Tỉa chân nhang bàn thờ ngày Tết gây mất lộc, đúng hay không, hãy cùng Lichngaytot.com tìm câu trả lời đúng đắn nhất nhé!
Vào mỗi dịp cuối năm Tết đến xuân về, các gia đình đều tiến hành dọn dẹp và sửa sang lại nhà cửa sạch sẽ để đón chào một năm mới may mắn, nhiều tài lộc. Trong đó, việc tỉa bát hương và tân trang lại bàn thờ gia tiên được người Việt rất coi trọng.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình lại có quan niệm rằng, không nên hóa và tỉa chân nhang bàn thờ ngày Tết, dịp cuối năm vì như vậy sẽ mất lộc, tiên tan tài sản, đánh mất sự hưng thịnh đang có. Họ cho rằng, bát hương càng đầy, càng um tùm thì càng linh. Chân hương được lưu trữ từ năm này qua năm khác, xếp tầng tầng lớp lớp, hương tàn cuốn lại thành vòng tròn càng nhiều thì gia chủ sẽ càng có nhiều tài lộc và may mắn.
Đây là quan niệm sai lầm, sự mê tín quá đà. Điều này cũng nhằm thể hiện sự khoe khoang chứng tỏ tín chủ là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng được tổ tiên phù hộ cho nhiều lộc.
Cũng bàn về vấn đề này, ông Vũ Thế Khanh – Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học Công nghệ và tin học ứng dụng UIA - cho rằng, quan niệm này cũng chỉ là suy đoán. Trong việc dọn dẹp bàn thờ ngày Tết thì việc tỉa chân hương là việc quan trọng nhất. Mỗi năm ít nhất một lần, các gia đình nên tỉa các chân nhang ở bát hương chứ không nên để nhiều vì như vậy bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi và dơ bẩn, nguy cơ hỏa hoạn có thể xảy ra.
Một quan niệm sai lầm nữa mà nhiều người mắc phải là cho rằng, chỉ được tỉa chân hương sau ngày Ông Công Ông Táo xong, tuyệt đối không được động và tỉa bát hương trong năm trước ngày 23 tháng Chạp. Theo GS Nguyễn Tiến Đích, nguyên Viện trưởng Viện KHCN Bộ Xây dựng khẳng định, mọi nhà đều có thể tự hóa chân hương khi bát hương đã đầy, không nhất thiết phải chờ đến ngày Tết.
Để bát hương đầy ắp chân nhang và không thường xuyên lau dọn bàn thờ có thể khiến gia chủ gặp vận hạn chứ không phải là cách thể hiện sự tín tâm, chăm thắp
Theo quan niệm tâm linh truyền thống, bát hương được xem là biểu tượng linh thiêng trên bàn thờ. Không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất, mà hơn hết, bát hương là biểu tượng của văn hóa, có giá trị rất lớn về mặt tinh thần. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng nhớ, tưởng niệm, tỏ tâm hiếu nghĩa, tri ân cũng như ước nguyện của con cái đối với ông bà tổ tiên, của gia chủ đối với thần linh.
Do đó, bát hương và bàn thờ gia tiên luôn luôn cần được sạch sẽ, thơm tho để tỏ lòng thành kính, đồng thời tránh việc rơi vào hình thức bề ngoài, các thủ tục rườm rà không đáng có.
Khi tiến hành tỉa chân nhang bàn thờ ngày Tết, không nên rút chân hương thành nắm to rồi cầm cả bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài. Bởi theo quan niệm dân gian như vậy sẽ tán tài. Chân nhang tỉa xong thường đốt rồi thu gọn tro thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên vứt chân nhang và các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc những nơi ô uế.