hôm nay là ngày ....Tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận.
 
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần + cúi lậy)

4.3 Bài cúng Tất niên cuối năm ở cơ quan xí nghiệp


Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
 
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
 
Tín chủ con tên là… tại.......
 
Hôm nay ngày... tháng Chạp năm... âm lịch
 
Tín chủ con đại diện cho công ty... xin được thành tâm sửa biện hương hoa, chuẩn bị đèn nến, hoa trà dâng lên trước án. Qua năm... , chúng con xin được dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của chúng con luôn được suôn sẻ, phát đạt, mọi sự bình an, may mắn. Một năm qua đi chúng con có gì thiếu sót, trần gian mắt thịt không rõ xin được các vị thần linh lượng thứ bỏ qua cho.
 
Nay con xin được đọc bài cúng Tất niên công ty cuối năm... để thành tâm kính lạy mời các ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
 
Kính lạy các ngài nghe thấu tâm can, chứng giám lòng thành, đáp lễ lời mời, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn công ty chúng con luôn được bình an, toàn gia an lạc, việc làm ăn luôn được suôn sẻ, hanh thông.
 
Chúng con lễ bạc lòng thành, trước xin kính lễ tạ ơn, sau cúi xin các vị Chư Thần luôn chứng giám, độ trị phù hộ cho toàn công ty chúng con một năm mới an lành, phát lộc.
 
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
 
Top 3 bài cúng lễ tất niên chuẩn và phổ biến nhất để bạn thoải mái chọn lựa
Chỉ cần có trong tay những bài cúng lễ tất niên sau đây bạn sẽ không còn phải lo lắng gì nữa, chỉ cần đưa ra lựa chọn phù hợp, nếu cần có thể in ra để đọc trong

5. Ý nghĩa việc cúng Tất niên

 
Lễ Tất niên là một phong tục tập quán lâu đời và mang đậm nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống của người Việt Nam.
 
Bởi đây là khảng thời gian cả gia đình được hội ngộ đầy đủ nhất để quây quần bên nhau, tận hưởng bầu không khí ấm cúng và ngập tràn niềm vui sau một năm tất bật ngược xuôi để chạy đua với cuộc sống. 
 
Trong ngày này, mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thật gọn gàng và tươm tất để chuẩn bị cho thời khắc cúng lễ Tất niên cũng như cúng giao thừa, chuẩn bị đón năm mới.
 
Những mâm cỗ cao đầy được dâng lên bàn thờ gia tiên, khói hương nghi ngút, nến đèn linh thiêng, lễ vật đủ đầy như một cách để bày tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên và ông bà.
 
Đó cũng là cách để thể hiện tấm lòng thành của gia chủ với thần phật tứ phương, cầu xin thần linh phù hộ cho cả gia đình được khỏe mạnh, vạn sự hanh thông.
 
Còn tại các cơ quan đoàn thể, lễ Tất niên là dịp để tất cả đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới trong công ty được gặp gỡ, giao lưu bởi thường ngày mọi người hiếm khi được gặp mặt đầy đủ. 
 
Chính vì thế, ai cũng háo hức chờ mong đến Tất niên để cùng vui mừng nhìn lại thành quả trong một năm qua cũng như chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới sắp đến.

Cung tat nien, hinh anh 2
 

6. Khác biệt cách cúng lễ Tất niên ở 3 miền Bắc Trung Nam

 
Mâm cúng lễ Tất niên ở mỗi miền khác nhau lại có nét đặc trưng riêng biệt nhưng nhìn chung vẫn có những món ăn cơ bản mang màu sắc đặc trưng của văn hóa Việt trong ngày Tết. 
 
Câu thơ: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” đã liệt kê khá đủ những yêu cầu dành cho mâm cúng lễ Tất niên.


- Cúng lễ Tất niên ở miền Bắc:


Mâm cúng lễ tất niên miền bắc thì thường sẽ bao gồm bánh chưng, nem gián, giò lụa, giò xào, gà luộc, miến xào lòng gà, thịt đông và canh măng, xôi gấc..
 

- Cúng lễ Tất niên ở miền Trung: 


Mâm cúng tấn niên miền Trung thì bao gồm: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, thịt đông, bò khia mật mí, chè, bánh gạo, thịt heo luộc, gà bóp rau răm…
 

- Cúng lễ Tất niên ở miền Nam:


Mâm cúng lễ tất niên miền Nam sẽ bao gồm: bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, chả giò và canh khổ qua nhồi thịt..
 
Để tìm hiểu cách cúng lễ Tất niên ở 3 miền nước ta có điều gì khác biệt, mời bạn theo dõi trong bài viết:
 
Nét thú vị khác biệt giữa những cách cúng lễ Tất niên khác nhau giữa 3 miền
Cúng lễ Tất niên là nét đẹp độc đáo của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Tùy theo từng quan niệm từng vùng miền mà cách cúng lễ mỗi nơi một
 

7. Việc nên làm trong ngày Tất niên là gì?

 
Với nhiều người, ngày Tất niên cũng là ngày quan trọng chẳng kém gì mùng 1 Tết. Trong ngày này, có 5 việc quan trọng mà bạn nên làm. 
 
Những việc này không phải chỉ nhằm mang đến sự may mắn, hanh thông, tài lộc mà còn là một nét đẹp văn hóa lâu đời cần được gìn giữ.
 

- Cúng Tất niên:

 
Trong ngày Tất niên, một việc quan trọng không thể thiếu chính là cúng lễ Tất niên. Những điều cần lưu ý trong lễ cúng này cũng như cách bày biện, chuẩn bị mâm cỗ cúng ra sao đã được Lịch Ngày Tốt nêu rõ ở các nội dung bên trên.
 

- Cúng đón ông Táo về nhà:

 
Theo truyền thống, các gia đình Việt Nam sẽ tiến hành cúng ông Công ông Táo để tiễn đưa các vị lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày Táo Quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo mọi việc ở hạ giới trong một năm qua với Ngọc Hoàng.
 
Sau 7 ngày, tức là vào ngày 30 tháng Chạp, bạn cần phải tiến hành cúng để đón ông Táo về lại nhà và bảo hộ cả gia đình trong năm tới. 
 
Tuy nhiên, có rất nhiều gia đình đưa ông Táo về trời nhưng lại lỡ quên mất việc cúng đón ông Táo về nhà.
 
Do đó, cúng đón ông Táo cũng là việc cần làm trong ngày Tất niên mà bạn cần ghi nhớ. Thời gian cũng sẽ rơi vào khoảng từ 11h đến 11h45 phút tối, trước lễ cúng Giao thừa.
 
Những lễ vật cũng sẽ chuẩn bị giống như khi đưa ông Táo lên trời.
 

- Tắm lá mùi:

 
Cung Tat nien 6
 
Từ xa xưa, tắm lá mùi vào ngày cuối năm đã là một tập tục của dân tộc ta. Sở dĩ có việc làm này là bởi ông bà ta cho rằng tắm lá mùi vào ngày cuối cùng của một năm sẽ giúp xua tan những điều xui xẻo của năm cũ và đón năm mới vui vẻ, tốt đẹp hơn.
 
Còn theo khoa học, việc tắm lá mùi thực tế mang lại rất nhiều tác dụng tốt, được ví như một phương pháp detox cơ thể.
 
Hơn nữa, tắm lá mùi còn được cho là có thể giúp trị trầm cảm, giảm căng thẳng, giảm các cơn đâu đầu, làm sạch da, lưu mùi thơm dễ chịu… giúp người tắm cảm thấy thư thái hơn. Nhờ đó, tâm trạng cũng thoải mái hơn để đón năm mới.
 
Với những tác dụng này, Tất niên năm nay bạn đừng quên mua một bó lá mùi già và chuẩn bị nước tắm cho cả nhà nhé!
 

- Ăn bữa cơm đoàn viên gia đình:

 
Mâm cơm cúng ngày Tất niên sẽ càng ý nghĩa và đầm ấm hơn nếu cả nhà quây quần, tề tựu đông đủ bên nhau và cùng dùng bữa cơm cuối cùng của năm cũ.
 
Suốt cả một năm tất bật, bạn hãy cố gắng bớt chút thời gian dùng bữa cơm Tất niên cùng ông bà, bố mẹ, anh chị em. Trong những giờ khắc thiêng liêng của sự chuyển giao, hãy sống chậm lại đôi chút để cảm nhận sự ấm áp của thân tình.
 

- Cúng Giao thừa:

 
Sau bữa cơm Tất niên, các gia đình sẽ phải chuẩn bị một lễ cúng Giao thừa. Đây là nghi thức mang giá trị tinh thần, một nghi lễ trừ tịch để tiễn đưa những điều xui xẻo, không may của năm cũ và đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
 
Không chỉ vậy, đây cũng là một nghi lễ mang giá trị văn hóa, thể hiện sự tri ân báo đức với tiên tổ, tiễn những vị thần năm cũ và đón những vị thần mới.

8. Việc nên tránh trong lễ cúng Tất niên

 
- Không cúng đồ giả:


Lưu ý quan trọng trong nghi thức cúng lễ Tất niên là không nên cúng đồ giả. Nhiều người hay dùng câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện chỉ thích chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú ý đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.

Các loại hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng để cúng gia tiên.
 

- Phải nghiêm túc, tránh đùa cợt:

 
Điều quan trọng trong thời điểm cúng lễ Tất niên là phải giữ được thái độ nghiêm trang, tránh nói cười đùa nghịch. Đặc biệt là không được nói tục vì như vậy sẽ thể hiện sự bất kính, không tôn trọng với bề trên.
 
Ngoài ra, cũng có nhiều quan niệm cho rằng, khi cúng lễ Tất niên sẽ có rất nhiều hồn ma lang thang trong lúc tổ tiên, ông bà quy tụ, cho nên trong thời điểm này người ta sẽ kiêng kị gọi tên trẻ em bởi nếu để hồn ma nghe được tên trẻ có vía yếu sẽ làm hại trẻ.
 

- Tránh nói chuyện buồn, khắc khẩu:

 
Chính vì là dịp để mọi người tề tựu bên gia đình ôn lại những gì đã trải qua trong một năm và gửi gắm những ao ước về một năm mới hạnh phúc đủ đầy. 
 
Cho nên, người ta đặc biệt hạn chế nói những chuyện buồn phiền, hận thù, tranh cãi khắc khẩu vào lúc này. 
 
Thay vào đó sẽ chỉ nói đến những chuyện vui vẻ, bao dung hơn, thứ tha và bỏ qua cho nhau những lỗi lầm trong năm cũ.
 

- Tránh mọi sự đổ vỡ:

 
Tất cả những sự đổ vỡ, va vấp trong thời khắc chuyển mình của năm cũ và chào đón năm mới đều bị cho là điềm báo xui xẻo, không may mắn. Bởi vì đổ vỡ biểu trưng cho sự chia ly, xa cách, mất mát.
 
Đặc biệt, tránh làm đổ dầu và rượu ra sàn nhà vì nó sẽ thu hút ma quỷ vào nhà cũng như mang những điều không tốt đến trong năm mới.
 
Cho nên người ta sẽ kiêng kỵ làm rơi vỡ bất cứ thứ gì trong ngày này.

Xem video:

Tin cùng chuyên mục

X