Người Việt Nam rất coi trọng chuyện lễ nghĩa, không chỉ trong đám hỷ mà trong cả đám tang cũng cần phải tránh một số điều nếu không muốn gặp phải những điều không may mắn.
Người chết phải được mặc quần áo gọn gàng
Trong nghi thức khâm niệm, người Việt Nam thường rất kỹ tính. Người chết phải được mặc quần áo đẹp, cấm kỵ việc để trần. Người già khi cảm thấy mình tuổi đã cao hoặc sức khỏe yếu thì thường chuẩn bị sẵn quần áo và dặn dò con cháu khi mình mất thì mặc cho mình bộ quần áo đó. Áo liệm thường được chuẩn bị theo số lẻ 3, 5, 7 cái… người ta kiêng số chẵn vì quan niệm rằng nếu số chẵn thì sẽ có một người nữa trong gia đình bị chết theo.
Ngoài ra, người ta cũng kiêng mặc cho người chết áo liệm bằng da và lông thú vì cho rằng nếu như vật thì kiếp sau sẽ bị đầu thai thành động vật. Cấm kỵ việc mặc cho người chết quần áo của người còn sống thì như vậy người còn sống sẽ bị lấy đi mất một phần hồn, khiến cho người sống bị ngớ ngẩn hoặc hay quên.
Ngày nay, nếu không dùng hình thức hỏa thiêu thì người ta hay mặc cho người chết quần áo làm bằng chất liệu không pha hoặc chỉ pha một chút ít nilon để việc phân hủy diễn ra nhanh chóng hơn.
Kiêng để mèo nhảy qua quan tài hoặc xác người chết
Người ta thường thay nhau ngồi canh quan tài hoặc thi hài người chết để tỏ lòng thương tiếc và cũng là tránh không cho mèo nhảy qua xác người chết (đặc biệt là mèo đen), tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng” - người chết đột nhiên ngồi bật dậy.
Kiêng để nước mắt rơi vào người chết
Trong quá trình khâm liệm, người ta thường không cho người nhà trực tiếp làm vì sợ do quá đau buồn và thương xót mà khóc lóc làm rơi nước mắt vào thân thể người chết. Điều này sẽ làm cho người đã khuất lưu luyến, không được siêu thoát, ra đi không thanh thản.
Không dùng gỗ cây liễu để đóng quan tài
Cây liễu là loài cây không có hạt nên theo quan niệm dân gian thì người ta kỵ dùng gỗ cây liễu để đóng quan tài vì sợ đời sau không có người nối dõi. Tốt nhất là nên dùng gỗ tùng hoặc bách để đóng quan tài.
Chọn giờ phát tang, giờ “ra đồng”, chọn vị trí chôn cất
Để tránh những điều không may xảy ra, người Việt nam thường rất coi trọng chuyện xem ngày, giờ phát tang, giờ đưa linh cữu người chết “ra đồng” và giờ hạ huyệt. Bên cạnh đó, vị trí chôn cất, đào huyệt hộ cũng cần phải xem kỹ để tránh việc ảnh hưởng xấu tới con cháu đời sau, hay người thân, người nhà.
tang gia |
Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu
Khi khiêng linh cữu phải nhẹ nhàng và cẩn thận, để giữ cho thi hài người chết được nằm yên chình vì vậy người khiêng phải đi thật chậm, đây cũng là thể hiện sự lưu luyến với người mất.
Cấm kỵ sau khi hạ huyệt, không được quay đầu lại
Người thân hoặc người dự đám đang, sau khi hạ huyệt linh cữu người đã mất và ra về thì không được quay đầu trở lại bởi theo quan niệm dân gian, nếu quay đầu lại thì linh hồn người đã khuất sẽ theo người sống về nhà.
Người mới chết không được thờ chung trên bàn thờ với tổ tiên
Khi lập bàn thờ cho người mới chết phải lập riêng, không được thờ chung bát hương với tổ tiên. Việc này thuận tiện cho việc cúng bái hàng ngày cho tới khi qua thất tuần và cũng do thân thể người mới mất chưa phân hủy hết nên không được thờ chung.
Tránh tới nhà người khác trong thời gian để tang
Trong thời gian để tang, những người trong gia đình cần tránh tới nhà người khác như họ hàng, hàng xóm, bạn bè… vì như vậy là sẽ đem lại xui rủi cho nhà đó, đặc biệt là vào dịp Tết, và những gia đình có người bị bệnh.
Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ
Sau khi chôn cất được ba ngày thì người ta sẽ làm lễ mở cửa mả. Sau lễ này thì tuyệt đối không được đắp mộ hay động cuốc thuổng vào mộ. Điều này để tránh việc mồ mả bị sập, động tới người chết trong thời gian áo quan và thi hài đang phân hủy. Con cháu khi thắp mộ hương chỉ được lấy đất đắp và tuyệt đối tránh việc trèo lên mộ.
Ở những gia đình mà có người già mất, chập tối phải đóng cửa
Theo tín ngưỡng dân gian, ở những gia đình mà có người già mất, chập tối phải đóng cửa, kiêng trả lời nếu chưa nhận tiếng gọi người đứng ngoài cổng. Sở dĩ như vậy là do người mất, đặc biệt là người già mới mất còn quyến luyến con cháu, tối về gọi con cháu và sẽ bắt theo những ai thưa.
Trong thời gian chịu tang, kiêng làm đám cưới
Nếu người mất trong gia đình là bố hoặc mẹ thì trong thời gian chịu tang, người con kiêng việc kết hôn nhằm tỏ lòng kính trọng, tiếc thương cha mẹ. Theo quan niệm, thời gian để tang là 3 năm nhưng ngày nay, việc kiêng cữ không còn kiêng cữ kỹ lưỡng, sau giỗ đầu thì người con có thể kết hôn.
Kiêng để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng
Thông thường, các gia đình thường xem ngày, giờ để cải táng (sang cát). Việc cải táng luôn được thực hiện về đêm để tránh ánh sáng mặt trời vì có nhiều trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào, thi thể sẽ rữa ngay và teo lại.
► Mời các bạn khám phá thế giới tâm linh huyền bí bốn phương có thật |
Theo Tinchieu