Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

23 tháng Chạp dọn bàn thờ, tỉa chân nhang sao cho đúng cách, đón thêm tài lộc về nhà

Thứ Năm, 20/01/2022 09:46 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Năm hết Tết đến, ngoài việc dọn dẹp nhà cửa thì dọn bàn thờ cũng là điều cực kì quan trọng. Người ta thường dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp, nhưng bạn đã biết hết những điều nên làm khi dọn bàn thờ ngày này để đón thêm tài lộc về nhà chưa?
 

1. Tại sao phải dọn bàn thờ ngày Tết?

 
Dọn bàn thờ, vệ sinh bát hương, tỉa chân nhang… là những điều nên làm khi Tết đến xuân về. Đã thành lệ, nhiều gia đình thường dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp – khi ông Công ông Táo về chầu trời. Việc này phải được làm một cách thành kính và cẩn trọng, bởi nó thể hiện tín ngưỡng tâm linh của người Việt ta.
  

Bàn thờ được dọn dẹp sạch sẽ chẳng những để nhà cửa sạch đẹp, mà quan trọng hơn là mời thần linh cùng ông bà tổ tiên về ăn Tết, chứng giám cho tấm lòng thành của con cháu và phù hộ cho mọi người trong gia đình một năm mới an khang hạnh phúc.

don ban tho ngay 23 thang chap sao cho dung
 
 
Dọn bàn thờ, tỉa chân nhang không có nguồn gốc hay điển tích gì xa xưa mà đơn giản chỉ là công việc dọn dẹp bình thường, loại bỏ phần thừa thãi ở đây là chân hương – phần còn lại của nén hương sau khi cháy hết phần tỏa hương. Lau bát hương, tỉa chân hương sẽ giúp cho ban thờ sạch sẽ, tỏ lòng thành kính của con cháu.
 
Tất nhiên cũng có nhiều quan điểm trái ngược trong việc tỉa chân nhang, bởi có người lại cho rằng một bát hương đầy đặn với nhiều chân hương chính là chứng tích thể hiện tấm lòng của con cháu với thần linh, tiên tổ. Bát hương càng đầy đặn thì càng mang tưới nhiều phúc lộc. Song cũng có nhiều người lại có thói quen dọn dẹp ban thờ ngay sau mỗi lần thắp hương, không để bát hương quá đầy mà chú trọng bát hương quang đãng để không che mắt thần linh, tiên tổ về chứng giám.
 
Trong quá trình dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp, việc lau bát hương, tỉa chân hương được đặt lên hàng đầu. Thường thì sau lễ cúng ông Công ông Táo là thích hợp nhất để tiến hành công cuộc dọn dẹp này. 
 
Các gia đình thường lựa chọn người cẩn thận và có tâm trong việc thờ cúng trong nhà để dọn bàn thờ. Trước khi tiến hành dọn dẹp, người được chọn phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề, luôn thành tâm khi làm việc.

don ban tho dung cach de don loc ve nha
 
 
Theo quan niệm xưa, trước khi dọn bàn thờ lẫn sau khi hoàn thành, đều phải có nén nhang thành cẩn xin phép các cụ, thông báo về việc dọn dẹp sắp tới, mời các cụ “tạm lánh” cho con cháu dọn dẹp. Thậm chí, nhiều gia đình cẩn thận còn soạn sửa lễ vật để xin phép nữa.
 

2. Dọn bàn thờ, tỉa chân nhang ngày Tết thế nào cho đúng?

 
Nhiều nơi cho rằng cần giữ yên tĩnh tuyệt đối cho bát hương, không được xê dịch, di chuyển, làm vận trình gia đình trở nên bất ổn. Gia chủ chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đèn nến, đỉnh đồng… chứ tuyệt đối không được đụng đến bát hương hay bài vị đã đặt ở trên ban thờ.
 
Tuy nhiên phong tục mỗi nơi mỗi khác, có nhiều nơi lại cho rằng việc di chuyển bát hương để lau chùi không có gì phạm kỵ, bởi trước đó đã dâng hương xin phép. Gia chủ sẽ dùng nước sạch pha rượu hoặc gừng, nước hoa để lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ, tẩy uế. 
 
Việc tỉa chân nhang hay lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp cần phải tiến hành trong sự nghiêm cẩn, thành kính, không được cười đùa, cũng không được ngắt quãng để làm việc khác. 
 
Sau khi dâng hương xin phép, gia chủ sẽ nhẹ nhàng rút từng chân hương, đến khi còn lại số chân hương đẹp nhất, thường là số lẻ như 3, 5, 7, 9… Những chân hương đã rút ra nên mang đi hóa, tro đem đổ xuống sông hồ hoặc vùi vào gốc cây.
 
Với bát nhang không dùng đến nữa như bát nhang của ban thờ vong, không được vứt bỏ bừa bãi mà cũng phải thả xuống sông suối, nếu có thể thì đặt trên miếng xốp, miếng gỗ nổi. Những điều này cần làm với tâm thành kính, làm đúng cách thì dọn bàn thờ ngày Tết sẽ đón thêm tài lộc, nếu không theo dân gian truyền lại, bát hương bị đối xử không tốt sẽ mang tới vận xui cho gia chủ.
 
Khi dọn bàn thờ, muốn thay tro trong bát hương thì tốt nhất nên dùng tro rơm nếp cho sạch sẽ, cốt bát hương phải giữ lại, nếu vứt đi tức là vứt bỏ hết tài lộc trong nhà. Còn nếu gia chủ muốn thay bát hương mới thì nên chờ tới lễ đầu xuân cúng tạ đất, nhờ thầy đến làm phép giúp.

Khi thay bát hương mới có thể giữ lại cốt bát hương cũ nếu còn hoặc nhờ thầy viết lại. Bát hương mới phải phù hợp với ban thờ, dùng tro rơm nếp cho vào bát hương, lại dùng cành tre có lá nhỏ nhúng vào bát nước gừng tươi giã hòa cùng nước lã hoặc rượu trắng vẩy vào bát hương để tẩy uế.
 
Đừng quên tham khảo:
  
 

Tin cùng chuyên mục

X